Tác động của việc thay đổi chính sách thuế quan khi gia nhập AFTA đến nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (BÀI THẢO LUẬN KINH tế Hải quan) THUẾ QUAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP AFTA (Trang 27 - 32)

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH

2.2. Tình hình thuế quan Việt Nam sau khi gia nhập FTA

2.2.2 Tác động của việc thay đổi chính sách thuế quan khi gia nhập AFTA đến nền kinh tế Việt Nam

Kể từ khi tham gia vào AFTA thì Việt Nam đã có những sự tăng trưởng về mặt kinh tế đáng kể. Nước ta đã nhận được rất nhiều ưu thế để tăng trưởng thương mại, kinh tế. Bên cạnh đó cũng tạo động lực phát triển kinh doanh sản xuất. Với việc được miễn giảm nhiều loại thuế quan cũng giúp việc xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta tăng trưởng mạnh. Đồng thời, hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khu vực cũng

nhận được sự yêu thích của người dân, làm đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

a, Hoạt động thương mại

* Nhập khẩu

Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khầu, trong dó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ lệ trong lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thưc hiện CEPT. Do vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc nhập khẩu những mặt hàng này. Ngoài ra, một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên sẽ tạm thời sẽ nằm ngoài tác động của AFTA.

Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào cắt giảm ngay và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu. Khi đó nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu như các mặt hàng cùng loại trong nước không cạnh tranh được.

Trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN có khoảng 30- 40% hàng nhập khẩu không có xuất xứ ASEAN mà chỉ được chuyển qua ASEAN. Các mặt hàng này chủ yếu là xăng dầu, phân bón. Trong các năm 1992–1994, chỉ tính riêng xăng dầu và các sản phẩm có liên quan đã chiếm ít nhất khoảng 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore cụ thể năm 1993 là 650 triệu USD trong tổng số 1058 USD, năm 1994 là 640 triệu USD trong tổng số 1146 triệu USD.

* Xuất khẩu

- Xuất khẩu sang các nước ASEAN

Việc gia nhập AFTA đã góp phần không nhỏ đến việc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi thuế quan.

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu

ASEAN thường chiếm khoảng 20 – 23% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT lại chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN tương đương với 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

trong khu vực ASEAN không quá lớn, cơ cấu hàng hàng hóa xuất khẩu cũng khá tương đồng. Điều này dẫn đến, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường này nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã do đó chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa của các nước đối tác.

+ Các đối tác của Việt Nam

2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với Singapore.

Phần lớn các hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore sẽ được tái xuất sang các nước khác. Tuy nhiên, Singapore hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước khi gia nhập AFTA gần như bằng 0%. Do vậy khi thực hiện CEPT trên toàn khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các nước khác trong khu vực sẽ chưa làm thay thay đổi nhiều xuất khẩu của Việt Nam nếu như được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp.

Nếu như Việt Nam có sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng tạo ra nhiều chủng loại hàng hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn xuất khẩu sang ASEAN

- Xuất khẩu sang các nước ngoài ASEAN

AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài ASEAN do nhập nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xuất khẩu với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN khác. Mặt khác, với tư cách là một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn.

Ví dụ:

Việt Nam sẽ được hướng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của Mỹ (General System of Preference - GSP). Bởi GSP quy định "giá trị một sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của một hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản phẩm của một nước" và một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá trị nguyên liệu NK để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ". Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác để sản xuất hàng XK sang Mỹ, và hàng XK sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu dưới 65% giá trị sản phẩm. Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ - đất nước có kim ngạch NK tương đối lớn vượt 1000 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam đồng thời họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự.

Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp hội không chỉ trên thị trường khu vực.

b, Đầu tư nước ngoài

* Đầu tư từ các nước trong khu vực ASEAN

AFTA có tác động phân công lại các nguồn lực trong khu vực theo hướng hợp lý hóa. Khi không còn bảo hộ, một số ngành công nghiệp của một số nước sẽ bộc lộ sự thua kém về khả năng cạnh tranh và để tồn tại hoặc để thu được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố thuận lợi hơn, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thương mại, duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác trong khu vực. Điều này giúp các nhà đầu tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ cảm thấy an tâm khi đầu tư vào Việt Nam.

