Phẩm chất, nguồn gốc và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia Phou Khao Khouay, huyện Thapabat, tỉnh Bolikhamxay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 68 - 73)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao trên các trạng thái rừng Vườn Quốc gia

4.2.3. Phẩm chất, nguồn gốc và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng

4.2.3.1. Phẩm chất cây tái sinh

Phẩm chất (PC) cây tái sinh là những chỉ tiêu quan trọng quyết định tới việc sinh trưởng và phát triển của cây rừng, tới tốc độ hình thành lên trạng thái rừng trong tương lai. Nếu trạng thái rừng nào đó có phẩm chất cây tái sinh tốt, chiếm tỷ lệ lớn thì tốc độ hình thành quần xã thực vật trong trạng thái rừng trong tương lai sẽ nhanh hơn so với trạng thái rừng có số lượng cây tái

sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ thấp. Trên cơ sơ thu thập về phẩm chất cây tái sinh, qua tính toán và đánh giá phẩm chất cây tái sinh trên từng trạng thái rừng tại huyện Thapabat, phẩm chất cây tái sinh được thể hiện trên hình 4.7.

Hình 4.7. Tỷ lệ cây tái sinh đạt và không đạt phẩm chất

Từ viết tắt trong hình 4.7 là: PC: Phẩm chất; RG: Rừng giàu; RTB:

Rừng trung bình; RN: Rừng nghèo; RNK: Rừng nghèo kiệt.

Câ y tái sinh đạt phẩm chất là những cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt.

Cây tái sinh không đạt phẩm chất là những cây có phẩm chất xấu

Nhận xét: Kết quả hình 4.2 cho thấy, cây tái sinh đạt phẩm chất là khá cao trên các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, cây đạt phẩm chất dao động từ 83 đến 92% tùy từng trạng thái. Cây tái sinh không đạt phẩm chất ở mức độ thấp (dưới 20%). Như vậy, với tỷ lệ cây đạt phẩm chất cao, đây là những loài cây trong tương lai sẽ thay thế tốt tầng cây cao nếu được bảo vệ tốt.

4.2.3.2. Nguồn gốc cây tái sinh trên các trạng thái

Nguồn gốc cây tái sinh (TS) quyết định đặc điểm và tính chất của các trạng thái rừng trong tương lai. Tái sinh chồi sẽ đảm bảo cho cây con trong quần xã thực vật rừng duy trì được đặc tính di truyền của cây bố mẹ, nhưng nhược điểm của nó là quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng diễn ra ngắn, nhanh thành thục và già cỗi. Tái sinh bằng hạt tạo ra quần xã thực vật có độ trẻ hóa cao, nhưng thời gian hình thành lên quần xã thực vật kéo dài.

Mỗi hình thức tái sinh đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, mỗi điều kiện lập địa sẽ có hình thức tái sinh phù hợp. Trên cơ sơ thu thập về nguồn gốc cây tái sinh và xử lý kết quả, lập bảng truy xuất nguồn gốc cây tái sinh, kết quả được thể hiện trên hình 4.8

Hình 4.8. Tỷ lệ nguồn gốc cây tái sinh

Các từ viết tắt trong hình 4.8 là: RG: Rừng giàu; RTB: Rừng trung bình;

RN: Rừng nghèo; RNK: Rừng nghèo kiệt.

Nhận xét: nguồn gốc cây tái sinh trên các trạng thái khác nhau có nguồn gốc cây tái sinh khác nhau. Ở trạng thái rừng giàu, tỷ lệ cây tái inh có nguồn gốc từ chồi cao nhất, chiếm 13,56%. Ở trạng thái rừng trung bình, tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm 6,44%. Ở hai trạng thái rừng nghèo và nghèo kiệt, không thấy có xuất hiện cây tái sinh có nguồn gốc từ chuồi, 100% cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt.

Trên các trạng thái rừng, nhìn chung nguồn gốc cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt là chủ yếu, số cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi thường xuất hệ trên gốc cây cằn cỗi, già, đổ trên trạng thái rừng giàu và rừng trung bình.

4.2.3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao phản ánh quy luật sinh trưởng

và phát triển của lớp cây tái sinh, qua đó đánh giá mức độ trưởng thành và tình hình phát triển của tầng cây cao trong tương lai. Thông qua quy luật này, có thể điều chỉnh mật độ và đề ra các giải pháp quản lý và các biện phát tác động kỹ thuật lâm sinh hợp lý. Việc nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo chiều cao sẽ đem lại hình ảnh rõ hơn về phân bố cây tái sinh theo chiều thẳng đứng.

