Phương pháp thu thập số tiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia Phou Khao Khouay, huyện Thapabat, tỉnh Bolikhamxay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 32 - 37)

Chương 2. MỤC TIỂU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp thu thập số tiệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp và kế thừa các báo cáo về hệ thực vật, hệ động vật, hệ côn trùng,v.v tại Vườn Quốc gia Phou Khoau Khouay.

- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội các địa phương cùng các tài liệu tham khảo về các vấn đề nghiên cứu của các tác giả người Lào đã nghiên cứu.

- Trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đổ hiện trạng tài nguyên rừng, chúng tôi sơ bộ tiến hành lập các tuyến và OTC điều tra trên bản đồ hiện trạng. Các tuyến, OTC điều tra bao quát toàn bộ các dạng địa hình và các trạng thái rừng.

Dựa trên kết quả thu thập được trên các tuyển điều tra về trạng thái rừng, diện tích của từng trạng thái rừng, đề tài tiến hành lập ô tiêu chuẩn và thu thập số liệu nghiên cứu.

Tuyến và OTC điều tra được bố trí trên thực địa như hình 2.2

Số lượng OTC theo các trạng thái rừng được thống kê trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Trạng thái rừng và vị trí tuyến, ô tiêu chuẩn nghiên cứu

TT Trạng thái rừng Số OTC Mã số OTC

1 Rừng giàu (M > 200 m3/ha) 4 Từ số 1- 4

2 Rừng trung bình (100 < M ≤ 200 m3/ha) 4 Từ số 9- 12 3 Rừng nghèo (50 < M ≤ 100 m3/ha) 4 Từ số 4- 8 4 Rừng nghèo kiệt (5 < M ≤ 50 m3/ha) 4 Từ số 13 -16

Tổng 16

Hình 2.2 . Kiểu rừng và OTC điều tra

Lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu

Ô tiêu chuẩn nghiên cứu là OTC điển hình, có tính đại diện, hình chữ nhật với diện tích 2000m2 (40 m x 50 m), cụ thể là các ô tiêu chuẩn trên các lô rừng có trữ lượng khác nhau, thể hiện rừng ở trạng thái giàu, nghèo trung bình, rừng nghèo và rừng nghèo kiệt khác nhau để điều tra các đặc điểm khác nhau. Vị trí các OTC cách xa tuyến theo đường mòn ít nhất 10m, không vượt qua dông, qua khe. Trên OTC, lập 5 ODB với diện tích mỗi ODB là 25 m2 (5m x 5 m) để điều tra cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi.

Cách lập OTC được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong OTC.

Trong đó: 1, 2, 3, 4, 5 là các ô dạng bản, có diện tích 25 m2 (5 m x 5 m)

Sau khi lập được OTC, tiến hành đóng 4 cọc gỗ tại các vị trí là 4 góc vuông và 1 cọc tại vị trí chính tâm của ô tiêu chuẩn.

Thu thập số liệu về đặc điểm cấu trúc rừng Tầng cây cao

- Xác định tên cây cho từng cá thể theo tên khoa học (latin), tên phổ thông Lào, tên Việt Nam (nếu có) và tên địa phương ở Lào, những loài không xác định được trực tiếp tại rừng, lấy tiêu bản để giám định tên.

- Đường kính ngang ngực (D1.3 cm) được đo bằng thước kẹp kính tại vị trí 1.3 m tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên,

- Chiều cao vút ngọn (Hvn m) và chiều cao dưới cành (Hdc m): được đo bằng thước sào có khắc vạch, đo chiều cao tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên.

- Đánh giá chất lượng cây thông qua các chỉ tiêu hình thái theo 3 cấp:

Tốt (A); trung bình (B), xấu (C).

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao được ghi theo mẫu bảng 2.2.

Bảng 2.2. Biểu Tra tầng cây cao - OTC số ...Trạng thái rừng...

- Độ cao ... Kinh độ...Vĩ độ ...

- Ngày điều tra ...Độ dốc ...Hướng phơi...

TT

Tên cây

D1.3

(cm) Hvn

(m)

Hdc

(cm)

Sinh trưởng về

phẩm chất Ghi Việt chú

Nam Lào Khoa

học Tốt T.bình Xấu

1 2 3 ..

Cây tái sinh

Điều tra cây tái sinh được tiến hành trên các ODB . Cây tái sinh được điều tra từ giai đoạn cây mạ đã vượt qua lớp cây bụi, thảm tươi dưới OTC cho đến giai đoạn cây tái sinh chưa tham gia vào tầng tán rừng (D1.3< 6cm).

Trong mỗi ô dạng bản cần xác định tên loài (tên phổ thông và tên địa phương), loài chưa biết được lấy tiêu bản để giám định. Đo chiều cao (Hvn) bằng sào khắc vạch có độ chính xác 0,1m. Xác định phẩm chất cho từng cây tái sinh điều tra theo 3 cấp: Tốt (A); trung bình (B), xấu (C).

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra cây tái sinh được ghi theo mẫu bảng 2.3.

Bảng 2.3. Biểu điều tra cây tái sinh

- OTC số...ODB số………..Trạng thái rừng...

- Độ cao ODB...

- Ngày điều tra ...Người điều tra ...

TT ODB

Tên Việt Nam

Tên Lào

Tên khoa

học D00

(cm) Hvn

(m)

Nguồn

gốc Phẩm chất Hạt Chồi Tốt T.bình Xấu 1 1

2 1 3

Điều tra cây bụi, thảm tươi trên các ODB

Cây bụi, thảm tươi được điều tra trên ô dạng bản 25m2 cùng với điều tra cây tái sinh. Trên các ODB tiến hành điều tra các loài cây bụi, thảm tươi theo các tiêu chí: Tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, đường kính tán bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của cây bụi trên ODB. Các chỉ tiêu điều tra được ghi vào mẫu bảng 2.4

Bảng 2.4. Biểu điều tra tầng cây bụi trên ODB.

- OTC số...ODB số…….. Trạng thái rừng...

- Độ cao trung bình ODB...

- Ngày điều tra ... Người điều tra………

TT ODB Thành phần loài

Htb (m)

Cp (%)

Sinh trưởng Tốt T.bình Xấu

1 1

2 2

… 3

4 5

Xác định độ tàn che

Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy KB-2. Xác định độ tàn che trên mỗi OTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy đo cường độ xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm đó ghi 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 1/2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia Phou Khao Khouay, huyện Thapabat, tỉnh Bolikhamxay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)