Sự thay đổi của các chính sách

Một phần của tài liệu (BÀI THẢO LUẬN KINH tế Hải quan) THUẾ QUAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP AFTA (Trang 22 - 27)

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH

2.2. Tình hình thuế quan Việt Nam sau khi gia nhập FTA

2.2.1. Sự thay đổi của các chính sách

Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định CEPT trong khuôn khổ AFTA đã được kí kết ngày 15/12/1995 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5, tổ chức tại Bangkok. Kí kết nghị định này, Việt Nam phải tuân thủ và nghiêm túc điều khoản đã cam kết. Các cam kết tham gia AFTA, thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT của Việt Nam nhìn chung giống các cam kết của các quososc gia ASEAN khác, chỉ có sự khác biệt là Việt Nam có thời hạn hoàn thành các cam kết chậm hơn các nước thành viên khác để có thể khắc phục những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế của mình.

Các nghĩa vụ và cam kết chủ yếu hiện nay của Việt Nam theo AFTA là thực hiện:

- Quy chế tối huệ quốc (MEF) và đãi ngộ quốc gia (NT), Việt Nam và các thành viên ASEAN dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Đồng thời phải cung cấp thông tin liên quan về cơ chế thương mại của mình khi ASEAN yêu cầu

- Giảm thuế theo chương trình CEPT, phân loại các sản phẩm vào bốn danh mục gồm: Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL); Danh mục loại trừ tạm thời (TEL); Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL); Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)

Năm 1995, sau khi gia nhập ASEAN,Việt Nam đã đệ trình Ban Thư ký ASEAN bốn Danh mục hàng hóa, nhưng chưa trình riêng các Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm.

Danh mục hàng hóa Tổng số các nhóm hàng chịu thuế

1995 1996 1997

Giảm ngay 1633 1357 1497

Loại trừ tạm thời 1139 1139 1143

Nhạy cảm 26 26 26

Loại trừ hoàn toàn 165 146 146

Tổng 2963 2668 2812

(Nguồn: Bộ Tài chính và Ban thư ký ASEAN) Bảng 4: Danh mục hàng hóa CEPT của Việt Nam 1995 – 1997

Từ năm 1996 đến hết năm 2000, năm nào Việt Nam cũng công bố danh mục và thuế suất các mặt hàng thực hiện CEPT/AFTA của năm đó. Cho đến 31-12-2000, Việt Nam đã chuyển được 4200 đồng thuế vào thực hiện AFTA. Như vậy trong biểu thuế của Việt Nam với tổng số trên 6000 đồng thuế, đến năm 2003 sẽ phải đưa vào cắt giảm tiếp 1940 đồng thuế còn lại trong danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện cắt giảm

Tháng 6/2003 Bộ Tài chính công bố danh mục hàng hóa và thuế suất CEPT/AFTA 2003-2006 của Việt Nam được xây dựng trên danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN. Theo cam kết, Việt Nam phải hoàn thành việc cắt giảm thuế suất xuống 0-5% vào 1/1/2005 thay vì đầu năm 2006 như trước.

CEPT/AFTA theo danh mục AHTN gồm 3,769 dòng thuế cắt giảm ngay, 1,416 dòng thuế nằm trong danh mục loại trừ tạm thời, 339 dòng thuế thuộc danh mục nông sản nhạy cảm và 415 dòng thuế được loại trừ hoàn toàn. Danh mục CEPT 2003-2006 bao gồm lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm của 10.150 mặt hàng đưa vào cắt giảm theo cam kết. Theo nguyên tắc chung của ASEAN, tất cả các mặt hàng này đều có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng 20%. Trong đó, 73,6% tổng số mặt hàng đưa vào cắt giảm phải có mức thuế suất từ 0-5% vào năm 2003, và đến năm 2006, 100% đều có mức thuế suất 0-5%.

Danh mục cắt giảm thuế quan ngay (IL)

Với Việt Nam, tất cả các hàng hóa trong Danh mục giảm thuế ngay phải có thuế suất từ 0,5% vào năm 2006. Trong quá trình giảm thuế, những hàng hóa có thuế suất từ 20% trở xuống có thể sẽ được hưởng các ưu đãi theo chương trình CEPT trên cơ sở có đi có lại. Các hàng hóa từ danh mục TEL sẽ được chuyển dần sang danh mục IL.

