Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao trên các trạng thái rừng Vườn Quốc gia Phousabot Poungchoong
4.1.2. Thành phần và hệ số quan trọng loài trên các trạng thái rừng
Kết quả điều tra, xác đinh thành phần loài cây trên 3 trạng thái rừng tại vùng lõi, Vườn Quốc gia đã ghi nhận được số lượng loài cây và hệ số quan trọng từng loài được thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thành phần và hệ số quan trọng loài trong các trạng thái rừng TT
Tên loài cây
Ni (%) Gi (%) IV (%)
Việt Nam Khoa học Lào
A. Trạng thái rừng giàu (I +II) 39 loài 100 100 100
I 5 loài
41,6 50,83 42,8 1 Thông hai lá Pinus merkusii Paek sorng bai 16,29 17,51 12,5 2 Quế lợn Cinnamomum iners Sa chouang 6,76 12,34 9,55 3 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum Hing horm 6,24 9,97 8,1 4 Côm lá kèm Elaeocarpus stipularis Moun 7,8 6,97 7,38 5 Dẻ gai nhím Castanopsis tribuloides Ko keut 4,51 4,04 5,27
II 34 loài khác
58,4 49,17 57,2 B. Trạng thái rừng trung bình (I +II): 37 loài 100 100 100
TT
Tên loài cây
Ni (%) Gi (%) IV (%)
Việt Nam Khoa học Lào
I 6 loài
45,87 56,29 49,85 1 Thông ba lá Pinus kesiya Paek 14,92 17,01 12,96 2
Trâm mốc
Syzygium cumini (Eugenia
cumini) Mak Wa 7,57 13,37 10,63
3 Vối thuốc răng cưa Schima wallichii Mi 4,9 10,11 8,59 4 Pơ mu
Fokienia hodginsii (F. kawai, Cupressus
Long
leng 7,8 6,86 7,47 5
Dẻ gai
nhím Castanopsis tribuloides Ko keut 5,35 4,82 5,19 6 Cẩm quỳ Bauhinia variegata Dork Ban 5,35 4,82 5,19 II 31 loài khác 54,13 43,71 50,15
C. Trạng thái rừng nghèo (I+II): 47 Loài 100 100 100
I 7 loài
58,13 62,66 62,87 1 Dẻ gai Castanopsis ceracantha Ko moog 12,5 10,39 11,45 2 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum Hing horm 12,5 10,00 11,25 3 Thông hai lá Pinus merkusii Paek sorng bai 8,33 10,82 9,57 4 Sồi Quercus poilanei Ko xay 8,13 10,22 9,21 5 Thầu Táu Lông Aporosa villosa Muat 7,17 9,84 8,76 6 Trâm mốc Syzygium cumini Mak Wa 5,33 5,79 7,29 7 Vối thuốc răng cưa Schima wallichii Mi 4,17 5,6 5,34 II 40 loài khác 41,87 37,34 37,13
Trong đó: Ni%: là tỷ lệ % số cây của loài i so với tổng số cây (N)/ha.
Gi%: là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang (G)/ha. IV %: là chỉ số quan trọng của loài (i)/ha.
Thành phần loài cây cao trên các trạng thái đã được nghi nhận có sự khác nhau đáng kể. Số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành và loài cây tham gia cũng có sự khác nhau giữa các trạng thái rừng tại vùng lõi. Sự khác nhau về thành phần loài và số lượng từng loài cây tham gia vào công thức tổ thành được phân tích và nhận xét chi tiết dưới đây:
Nhận xét: Thành phần loài cây cao trên 3 trạng thái đã ghi nhật được 49 loài thuộc 31 họ thực vật. So với các nghiên cứu của các tác giả tại một số Vườn Quốc gia, khu bảo tồn của Lào thì số lượng cây cao trên 3 trạng thái vùng lõi đạt mức trung bình và thấp (53 loài). Nghiên cứu về thành phần cây cao tại Vườn Quốc gia Năm Pui trên trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng trung bình số lượng cây cao dao động từ 56 đến 82 loài, tùy thuộc vào vị trí OTC trên trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo kiệt (Buonphanh và CS,2019).
