Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam
1.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật và kết quả áp dụng liên quan đến Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Nhận xét về hệ thống pháp luật liên quan đến thực hiện chi trả DVMTR
Tại Việt Nam, Chính sách chi trả DVMTR ngày càng được quan tâm nghiên cứu và triển khai thực hiện. Để hỗ trợ cho quá trình tổ chức thực hiện Chính sách chi trả DVMTR, một số văn bản pháp luật sau đây đã đề cập trực tiếp đến Chính sách chi trả DVMTR, bao gồm:
(1) Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, trong đó quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ”.
(2) Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm PES rừng, theo đó, PES đã được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại dịch vụ: Điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch.
(3) Nghị định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định này quy định về các loại dịch vụ môi trường rừng được bên sử dụng dịch vụ chi trả tiền cho bên cung cấp dịch vụ môi trường rừng; đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng; quản lý và sử dụng việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng; và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
(4) Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14//01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định này quy định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
(5) Nghị định số 147/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ngoài ra, tuy không quy định trực tiếp về Chính sách chi trả DVMTR, nhưng đã có một số văn bản pháp luật đã đề cập tới các hoạt động liên quan đến Chính sách chi trả DVMTR, đặc biệt là các quy định về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng.
Một số quy định chính về quản lý tài nguyên rừng liên quan đến chi trả DVMTR được đề cập chủ yếu trong các văn bản sau:
- Luật Lâm nghiệp 2017;
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Nhận xét về hệ thống pháp luật liên quan đến thực hiện chi trả DVMTR ở Việt Nam: Ở Việt Nam, tuy vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong việc xây dựng và thực hiện PES, nhưng về cơ bản các điều kiện cho triển khai đã có cơ sở:
Dịch vụ hệ sinh thái được xác định: Các Luật của Việt Nam gồm Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Đa dạng sinh học 2008 đều thừa nhận các nhân tố của dịch vụ mà hệ sinh thái mang lại đó là: Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, phòng hộ đầu nguồn và hấp thụ cacbon.
Các bên liên quan có khả năng tham gia cam kết được xác định: Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan tham gia cam kết PES đều phải có tư cách pháp nhân (có quyền) để tham gia ký kết hợp đồng và quản lý, làm chủ và nhận lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, các cá nhân và tổ chức có tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng.
Quyền về tài nguyên, dịch vụ và lợi ích được xác định: Trong khi một số luật xác định quyền của người sử dụng đất đối với tài nguyên và lợi ích từ các nguồn tài nguyên này thì Luật Đất đai năm 2013 và Luật Lâm nghiệp 2017 là có tầm quan trọng đặc biệt. Luật Đất đai năm 2013 và tại các luật này, quyền của người sử dụng đất đối với việc quản lý đất đai họ được giao hay cho thuê được công nhận, và các luật này quy định trách nhiệm của họ, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cộng đồng, giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng cho các cá nhân và hộ gia đình; giao và cho thuê đất cho các hộ và cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…; và giao hoặc cho thuê rừng trồng, rừng sản xuất cho các doanh nghiệp thương mại.
Luật Lâm nghiệp 2017 cũng đảm bảo quyền của cộng đồng trong việc quản lý diện tích đất lâm nghiệp được giao và sử dụng lâm sản phục vụ mục đích của cộng đồng và toàn dân. Những quyền được hưởng lợi từ việc quản lý và sử dụng tài nguyên đó được quy định trong Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo người có quyền sử dụng đất có thể hưởng lợi từ những thành quả lao động họ bỏ ra và các hoạt động đầu tư khác trên diện tích đất được giao.
