Cấu trúc tầng thứ tầng cây cao trên các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia Phousabot – Poung choong tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 54 - 57)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao trên các trạng thái rừng Vườn Quốc gia Phousabot Poungchoong

4.1.5. Cấu trúc tầng thứ tầng cây cao trên các trạng thái rừng

Sự phân bố không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành trên mỗi một trạng thái rừng tại vùng lõi. Dựa vào đặc tính sinh thái học các loài cây tham gia công thức tổ thành, tầng tán chính (cấp chiều cao bình quân trên từng trạng thái rừng) và qua thực tế điều tra, luận văn đã phân chia tầng tán cho các trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia. Kết quả phân chia được tổng hợp trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Cấu trúc tầng thức trên các trạng thái rừng vùng lõi, Vườn Quốc gia

TT Trạng thái

Cấu trúc tầng thứ theo cấp chiều cao cây (m) Tầng Vƣợt

tán

Tầng tán chính (Hvn bình quân)

Tầng dưới tán

Lớp cây tái sinh, cây bụi 1 Rừng giàu > 15 m

13 - 15 m < 13 m 0,5 -5 m 2 Rừng trung bình > 15 m 12 - 15 m < 12 m 0,5 -5 m 3 Rừng nghèo > 12 m 10 - 12 m < 10 m 0,5 -5 m

Về cấu trúc tầng thứ, 3 trạng thái rừng tại vùng lõi, Vườn Quốc gia có 3 cấp tầng thứ và một lớp thuộc các loài cây tái sinh và cây bụi. Về số cấp tầng thứ, các trạng thái khác nhau đều có số cấp tầng thứ giống nhau. Tuy nhiên chiều cao, thành phần loài cây chính của từng tầng thứ trên mỗi trạng thái có khác nhau.

- Về chiều cao: trạng thái rừng nghèo có chiều cao thuộc tầng tán chính (chiều cao bình quân trạng thái) thấp nhất, ở tầng tán chính, số cây có chiều cao từ 10 – 12 thuộc tầng tán chính. Trạng thái rừng giàu, tầng tán

chính bao gồm những cây có chiều cao từ 13 – 15m. Tương tự ở tầng vượt tán và tầng dưới tán, cây có chiều cao ở trạng thái rừng giàu cũng cao hơn so với các trạng thái khác. Tỷ lệ số cây theo cấp chiều cao tương ứng với mỗi tầng thứ trên 3 trạng thái rừng được thể hiện trên hình 4.3.

Hình 4.3. Tỷ lệ phân bố số cây theo tầng thứ

Các trạng thái rừng khác nhau, tỷ lệ phân bố số cây theo cấp tầng thứ khác nhua, ở tầng tán chính (cấp chiều cao bình quân), số lượng loài cây có chiều cao bình quân là nhiều nhất, chiếm khoảng từ 40 -50%. Số cây phân bố ở tầng dưới tán chính, chiếm khoảng 25 -35%. Số còn lại phân bố ở tầng vươt tán.

- Về loài cây tham gia vào từng tầng tán trên các trạng thái rừng + Trạng thái rừng giàu

(i). Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục là các loài cây họ Dầu, họ Dẻ, họ Đậu.

(ii).Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục gồm các loài thuộc họ Thông, họ Thông tre, họ Đậu và các loài cây cao trong 29 họ còn lại đã được nghi nhân.

(iii). Tầng dưới tán: Gồm những cây gỗ ưa bóng thuộc họ sung,

(iv). Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi gồm: Các loài thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

+ Rừng trung bình

(i). Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục là các loài cây họ Dầu, họ Đào lộn hột, họ Đậu.

(ii).Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên tục gồm các loài Trám lá đỏ, Trâm mốc, Thông ba lá, Thông 2 lá, Thông tre và các loài cây cao trong 29 họ còn lại đã được nghi nhân.

(iii). Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng như sung, vả, ngái.

(iv). Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi gồm: Các loài thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

(v). Thực vật ngoại tầng, gồm các loài cây dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae) họ Na (Annonaceae).

+ Rừng nghèo

(i). Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục là các loài cây họ Dầu và một số loài như Kháo mỡ vàng, Bách xanh.

(ii).Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên tục gồm các loài Thông ba lá, Thông 2 lá, Bới lời đỏ, Cáng lò, Côm lá kèm và các loài cây cao còn lại đã được nghi nhân.

(iii). Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng như Mạ sưa, Đu đủ rừng, Dọc, Đa lá lệch.

(iv). Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi gồm: Các loài thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng hỗn giao cây lá kim và cây rá rộng tại vườn quốc gia Phousabot – Poung choong tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)