Nghiên cứu về số lượng loài cây cao tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay đã ghi nhật được số lượng loài cây tái sinh trên các trạng thái khoảng 145 loài thuộc 62 họ thực vật khác nhau (Metmany Soukhavong et al, 2013). Số lượng cây tái sinh tại khu bảo tồn Nai Cà Tông, tỉnh Savannakhet, tổng số loài cây tái sinh đã ghi nhận được từ 56 đến 103 loài thuộc 58 họ thực vật (Phiapalath, P et al, 2018a; Phiapalath, Pet al, 2018b). Nghiên cứu tại khu rừng Montane ở Sarawak, Borneo đã ghi nhận được số lượng loài 151 loài thuộc 40 họ và 68 chi thực vật khác nhau (Roland Kueh Jui Heng et al, 2017). Với số lượng cây cao tại Vườn Quốc gia Phousabot Poungchoong thấp hơn so với các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn khác tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và một số khu nghiên cứu khác là do các đặc điểm tự nhiên, và thành phần loài cây phân bố, khu vực nghiên cứu có đặc trưng phân bố là cây lá kim (một số loài thông, hoàng đàn, thông tre, v.v), khí hậu đặc trưng vùng Bắc Lào, độ cao
tuyệt đối so với mực nước biển cao, khí hậu khắc nhiệt hơn so với các VQG khác ở vùng Miền Nam và Trung Lào (Phiapalath, Pet al, 2018b)
Sự khác nhau về thành phần loài cây tái sinh và tên loài cây tham gia vào công thức tổ thành được mô tả chi tiết dưới đây:
* Trạng thái rừng giàu
- Tổng số loài thực vật được ghi nhận là 39 loài, các loài chính gồm:
Thông hai lá (Pinus merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai); Quế lợn (Cinnamomum iners) (Sa chouang); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm); Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis (E. siamensis)) (Moun), v.v.
- Tổng số 39 loài được ghi nhận thuộc 14 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ưu thế là: họ Dẻ (Fabaceae), có 6 loài. Họ thông (Pinaceae) , có 2 loài. Họ thông tre (Podocarpaceae), có 3 loài, v.v.
- Chỉ số quan trọng loài
Chỉ số quan trọng loài (IV %). Trong tổng số 39 loài thực vật hiện tại trên kiểu rừng giàu tại khu vực nghiên cứu, loài nào có chỉ số quan trọng càng cao là loài đó có số lượng cá thể chiếm càng lớn. Loài có chỉ số quan trọng trong khoảng 5 ≤ IV ≤ 50 được coi là loài ưu hợp, đặc biệt loài có chỉ số IV > 50 % được coi là loài ưu trội, được tham gia vào công thức tổ thành hoặc đặt tên của loài đó cho quần xã thực vật của kiểu rừng loài phân bố tự nhiên. Kết quả tính toán (bảng 4.2) cho thấy: trong tổng số 39 loài thực vật được ghi nhận trên trạng thái rừng giàu, có 5 loài có hệ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, trạng thái rừng giàu tại Vườn Quốc gia có 5 loài ưu thế đó là: Thông hai lá (Pinus merkusii) tiếng Lào (Paek sorng bai) thuộc họ Thông; Quế lợn (Cinnamomum iners) (Sa chouang), thuộc họ Nguyệt quế; Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm), thuộc họ Thông tre; Côm lá kèm (Elaeocarpus stipularis)(Moun), thuộc họ Côm và Dẻ gia nhím (Castanopsis tribuloides) (Ko keut) thuộc họ Dẻ.
Dựa vào hệ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên trạng thái rừng giàu được thiết lập như sau:
Công thức tổ thành
12,5Thl + 9,55Ql + 8,1Hđg +7,38Clk + 5,27Dgn + 57,20CLK
Trong đó: Thbl: Thông hai lá; Ql: Quế lợn; Hđg: Hoàng đàn giả; Clk: Côm lá kè; Dgn: Dẻ gai nhím; và CLK: Các loài khá.