Khung pháp lý hiện hành cho phép định giá và các cơ chế thị trường:
Ba văn kiện quan trọng (Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ) trực tiếp khuyến khích và thông qua việc sử dụng các công cụ kinh tế để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
Những văn kiện này nhấn mạnh việc áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường là một giải pháp tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Mặc dù Luật Lâm nghiệp 2017 cho phép xác định giá đối với các hàng hóa và dịch vụ từ rừng nhưng hiện nay việc định giá mới chỉ đề cập đến lâm sản. Về nguyên tắc thì điều này có thể gồm cả việc định giá, phí và lệ phí từ việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Theo quy định hiện nay, Nhà nước là cơ quan duy nhất quy định mức phí và lệ phí và toàn bộ số tiền thu là nguồn thu ngân sách ở các cấp Trung ương, tỉnh, huyện và địa phương. Do đó, vẫn còn mơ hồ về việc liệu cộng đồng, cá nhân hay công ty có thể giữ lại số tiền thu từ dịch vụ hệ sinh thái. Tuy nhiên, các hộ gia đình, cá nhân và những đối tượng sử dụng khác có thể thu lợi từ việc bán các sản phẩm hệ sinh thái có được từ mảnh đất mà Nhà nước giao cho họ.
Tóm lại, ở Việt Nam một số công cụ pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và các công cụ hỗ trợ khác cần thiết để thực hiện PES đã có. Tuy nhiên, cần có thêm các chính sách khuyến khích, biện pháp cần thiết và quan trọng để có thể áp dụng thành công hơn vì đây là vấn đề còn khá mới mẻ.
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đề tài góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng cho khu vực nghiên cứu và ở Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được thực trạng thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên;
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bên tham gia liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tới hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng, kinh tế, xã hội tại địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
- Phạm vi về thời gian: Tập trung nghiên cứu tác động của chính sách giai đoạn 2014 - 2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
- Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến môi trường, kinh tế, xã hội tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin được thu thập từ báo cáo, sách báo, các quy định của Chính phủ, các dự án chi trả dịch vụ môi trường, các nghiên cứu đã có và nguồn internet…
- Các tài liệu dự kiến thu thập: Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Mường Nhé bao gồm: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hải văn), tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, nước, du lịch, rừng, khoáng sản), điều kiện kinh tế - xã hội (cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số, văn hóa - giáo dục, cơ sở hạ tầng…), hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí, chất thải rắn), hiện trạng khai thác rừng…
* Các tiêu chí cần điều tra
- Xác định thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé gồm các nội dung:
+ Hiện trạng tài nguyên rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé ; + Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.
- Đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR gồm các nội dung:
+ Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách của UBND tỉnh;
+ Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR;
+ Phương thức thực hiện chính sách chi trả DVMTR (Điều tra, phân loại các đối tượng chính sách; xây dựng hệ số K; cơ chế quản lý thu chi; quy trình thực hiện).
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
* Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa những tài liệu, số liệu của các cơ quan trên địa bàn huyện Mường Nhé (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Chi cục Kiểm lâm tỉnh) để thu thập các số liệu về:
- Thực trạng tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé;
- Thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn cán bộ quản lý rừng và cán bộ quỹ bảo vệ phát triển rừng tại địa phương về hiệu quả việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Phỏng vấn người sản xuất rừng là hộ gia đình, cá nhân, hộ nhận khoán...
- Phỏng vấn người sử dụng là cán bộ các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Là phương pháp được tổ chức thành nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương, quan sát thực tế khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, nhằm có được những thông tin trực tiếp, cụ thể trong đó có các đối tượng phỏng vấn sau:
a. Người cung cấp dịch vụ - người dân địa phương (50 phiếu)
Nhằm đứng từ góc nhìn của người dân nhìn nhận về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, có được các thông tin phục vụ cho nội dung nghiên cứu như: Những thuận lợi khó khăn, vướng mắc của người dân gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; những mong đợi của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như thế nào.
Cụ thể: Trong 5 xã tham gia chi trả dịch môi trường rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè thì do địa hình đi lại khó khăn, bị hạn chế nên chúng tôi chỉ đi thực tế khảo sát được 2 xã là Sín Thầu, Mường Nhé.
