Đặc điểm phân loại, phân bố và vật hậu học của Trà hoa vàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần thể Trà Hoa vàng (Camellia inusitata Orel, Curry & Luu) tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 41 - 45)

4.1.1. Đặc điểm phân loại

Tiến hành phân tích mẫu Trà hoa vàng đã thu thập đƣợc, đối chiếu với tài liệu nhóm tác giả Orel, G. Wilson, PG. Curry, AS and Truong, LH (2012) đã mô tả loài Trà hoa vàng Camellia inusitata Orel, Curry & Luu có những đặc điểm sau:

Cây gỗ nhỏ, cao 1,5 – 13 m, đường kính cây trưởng thành từ 2 – 6 cm, cành non dẹt sau tròn, không lông. Lá bầu dục, đầu lá tù nhọn ở đầu, gốc lá tròn, hai mặt lá không lông, cuống lá rất ngắn. Hoa 1 – 3 ở nách lá, màu vàng nhạt, đài 5 không lông, cánh hoa 5 khụng lụng; nhị nhiều, khụng lụng; bầu hỡnh cầu, 3 ụ, cú lụng, vũi nhụy 3, xẻ ẵ trên, có lông. Quả nang hình cầu dẹt, quả 3 ô, mỗi ô 1 – 2 hạt. Hạt hình cầu, hình bán cầu, không lông.

Ngoài tên Trà hoa vàng còn có những tên thường gọi khác như: Trà hoa vàng cành dẹt hay Trà cành det.

4.1.2. Đặc điểm phân bố

Kết quả mô phỏng mạng lưới phân bố Trà hoa vàng trên mặt đất được thể hiện tại các biểu đồ hình 4.1

Nhìn vào đồ thị phân bố của Trà cành dẹt trong các OTC tại hình.4.1 cho thấy trong quần thể các cá thể phân bố theo nhóm, thường sẽ có một cây có cấp kính lớn hơn coi nhƣ là cây mẹ, tập trung xung quanh là các cây nhỏ hơn. Phân bố theo nhóm giúp cho việc giao phấn giữa các cây dễ dàng hơn, làm tăng hiệu quả sinh sản. Trà cành dẹt Camellia inusitata Orel, Curry & Luu được tìm thấy trong dãy Trường Sơn phía Nam, trong VQG Bidoup -Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) tại Việt Nam. Các loài chỉ đƣợc biết đến từ một địa phương duy nhất và diện tích chiếm dụng (sử dụng một lưới 2x2 km) do đó chỉ cách đó 4 km ², mặc dù diện tích thực tế bị chiếm đóng bởi các loài đƣợc ƣớc tính ít hơn 1 km². Loài không chỉ có giá trị cao về mặt kinh tế, dƣợc liệu mà còn có giá trị hết sức đặc biệt về góc độ bảo tồn. Camellia inusitata đƣợc ghi nhận phân bố tự nhiên trong kiểu phụ rừng lùn trên núi cao thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới ở một số khu vực hẹp tại tiểu khu 88 khu vực trạm Hòn Giao thuộc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

28

VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, loài phân bố ở độ cao từ 1500 - 2000m. Ngoài ra theo kết quả công bố năm 2012 nhóm tác giả Orel, Curry và Lưu Hồng Trường chưa ghi nhận đƣợc sự phân bố của loài trà này tại các khu vực khác ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới

29

Hình 4. 1. Đồ thị phân bố cá thể của Trà cành dẹt trong các OTC 30

4.1.3. Đặc điểm vật hậu học

Bảng 4. 1. Thời gian phát triển các kỳ vật hậu của Trà hoa vàng

Kỳ phát Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

dục 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 Chồi

Lá non

Lá già

Nụ

Hoa

Quả

Rụng quả

Ghi chú:

Cây điều tra tại đai cao 1.500 Cây điều tra tại đai cao 1.700 Cây điều tra tại đai cao 1.900

Bảng 4. 2. Thời gian phát triển các kỳ vật hậu của cây Trà hoa vàng.

Đai độ cao Giai đoạn phát triển

(m) Chồi Lá non Lá già Nụ Hoa Quả Rụng quả

1500 85±3 18±2 86±5 32±3 26±2 79±4 39±2

1700 77±2 24±2 91±5 40±3 26±2 83±4 24±2

1900 72±3 27±2 95±5 51±3 21±2 67±4 32±2

Từ bảng 4.1 và 4.2 ta thấy:

- Kỳ ra chồi và lá non của cây Trà hoa vàng diễn ra liên tục từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9, thời gian cây ra chồi và lá non khu vực cây sinh sống luôn có sương mù bao phủ dẫn tới nhiệt độ khu vực thấp và độ ẩm trong không khí và đất rất cao.

- Kỳ lá nọn chuyển màu thành lá già của cây trung bình xuất hiện từ gữa tháng 9, và kết thúc trong khoảng cuối tháng 9 hàng năm. Kỳ nụ hoa xuất hiện vào đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 1, đối với những cây ở đai cao 1900 kỳ lá non kéo dài đến giữa tháng 2. Ta thấy các kỳ ra chồi, lá non, lá già và ra nụ có quy luật thời gian của các kỳ tăng dần theo độ cao.

31

- Kỳ ra nụ, ra hoa và kết quả diễn ra liên tục từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 5, các kỳ bắt đầu và kết thúc xen lẫn nhau. Trung bình gian kỳ của nụ tại đai cao 1500m là 32 ngày, tại đai cao 1700 m là 40 ngày và tại đai cao 1900m là 51 ngày.

- Thời gian rụng quả bao gồm thời gian quả già chín và tách hạt để phát tán, thời gian này kéo dài trung bình 39 ngày ở đai cao 1500m , 24 ngày ở đai 1700m và 32 ngày ở đai cao 1900m. Các kỳ ra hoa, có quả , quả chín và rụng có sự khác nhau ở các đai và không theo quy luật.

- Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc thời gian cây Trà hoa vàng ra chồi và thời gian quả chín. Đây sẽ là cơ sở để phục vụ mục đích thu hái hạt, quả; yếu tố phục vụ nhân giống bằng phương pháp vô tính (chồi, hom...) đối với cây Trà hoa vàng trong khu vực.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần thể Trà Hoa vàng (Camellia inusitata Orel, Curry & Luu) tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)