Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh
Viện nghiên cứu Lâm nghiệp đã nghiên cứu về tái sinh tại tỉnh Savanakhet cho thấy cây tái sinh bình quân đạt 9.000 -10.000 cây/ha từ cây mạ cho tới cây có đường kính dưới 10 cm. Cây tái sinh bị phân hóa mạnh, dưới tán rừng già khó tìm thấy cây con của một số loài ưu thế tầng trên (dẫn theo Cục Lâm nghiệp (2010) [32]).
Cục Lâm nghiệp (2011) [33], nghiên cứu khoa học tại tỉnh Khammuon
đã cho kết quả phương thức khai thác chọn đã có tác dụng thúc đẩy tái sinh thông qua việc mở tán rừng sau mỗi lần khai thác, do đó số loài và số lượng cây tái sinh phong phú hơn rừng nguyên sinh.
Theo nghiên cứu của phòng Điều tra quy hoạch rừng thuộc Cục Lâm nghiệp (2009) [31], cho biết mật độ cây gỗ tái sinh của trạng thái rừng giàu biến động tùy theo từng vùng, khoảng 600 - 9000 cây/ha. Trạng thái rừng trung bình thường có mật độ cây cao hơn so với rừng giàu. Rừng phục hồi thường xanh có mật độ cây tái sinh cao hơn so với rừng nửa rụng lá và rụng lá.
Sovu et al (2009)[43], Sovu (2011) [44], tiến hành nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng lá rộng thường xanh hỗn loài tại Na Po và Nong Boa, huyện Sang Thong, Thủ đô Viêng chăn cho thấy chiều cao (HVN) bình quân 12,3m, thể tích (M) bình quân 44,80m3/ha, diện tích tiết diện ngang (G) bình quân 6,78m2/ha và số loài bình quân 10 loài/ha.
Những nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay
Ngay từ ngày thành lập, năm 1993, bên cạnh việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thực, động vật rừng tại Vườn Quốc gia các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn cũng đã được tiến hành. Hướng nghiên cứu và các nội dung được tập trung vào những lĩnh vực sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh khammuon và Cục Lâm nghiệp , (2010) [32], Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây như: Trâm vối, Sâng, Chặc kế, Dui, Phay, Chò chỉ, Gỗ đỏ, Giáng hương, Sau sau, Gụ mật, Bằng lăng, v.v. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, số loài cây nghiên cứu sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiệp lập địa tại khu vực nghiên cứu.
Metmany Soukhavonget al,., (2013) [37], nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm cấu trúc rừng ở khu vực bản Ban Hat Khai, Vườn Quốc gia theo một hợp phần dự án điều tra được tài trợ bởi Dự án IRD-FOF. Kết quả nghiên cứu, tác giả đã nghi nhận khu vực nghiên cứu số loài thực vật phân bố tự nhiên cao, 145 loài, thuộc 62 họ. Thành phần loài thực vật họ Dầu
(Dipterocarpaceae) là những loài chiếm ưu thế tại khu vực. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ đại diện cho một khu vực nhỏ trong Vườn Quốc gia, không mang tính đại diện về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng.
Khamvongsa Southi, (2014) [9], Nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay. Kết quả nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ tại Vườn Quốc gia đã nghi nhận được 165 loài, 6l họ và 03 ngành thực vật cho LSNG tại VQG Phou Khao Khouay. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermatophya) là ngành có sự đa dạng về số loài nhiều nhất với 95,7%
tổng số loài thực vật cho LSNG ghi nhận được trong đợt điều tra. Dạng sống của các loài thực vật cho LSNG được chia ra 4 dạng cơ bản là: dạng thân gỗ, thân thảo, dây leo và thân bụi. Trong số đó, dạng sống thân gỗ và thân thảo là đặc trưng của khu vực (cả hai dạng sống này chiếm 76,9% tông số loài thực vật cho LSNG điều tra được). Hiện tại, cộng đồng địa phương tại VQG Phou Khao Khouay đang sử dụng LSNG theo các mục đích: làm dược liệu, làm cảnh, rau ăn, đỗ gia dụng, gia vị, nhựa, sợi, tinh dầu. Trong đó, thực vật sử dụng vào mục đích dược liệu là chủ yếu với 100 loài (chiếm 60,6% tổng số loài được ghi nhận). Các bộ phận được sử dụng khá đa dạng gồm cả thân, lá, nhựa, củ, quả.
