I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH
2.3. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập AFTA
Việt Nam tham gia vào AFTA là một tất yếu khách quan, không những vì Việt Nam đã là một thành viên của ASEAN mà còn do tác động tích cực của nó đối với phát triển kinh tế cúa đất nước ta.
Tăng cường mối quan hệ thương mại với các nước và với các khối kinh tế TG:
Việc hội nhập vào AFTA sẽ tạo điều kiện hình thành những mối quan hệ kinh tế, mở rộng hơn giữa nền kinh tế của Việt Nam với khuôn khổ kinh tế chung của khu vực và trên toàn thế giới. Đây chính là cơ hội mới để Việt Nam bắt kịp với những xu thế chung của khu vực và trên toàn thế giới, tìm ra tiếng nói chung, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích với cộng đồng quốc tế mà trước hết là với các nước trong khối mậu dịch tự do
minh kinh tế khác, đặc biệt là với nền kinh tế Châu Âu (EU), với khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), cũng như với tổ chức thương mại thế giới (WTO) và với diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước nhà. Bởi khi các nước cắt giảm thuế thì hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn để xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Việt Nam và các nước ASEAN là những nước láng giềng có truyền thống giao lưu kinh tế, văn hóa và tương đối hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó đường lối đổi mới của Việt Nam đang tiến tới để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và khu vực, bởi lẽ nó phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia. Khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam trong quan hệ quốc tế hội nhập.
Có Việt Nam trong ASEAN sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất mới trong ASEAN, từ đó tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam và các nước thành viên.
Trong nhiều năm trở lại đây, ASEAN là một khối thị trường thu hút được nhiều vốn đầu tư, nên khi tham gia vào AFTA, Việt Nam cũng được hưởng nhiều lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư từ những nước thừa vốn và đa dạng có sự dịch chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng ít nhân công như:
Singapore, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam cũng có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao, tranh thủ nguồn vốn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước trong khu vực để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó cũng là cách “đi tắt, đón đầu” phù hợp của chúng ta.
Tăng cường quan hệ thương mại với các nước, mở rộng thị trường ưu đãi
Lợi thế đầu tiên mà nước ta khi tham gia vào AFTA là nhận được những điều kiện thuận lợi để có thể tăng trưởng được kinh tế và thương mại. Đồng thời cũng là động lực để đẩy mạnh công tác mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
ASEAN là thị trường rộng lớn với khoảng trên 530 triệu dân sẽ là thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng hoá tại Việt Nam. Dựa theo số liệu thống kê thì hiện nay, 30% kim ngạch nhập khẩu của nước ta đều nhờ vào các nước thành viên của ASEAN.
Ngoài ra khi tham gia vào AFTA và chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) thì nhiều mặt hàng đã được giảm thuế nhập khẩu từ 0-5% trong đó có các mặt
hàng được nhà nước ưu tiên như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ chon nhu cầu sản suất công nghiệp khi tham gia vào AFTA, khiến cho luồng hàng nhập khẩu sẽ được mở rộng nhanh chóng. Như vậy cũng đủ thấy những tiềm năng về việc xâm nhập thị trường trong và ngoài khu vực của nước ta. Như vậy, luồng hàng nhập khẩu được mở rộng nhanh chóng, ASEAN ảnh hưởng rất lớn thành phẩm của các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả nông sản thô và nông sản chế biến, nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu sang các nước trong khu vực và ngoài khu vực.
Một trong những quy định về sản phẩm được hưởng quy chế hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ là “trị giá nguyên vật liệu cho phép nhập để sản xuất hàng hoá đó phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ hải quan của Mỹ” và “trị giá một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là hội viên của một Hiệp hội kinh tế, Liên minh thuế quan khu vưc mậu dịch tự do thì được coi sản phẩm của một nước”. Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập AFTA tạo điều kiện cho Việt Nam có thể nhập nguyên liệu của các nước ASEAN khác để sản xuất mà sản phẩm đó vẫn được hưởng GSP.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cuối cùng nhờ vào việc tham gia AFTA nên cũng đã tạo ra nhiều sức ép cũng như động lực lớn để các doạn nghiệp Việt Nam phấn đấu cải tạo trang thiết bị, đổi mới cơ cấu tổ chức, áp dụng các phương pháp quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà cơ cấu kinh tế của nước ta cũng được cải thiện rất nhiều.