Việc thực hiện cam kết cải cách thuế qua các mặt hàng trong Danh mục IL của Việt Nam được thực hiện như sau:

Danh mục đầu tiên Việt Nam đệ trình cho Ban thư ký ASEAN năm 1995 cho 1633 nhóm mặt hàng ( chiếm 54,1% tổng các mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam). Tuy nhiên, vào năm 1996 chỉ có 357 nhóm mặt hàng được đưa và thực hiện giảm thuế và có thêm 640 nhóm mặt hàng vào năm 1997. Do vậy, tổng số các nhóm mặt hàng trong Danh mục này được đưa vào chương trình giảm năm 1997 là 1497 nhóm. Điều này được giải thích do 136 nhóm mặt hàng còn lại chưa kịp xóa bỏ hạn chế về số lượng theo quy định khi đưa vào IL. Năm 1993, tổng số nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan ngày tăng lên gồm 1661 nhóm ( chiếm 51,6%

tổng các mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu, thấp hơn mức trung bình của các nước thành viên ASEAN khác là 35% )

Trong hai lần thực hiện CEPT năm 1996 – 1997, thực tế Việt Nam không phải giảm thuế mặt hàng nào trong Danh mục giảm ngay. Năm 1993 Việt Nam mới bắt đầu

giảm thuế ngay đều đã có thuế suất từ 0 – 5%, như vậy sẽ không cần phải thay đổi thuế suất của các nhóm mặt hàng này và có thể áp dụng ưu đãi theo CEPT ngay. Còn những nhóm mặt hàng có thuế suất cao hơn 5% là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu hay ít ý nghĩa kinh tế.

Năm 2001 đã đưa vào cắt giảm ngay 730 dòng thuế, trong đó khoảng 65% số dòng thuế đạt thuế suất 0%. Số còn lại sẽ được cắt giảm đến hết năm 2003. Những mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm ngay có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 20% trong năm 2001. Những mặt hàng có thuế suất từ 20% trở xuống sẽ giảm còn 0 – 5% vào năm 2003.

Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)

Bao gồm những mặt hàng mà quốc gia chưa sẵn sàng cắt giảm thuế ngay khi công bố biểu thuế thực hiện CEPT, nhưng phải chuyển dần xuống danh mục cắt giảm thuế ngay.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn liên quan đến các mặt hàng trong Danh mục TEL lần lượt hàng năm thì Việt Nam đều đệ trình cho ban thư kí ASEAN danh mục loại trừ tạm thời. Hầu hết các mặt hàng thuộc TEL là hàng tiêu dùng và hàng mang tính chiến lược quan trọng như xi măng, phân bón, bột giấy và giấy. Phần lớn các mặt hàng này đều được bảo hộ bằng hạn chế định lượng và rào hàng phí thuế quan.

Danh mục này chiếm khoảng 40,9% tổng số các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu và chủ yếu là những mặt hàng sau:

+ Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi) + Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em

+ Các loại máy gia dụng (như máy giặt, máy điều hòa, quạt điện,…) + Các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu

+ Các loại vải sợi và một số đồ may mặc + Các loại sắt, thép

+ Các sản phẩm cơ khí thông dụng…

Những mặt hàng tiêu biểu chuyển từ TEL sang IL: Năm 2001 là thép xây dựng, chế phẩm kính, bộ phận và linh kiện tivi, máy phát điện; Năm 2002 là máy giặt, đồng hồ linh kiện đồng hồ, rượu vang, nước hoa; Năm 2003 là rượu bia xăng dầu xe hơi, xe máy hóa chất.