50 mẫu phiếu điều tra người dân sẽ được làm theo cấu trúc dưới đây:
+ Cấu trúc của mẫu phiếu điều tra:
Thứ nhất: Thông tin chung: Họ tên, năm sinh, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân…
Thứ hai: Thiết lập các câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến hiện trạng thực thi chính sách PES, mức chi trả cho dịch vụ… Ví dụ:
Theo quý vị chi trả dịch vụ môi trưởng rừng là gì? Theo quý vị chi trả DVMTR đem lại lợi ích gì?...
+ Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:
n = Trong đó:
- n: Cỡ mẫu điều tra;
- N: Kích cỡ tổng thể;
- e: Mức sai số chấp nhận (e = 0,1).
Ngoài ra chúng tôi còn gặp và trao đổi với chủ rừng là các anh trong Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé để làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn, cũng như các kiến nghị để chúng tôi có thể từ đó hoàn thành tốt bài luận văn.
b. Các tổ chức sử dụng dịch vụ (10 phiếu)
Nhằm thu thập thông tin từ các tổ chức kinh doanh để hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như: Những khó khăn vướng mắc gì đang gặp phải đối với các tổ chức; Những mong đợi, góp ý của các tổ chức kinh doanh về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Cụ thể: Tại Mường Nhé hiện chỉ tham gia chi trả DVMTR về loại hình dịch vụ là thủy điện và các nhà máy thủy điện là: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Do tình hình đi lại khó khăn, bị hạn chế nên chúng tôi chỉ đi đến được 1 nhà máy thủy điện là Lai Châu gặp những người là công, nhân viên trong nhà máy và thu thập theo các thông tin ở phiếu điều tra.
c. Cơ quan quản lý (11 phiếu)
Bao gồm: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên; Ban quản lý, Hạt kiểm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé: Chủ đề được phỏng vấn nhằm đi sâu tìm hiểu các vấn đề như: Đánh giá về hiện trạng triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn được giao quản lý. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai, vấn đề ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách chi trả DVMTR, đánh giá về đóng góp và hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện...
Cụ thể: Chúng tôi đã đến Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên gặp các cán bộ của Quỹ như: Phó giám đốc Quỹ, Kế toán, Phó phòng nghiệp vụ quản lý, Cán bộ phòng hành chính tổng hợp để thu thập các thông tin theo yêu cầu đã nêu trong phiếu điều tra. Bên cạnh đó tôi cũng đi đến Ban quản lý, Hạt kiểm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé gặp Giám đốc, Kế toán, nhân viên kĩ thuật để thu thập các thông tin theo yêu cầu đã nêu trong phiếu điều tra.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng tham khảo thêm ý kiến ngoài phiếu điều tra những vấn đề còn khúc mắc, chưa hiểu rõ để hoàn thành được tốt hơn đề tài này.
2.4.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát
* Tiêu chí cần điều tra
- Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng (sự tăng giảm diện tích rừng, độ che phủ của rừng):
+ Trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2008 - 2013;
+ Sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2014 - 2019.
- Đánh giá sự tăng, giảm các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, diện tích rừng bị mất:
+ Trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2008 - 2013;
+ Sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2014 - 2019.
- Số vụ cháy rừng, phá rừng xảy ra; diện tích rừng bị mất đi do cháy, phá trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
* Phương pháp thu thập số liệu
Kế thừa những tài liệu, số liệu của các cơ quan trên địa bàn huyện Mường Nhé (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) để thu thập các số liệu.
2.4.2.4. Tác động của chính sách chi trả DVMTR về mặt kinh tế
* Tiêu chí cần điều tra
- Xác định số tiền thu từ chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2019.
- Xác định nguồn đóng góp từ các tổ chức sử dụng DVMTR giai đoạn 2014 - 2019.
- Xác định các đối tượng chi trả (kết quả chi trả) giai đoạn 2014 - 2019.
- Xác định nguồn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
- Đóng góp của chi trả DVMTR trong cơ cấu thu nhập của hộ.
* Phương pháp thu thập số liệu
- Kế thừa những tài liệu, số liệu của các cơ quan trên địa bàn huyện Mường Nhé (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quỹ bảo vệ và phát