Tùy thuộc vào từng cấp trữ lượng rừng và giai đoạn phát triển của rừng mà cây tái sinh có phân bố theo cấp chiều cao khác nhau. Kết quả tính toán phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng được thể hiện trên hình 4.9.

Hình 4.9. Tỷ lệ cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái rừng

Những từ viết tắt trong hình 4.9 là: Hts: chiều cao cây tái sinh theo từng cấp trên các trạng thái rừng; RG: Rừng giàu; RTB: Rừng trung bình; RN:

Rừng nghèo; RNK: Rừng nghèo kiệt.

Nhận xét: Các trạng thái rừng khác nhau, Tỷ lệ số cây tái sinh theo cấp chiều cao có khác nhau. Tỷ lệ trên các cấp cây tái sinh trong một trạng thái cũng khác nhau, mức độ khác nhau không theo một quy luật. Mức độ tỷ lệ cây tái sinh theo các cấp như sau:

Số cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp có chiều cao từ lớn hơn 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 2 m, tỷ lệ cây tái sinh chiếm trên 32 đến 43 % tổng số cây tái

sinh tùy từng trạng thái. Trạng thái có tỷ lệ cây tái sinh cao nhất trên cấp là trạng thái rừng nghèo kiệt (43,49%). Trạng thái có tỷ lệ cây tái sinh thấp nhất trong cấp là trạng thái rừng nghèo (32,61%).

Số cây tái sinh tập trung nhiều thứ 2 ở cấp có chiều cao dưới 1 m, tỷ lệ cây tái sinh chiếm từ 22 đến 27% (trừ trạng thái rừng nghèo kiệt, chiếm 6,72%).

Số cây tái sinh đúng thứ 3 tập trung ở cấp có chiều cao từ lớn hơn hoặc bằng 2 m đến thấp dưới 3 m.

Tỷ lệ số cây thấp nhât tập trung ở cấp có chiều cao lớn hơn 3 m.

4.2.3.4. Sự kế thừa thành phần cây tái sinh với tầng cây cao

Kết quả tính hệ số tương đồng thành phần loài cây tái sinh, cây tầng cao để so sánh thành phần loài cho các trạng thái rừng được tổng hợp trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tương đồng thành phần loài cây trên các trạng thái

Lớp cây tái sinh

Trạng thái Tầng cây cao

RG RTB RN RNK

RG 87,23

RTB 83,47

RN 61,93

RNK 56,85

Những từ viết tắt trong bảng 4.7 là: RG: Rừng giàu; RTB: Rừng trung bình; RN: Rừng nghèo; RNK: Rừng nghèo kiệt.

Nhận xét: Các trạng thái rừng khác nhau, tỷ lệ tương đồng giữa lớp cây tái sinh và tầng cây cao cũng khác nhau. Hệ số tương đồng giữa cây tái sinh và cây tầng cao đạt từ 56 đến 87%. Ở trạng thái rừng giàu, hệ số tương đồng đạt cao nhất (đạt 87,23%), trạng thái rừng trung bình đạt 83,47%, trạng thái rừng nghèo đạt 61,93% và trạng thái rừng nghèo kiệt đạt thấp nhất 56,83%. Ở trạng thái rừng nghèo kiệt có hệ số tương đồng thấp hơn là do đây là trạng thái rừng nghèo kiệt, số cây mẹ gieo giống đạt thành thục về sinh sản còn thấp nên số

cây có khả năng gieo giống thấp hơn, một số loài cây tái sinh mới xuất hiện là do quá trình gieo giống từ trạng thái rừng giàu, rừng trung bình do chim, thú, ăn quả mang hạt đến khu rừng có trạng thái nghèo và nghèo kiệt hoặt do hạt theo dòng nước, theo gió mang đến.

Với hệ số tương đồng như trên, có thể coi giữa lớp cây tái sinh và cây tầng cao trên cùng một tráng thái rừng là có sự giống nhau cao, có sự kế thừa thành phần loài cây cao trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia Phou Khao Khouay, huyện Thapabat, tỉnh Bolikhamxay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)