Như vậy, trạng thái rừng giàu vùng lõi Vườn Quốc gia, loài cây ưu hợp là: Thông ha lá, Quế lơn, Hoàng đản giả, Côm lá kèm và Dẻ gai nhím.
* Trạng thái rừng trung bình
- Tổng số loài thực vật được ghi nhận trên trạng thái rừng trung bình là 37 loài, các loài chính gồm: Thông ba lá (Pinus kesiya) tên Lào (Paek); Trâm mốc (Syzygium cumini.); Vối thuốc răng cưa (Schima wallichii), Pơ mu (Fokienia hodginsii ), v.v.
- Trong tổng số 37 loài đã được ghi nhận thuộc 22 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài lớn là: họ Đậu (Fabaceae), có 2 loài, họ Dẻ (Fagaceae), có 3 loài, họ Hoàng đàn (Cupressaceae), có 3 loài, họ Thông tre, Thông, họ Nguyệt quế có 2 loài, số họ còn lại có 1 loài.
- Chỉ số quan trọng loài
Kết quả tính toán (bảng 4.2) cho thấy: trong tổng số 37 loài, có 6 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Như vậy, trạng thái rừng trung bình tại Vườn Quốc gia có 6 loài ưu thế. Dựa vào hệ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên trạng thái rừng trung bình được thiết lập như sau:
Công thức tổ thành
12,96Tbl + 10,63 Tm + 8,59Vtrc + 7,47Pm + 5,19Dgn + 5,19Cq + 50,15CLK
Trong đó: Tbl: Thông ba lá; Tn: Trâm mốc; Vtrc: Vối thuốc răng cưa; Pm:
Pơ mu; Dgn: Dẻ gai nhím; Cq: Cẩm quỳ và CLK: Các loài khá.
Như vậy, trạng thái rừng trung bình vùng lõi Vườn Quốc gia, loài cây ưu hợp là: Thông ba lá, Trâm mốc, Vối thuốc răng cưa, Pơ mu, Dẻ gai nhím, Cẩm quỳ.
* Trạng thái rừng nghèo
- Tổng số loài thực vật được ghi nhận trên trạng thái rừng nghèo là 47 loài, các loài chính gồm: Dẻ gai (Castanopsis ceracantha) tên Lào (Ko moog); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum) (Hing horm); Thông hai lá (Pinus merkusii) (Paek sorng bai),v.v.
- Trong tổng số 47 loài đã được ghi nhận thuộc 22 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài lớn như: Dẻ (Fabaceae), có 4 loài. Họ Thông ( Pinaceae), có 2 loài. Họ Thông tre (Podocarpaceae), có 2 loài. Họ Nguyệt quế có 2 loài. Số họ còn lại có từ 2 đến 1 loài.
- Chỉ số quan trọng loài
Kết quả tính toán ( bảng 4.2) cho thấy: trong tổng số 47 loài, có 7 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Dựa vào hệ số quan trọng loài, công thức tổ thành loài cây trên trạng thái rừng nghèo được thiết lập như sau:
Công thức tổ thành
11,45Dg + 11,25Hđg + 9,57Thl + 9,21S + 8,76Ttl + 7,29Tm +5,34Vtrc + 37,13CLK
Trong đó: Dg: Dẻ gai; Hđg: Hoàng đan giả; Thl: Thông hai lá; S: Sồi;
Ttl: Thầu táu lông; Tm: Trâm mốc; Vtrc: Vối thuốc răng cưa và CLK:
Các loài khá.
Như vậy, trạng thái rừng ngheo vùng lõi Vườn Quốc gia, loài cây ưu hợp là: Dẻ gia; Hoàng đàn giả; Thông hai lá, Sối; Thẩu tấu lông; Trâm mốc, Vối thuốc răng cưa,..