Các mặt hàng trong danh mục này phải chuyển dần sang Danh mục IL từ 1/1/2004 (có sự linh hoạt nhất định nhưng không được quá 1/1/2006) và kết thúc vào 1/1/2013 (chậm hơn 3 năm so với các nước thành viên khác)

Việc thực hiện cam kết theo CEPT đối với các mặt hàng thuộc Danh mục SL của Việt Nam: Danh mục sản phẩm nông sản chưa qua chế biến nhạy cảm của Việt Nam gồm 26 nhóm mặt hàng (thịt và các sản phẩm động vật khác, trứng, gia cầm, hoa quả, gạo lứt…) theo như bản đệ trình ban thư ký ASEAN. Đối với mặt hàng nông sản nhạy cảm và nhạy cảm cao, Việt Nam bắt đầu cắt giảm vào đầu năm 2004, hoàn thành vào năm 2013 với thuế suất 0–5%. Năm 2005, Bộ tài chính đã đưa 46 mặt hàng năm trong Danh mục nhạy cảm (SL) vào thực hiện CEPT.

Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)

Các hàng hóa trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) không phải thực hiện bất kì biện pháp tự do hóa thương mại nào theo CEPT. Các nước ASEAN Cũng quy định hai nguyên tắc quan trọng nhằm kiểm soát các mặt hàng thuộc Danh mục GEL:

+ Các điều khoản loại trừ không được sử dụng để bảo hộ các ngành sản xuất và giữ ổn định thu ngân sách từ thuế

+ Danh mục GEL phải ngắn hơn danh mục GEL mà WTO áp dụng.

Danh mục GEL của Việt Nam gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu nhiều nhất trong các nước ASEAN. Các quốc gia ASEAN khác có khoảng 0,3% đến 3,3% tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu thuộc danh mục GEL. Lý do cho điều này là danh mục GEL cuả Việt Nam có một số mặt hàng không hoàn toàn thỏa mãn các tiêu chí để được nằm trong GEL.

Các mặt hàng như oto xe máy hay các phương tiện vận tải có động cơ khác (HS – 37) nằm trong GEL là do nhằm “bảo vệ môi trường”, các mặt hàng xăng dầu HS – 27 được liệt kê trong danh mục GEL để “đảm bảo an ninh quốc phòng, trong khi rượu, bia (HS – 22) bảo vệ đời sống sức khỏe động vật và thực vật”. Các mặt hàng trong danh mục GEL của Việt Nam đều có tầm quan trọng về kinh tế rất cao trong lĩnh vực thương mại và thu nhập Ngân sách nhà nước. Danh mục này chiếm 6,6 % tổng số nhóm mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu và gồm các mặt hàng như sau:

- Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà, thuốc lá và rượu bia - Các loại xỉ và tro

- Các loại thốc nổ, thuốc phóng và pháo - Các loại lốp bơm hơi cũ

- Các loại thiết bị điện thoại, điện báo hữu tuyến, vô tuyến và các loại thiết bị ra đa, các loại máy thu sóng dành cho điện thoại, điện báo

- Các loại oto dưới 16 chỗ ngồi, các lọai oto và phương tiện tự hành có tay lái nghịch

- Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội

- Các loại hóa chất, dược phẩm độc hại, các chất phế thải, đồ tiêu dùng đã qua sử dụng

Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện việc xem xét lại các danh mục GEL của mình để đảm bảo nó hoàn toàn phù hợp với hiệp định. Trong năm 2005, Bộ Tài chính đưa một số mặt hàng thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) vào thực hiện CEPT/AFTA năm 2005 như rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống uống có cồn, quặng xỉ tro, các tác phẩm nghệ thuật thiết bị truyền phát như camera… với mức thuế suất tối đa là 20% và sẽ được cắt giảm xuống 0 – 5% vào năm 2006.

Tên danh mục

Thời điểm đưa vào danh mục cắt giảm

Thời điểm đưa thuế suất

xuống 20%

Thời điểm đưa thuế xuất

xuống 5%

Thời điểm đưa thuế xuất

xuống 0%

Danh mục cắt giảm (IL) 1993 – 1996 2001 2003 – 2006 2015 Danh mục loại trừ tạm thời

(TEL) 1999 – 2003 2001 – 2003 2006 2013 – 2015

Danh mục nhạy cảm (SL) 2004 – 2006 2010 – 2013 2013 – 2015 Danh mục loại trừ hoàn toàn

(GEL)

Không cam kết

Không cam kết

Không cam kết

Không cam kết Bảng 5: Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể các danh mục

Một phần của tài liệu (BÀI THẢO LUẬN KINH tế Hải quan) THUẾ QUAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP AFTA (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w