Phimpasone Vilay, (2016) [14], Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc cho một số trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay. Tác giả đã phân loại trạng thái rừng theo Loeschau, kết quả khu vực nghiên cứu có hai trạng thái gồm trạng thái IIIb và trạng thái IV.
Về đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao
- Công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV% có số loài cây tham gia công thức tổ thành và số loài cây chiếm ưu thế trong công thức tổ thành thường cao hơn so với công thức tổ thành theo số cây. Một số loài có mật trong công thức tổ thành theo chỉ tiêu N% nhưng lại không có mặt trong công thức tổ thành tính theo IV%.
- Các khu vực nghiên cứu khác nhau có có sự khác biệt về mức độ đa dạng và sự đồng đều số lượng cá thể của mỗi loài trong các ô tiêu chuẩn nghiên cứu cũng khác nhau.
Về đặc điểm tái sinh rừng
- Số loài tham gia công thức tổ thành: dao động từ 3 đến 5 loài, trung bình là 4 loài. Số loài cây ưu thế: dao động từ 2 đến 3 loài, trung bình là 3 loài. Các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Sao, Re, Căm xe, Trâm với, Trưởng quánh, Gụ mật. Dầu, v.v. Loài Sao vẫn chiếm ưu thế lớn nhất và xuất biện trong 100% số ô tiêu chuẩn điều tra.
- Mật độ cây tái sinh triển vọng bình quân đều lớn hơn 1000 cây/ha. Điều này rất thuận lợi để tầng cây tái sinh có thể chuyển cấp thành công lên tầng cây cao.
- Phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là một thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên. Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ rất lớn 96,5% còn lại 3,5% là tỳ lệ cây tải sinh có nguồn gốc từ chồi.
Sysouvanh Syvolavong, (2019) [20], Nghiên cứu thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Phou Khao Khouay. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra:
- Phou Khao Khouay tọa lạc trên một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Địa giới hành chính Vườn Quốc gia nằm trên 3 tỉnh Bắc Lào. Có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi như đường Quốc lộ 13, Quốc lộ 15 và còn nhiều đường tỉnh lộ khác như đường Thabok đi qua khu Vườn Quốc gia tới Muang Hom, Long Xan,... Phương tiện giao thông đường bộ rất đa dạng loại hình dịch vụ từ xe bus công cộng, taxi đến xe giường nằm hạng sang.
- Phou Khao Khouay có tính đa dạng sinh học cao, hệ sinh vật ở đây rất phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Qua kết quả điều tra của các nhà khoa học cho thấy hệ sinh thái rừng ở Phou Khao Khouay
trong gồm có 126 loài thực vật thuộc 4 ngành: (i). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta); (ii). Ngành Dương xỉ (Polycopodiophyta); (iii). Ngành Hạt trần (Gymnospermae) và (iv). Ngành Hạt kín (Angiospermae) thuộc 53 họ thực vật. Tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ gồm có 165 loài thực vật, thuộc 61 họ và 3 ngành. Trong đó ngành hạt kín có số lượng loài và họ đại đa số chiếm 91,8%. Là nơi tập trung của trên 180 loài thú, 200 loài chim và gần 26 loài bò sát, 122 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như Voọc xám, Vượn đen, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Báo gấm, Gấu ngựa, Sói đỏ, Sóc bay, Voi,v.v.
- Với những cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ của tạo hóa ban tặng, Phou Khao Khouay không chỉ có những điểm, tuyến du lịch sinh thái rất nổi bật, có tiếng vang trong khu vực mà còn có các điểm, tuyến du lịch mới rất tiềm năng, hữu ích cho khai thác không chỉ ở hiện nay mà còn cho mai sau như:
Đài quan sát voi hoang dã, thác nước đôi Tad xay, Tad pha, đền thờ Wat Phabath, lăng mộ Wat phonsan, thác nước Phou Khao Khouay,...
Phiapalath, P et al (2018a), (2018b) [38],[39], cũng có những báo cáo tổng quát về đa dạng sinh học trên các Vườn Quốc gai của Lào, trong bố có Vườn quốc gia Phoa Khao Khouay, tác giả nhận định, Vườn Quốc gia Phou Khao Khouay là trung tâm đa dạng bậc nhất, được xếp vào nhóm I trong các Vườn Quốc gia của Loài với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.