Ngay cả trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam cũng đang giành được thị phần toàn cầu, với nhãn mác gắn tên “Sản xuất tại Việt Nam” (“Made in Vietnam”) ngày càng phổ biến ở các trung tâm mua sắm trên toàn cầu. Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những nền kinh tế chú trọng về thương mại nhất trên thế giới. Tuy nhiên nhân tố đóng vai trò thay đổi đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam là phải giải quyết với những kẻ thù từ bên trong: cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics còn nghèo nàn, quản trị chuỗi cưng ứng kém và các thủ tục thương mại rườm rà.
Những hoạt động cải thiện đang được xúc tiến đối với các hành lang vận chuyển,
cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến và hàng hoá sản xuất, giúp những mặt hàng này có thêm năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tham gia AFTA sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạch tranh nền kinh tế từ đó có cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ tạo nên cơ cấu kinh tế thích hợp. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN hiện nay, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến mới chỉ đạt 18%, nông sản thực phẩm 48%, nhiên liệu 34%. Trong đó trọng tâm ưu đãi của chương trình CEPT lại là các mặt hàng công nghiệp chế biến. Việc thực hiện chương trình CEPT sẽ là cơ hội để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tổ chức lại sản xuất theo mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới xuất khẩu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước:
Lợi thế đầu tiên khi nước ta gia nhập vào AFTA là những điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại. Đồng thời là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh vươn tầm lên cạnh tranh với các công ty từ nước ngoài. Khi chúng ta tham gia vào AFTA tức là đã thừa nhận Tự do hóa Thương Mại trong khu vực, và khi trình độ kinh tế của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế khó có thể cạnh tranh được với các nước thành viên khác thì chính sức ép này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cố gắng nhiều hơn, đẩy mạnh chiến dịch nâng cao chỉ số cạnh tranh. Qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp trong nước.
2.3.2. Thách thức
Thách thức khi tham gia vào AFTA là Việt Nam phải đưa ra lộ trình cắt giảm thuế quan của các mặt hàng thương mại chế tạo đối với các quốc gia thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn chưa đủ mạnh. Những khó khăn này là một phần nhỏ của những khó khăn trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO và sau đó là thực hiện các cam kết đối với WTO. Nguồn thu ngân sách về thuế xuất nhập khẩu giảm đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp để thu chi ngân sách đảm bảo cân bằng, phù hợp với tình hình hiện nay.
Về sức cạnh tranh hàng hóa dịch vụ:
Việc hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngay lập tức sẽ gây ra một cuộc cạnh tranh gay gắt đối với các loại hàng hóa nhập khẩu hạ giá từ các nước ASEAN ngay tại thị trường trong nước.
Các yếu tố khác như chất lượng, mẫu mã cũng sẽ thay đổi do sức ép của cạnh tranh trong nội bộ AFTA. Tính cạnh tranh sẽ rất mạnh và sự thay đổi hàng rào thuế quan sẽ có tác dụng quyết định đòi hỏi phải có biện pháp thích hợp với từng ngành, từng thời kỳ nhằm nâng cao nội lực với nền kinh tế Việt Nam.
Thách thức đối với Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tiết kiệm hạ giá thành, tăng tiếp thị. Mỗi sản phẩm mới ra đời hoặc định sản xuất phải nghĩ rằng sẽ phải bán trong nước và xuất khẩu, coi là sản phẩm của ASEAN.
Về khả năng của các doanh nghiệp:
Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế, nghĩa là xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chơi cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khu vực: cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tóm lại gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền kinh tế và các doanh nghiệp VN để chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế giới rộng lớn và đây sự cạnh tranh hơn.
Sức ép sẽ ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp trong cũng như ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất do hàng hóa của các nước thành viên ASEAN sẽ nhập vào thị trường nước ta ngày càng nhiều với thuế suất giảm dần đến 0% tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong quá trình quốc tế hóa thương mại. Thêm vào đó, xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các nước thành viên khác, các kỹ thuật vẫn còn hạn chế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng và chạy đua với quá trình chuyển đổi này.
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị trường yếu, nếu không sắp xếp lại, tăng cường khả năng tích tụ và tập trung vốn, hoàn thiện cơ chế quản lý và định chế tài chính thì chúng ta càng khó khăn. Đây là quá trình buộc các doanh nghiệp phải tích tụ và tập trung quy mô thích hợp để tồn tại và phát triển. Thêm vào đó, việc