* Đầu tư nước ngoài từ các nước không nằm trong ASEAN

Về lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngoài khu vực.

Đó là bởi các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hóa tại một hay một số nước và đưa ra tiêu thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn hơn nhiều lần nước đó.

Đối với việc Việt Nam tham gia vào khu vực Thương mại tự do AFTA thì các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước ta, đây không phải là mối quan tâm duy nhất còn tính đến cả thị trường ASEAN. Tuy nhiên, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét để đi đến quyết định đầu tư. Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩa thu hút đầu tư nước ngoài nếu không đi kèm với sự ổn định chính trị, xã hội, luật đầu tư nước ngoài thông thoáng, nguồn lao động giá rẻ và có tay nghề cao. Chẳng hạn như Indonesia đã tham gia vào AFTA nhưng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã rời bỏ nước này sang Trung Quốc, Malaysia hay Việt Nam vì lo ngại trước nạn khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, bất ổn quyền lực và tham nhũng ... Đó cũng thách thức chung cho tất cả các thành viên của AFTA .

Trước khi là thành viên của AFTA, để vượt qua hàng rào thuế quan và các hạn

sở tại. Khi Việt Nam gia nhập vào AFTA cũng đặt ra một vấn đề lớn là nếu môi trường đầu tư vào Việt Nam không hấp dẫn thì thay vì đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đầu tư vào các nước ASEAN khác. Như vậy để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư.

c, Công nghiệp

Về lâu dài, khi các ngành công nghiệp của những nước thành viên không còn được bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực theo hướng chuyên môn hóa và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn. Chẳng hạn như Singapore sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành hóa chất, trang thiết bị vận tải và linh kiện điện tử, trong khi đó sẽ giảm các ngành cần nhiều lao động và khoáng sản. Cũng giống như các nước ASEAN khác, ở một mức độ nào đó AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Trong đó, một số ngành sẽ phát triển, một số ngành sẽ bị thu hẹp. Tuy vậy AFTA cũng tạo cho chúng ta điều kiện và thời gian để chuẩn bị để có thể đứng vững và phát triển:

- Mọi thời hạn thực hiện và hoàn thành AFTA / CEPT đối với Việt Nam được cộng thêm 3 năm

- Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các danh mục hàng hóa vào chương trình giảm thuế. Những mặt hàng nào có tỷ trọng NK cao và có khối lượng giá trị tiêu thụ lớn trên thị trường nội địa có thể sẽ đưa vào giảm thuế chậm hơn.

- Sau khi một mặt hàng được giảm thuế, các hàng rào phi thuế quan (nếu có đối với mặt hàng đó ) sau đó 5 năm mới phải xóa bỏ

- Việc cắt giảm thuế NK đối với một số nguyên liệu, sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí sản xuất và do đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho một số sản phẩm công nghiệp

Vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh doanh là làm thế nào để tận dụng được những cơ hội và thời gian một cách có hiệu quả, định hướng cơ cấu công nghiệp và mặt hàng kinh doanh như thế nào để có thể phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động khu vực. Trên cơ sở định hướng phát triển công nghiệp theo cơ chế kinh tế mở, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi và đầu tư thích đáng đồng thời áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý trong thời gian cho phép để các ngành có tiềm năng phát triển có thể cạnh tranh

không những trên thị trường trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, để đứng vững và phát triển các doanh nghiệp cần phải khẩn trương nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và khu vực, khả năng cạnh tranh của các nước ASEAN trong cùng lĩnh vực để kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực quản lý.

d, Ngân sách Nhà nước

Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi Việt Nam thực sự cắt giảm thuế quan. Theo số liệu những năm gần đây, NK từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23% kim ngạch NK của Việt Nam, trong đó thuế NK (trừ dầu thô) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách. Như vậy, ta có thể thấy rằng khi cắt giảm thuế quan rõ ràng nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm. Tuy nhiên về dài hạn, AFTA sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước đồng thời phần giảm của thuế nhập khẩu do thực hiện CEPT sẽ được bù lại bằng tăng thu do kim ngạch buôn bán tăng và tăng thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập công ty…

Tóm lại tham gia vào AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu (BÀI THẢO LUẬN KINH tế Hải quan) THUẾ QUAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP AFTA (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w