Ảnh hưởng của các yếu tố địa hình – địa mạo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần thể Trà Hoa vàng (Camellia inusitata Orel, Curry & Luu) tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 56 - 61)

4.4. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến phân bố cây Trà hoa vàng

4.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố địa hình – địa mạo

4.4.1.1. Ảnh hưởng của hướng phơi

Bảng 4. 12. Ảnh hưởng của hướng phơi đến cấp tuổi

TT Hướng số hướng Trà hoa vàng (N, cây/ha)

phơi phơi I II III IV V

1 Đông 76 182±38 199±39 213±39 162±31 820±135 2 Đông Bắc 15 173±80 180±102 207±102 147±72 473±207 3 Đông Nam 33 267±69 324±72 424±129 255±61 1085±237 4 Nam 26 223±64 812±87 381±87 146±42 1154±249

43

Kết quả điều tra ảnh hưởng của hướng phơi đến đặc điểm phân bố của Trà hoa vàng theo cấp tuổi đƣợc thể hiện tại bảng 4.12 nhƣ sau:

Tại 150 vị trí quan sát thì các cấp tuổi Trà hoa vàng xuất hiện nhiều nhất tai hướng Đông có 76 vị trí và ít nhất là hướn Đông Bắc có 15 vị trí , các hướng còn lại lần lượt theo thứ tự từ cao đến thấp là hướng Nam > Đông Nam > Đông Băc. Trong đó, mật độ phân bố nhiều nhất ở các cấp tuổi là hai hướng chủ yếu là hướng Đông Nam và hướng Nam, hai hướng còn lại phân bố thấp hơn, quan sát trên bảng số liệu ta thấy mật độ phân bố của cây trà ở các cấp tuổi phân bố theo các hướng phơi khác nhau không có quy luật cụ thể nào, nhưng đối với cây Trà cấp tuổi V ở các hướng phơi có mật độ cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với các cấp tuổi khác trong cùng hướng phơi, cấp tuổi V là lớp cây kế cận của cây trưởng thành, do vậy quần thể cây trưởng thành chiếm ƣu thế trong quần thể Trà. Đồng thời các cấp tuổi phân bố nhiều nhất ở hai hướng Đông Nam và hướng Nam, như vây hướng phơi thích hợp cho cây Trà phát triển là hai hướng Đông Nam và hướng Nam. Tại hướng Đông xuất hiện Trà nhiều nhất, nhƣng mật độ cây phân bố thấp, mật độ phân bố ở các cấp tuổi khác nhau: Cấp I là 182 cây/ha, Cấp II là 199 cây/ha, Cấp III là 213 cây/ha, Cấp IV là 162 cây/ha, Cấp V là 820 cây/ha. Tương tự các hướng còn lại mật độ phân bố ở các cấp tuổi khác nhau. Hướng Đông Bắc Cấp I là 173 cây/ha, Cấp II là 180 cây/ha, Cấp III là 207 cây/ha, Cấp IV là 147 cây/ha, Cấp V là 473 cây/ha. Hướng Đông Nam Cấp I là 267 cây/ha, Cấp II là 324 cây/ha, Cấp III là 424 cây/ha, Cấp IV là 255 cây/ha, Cấp V là 473 cây/ha, Hướng Nam Cấp I là 233 cây/ha, Cấp II là 1085 cây/ha, Cấp III là 381 cây/ha, Cấp IV là 146 cây/ha, Cấp V là 1154 cây/ha.

Bảng 4. 13. Ảnh hưởng của hướng phơi đến phẩm chất và nguồn gốc

Hướng số hướng Phẩm chất (N cây/ha) Nguồn gốc

TT phơi phơi Tốt TB Xấu Chồi Hạt

1 Đông 76 580±85 811±122 180±29 1212±177 368±55

2 Đông Bắc 15 487±203 560±235 133±63 893±377 293±126 3 Đông Nam 33 867±164 1212±233 273±54 1824±347 536±102 4 Nam 26 854±173 1127±240 238±57 1700±353 519±107

Nghiên cứu ảnh hưởng của hướng phơi đến đặc điểm tốt , trung bình, xấu của Trà hoa vàng đƣợc tổng hợp tại bảng 4.13 cho ta kết quả nhƣ sau: Phẩm chất của cây

44

Trà hoa vàng ở cùng một hướng phơi có cùng quy luật là cây có phẩm chất trung bình

> cây có phẩm chất tốt > cây có phẩm chất xấu. Phẩm chất của Trà hoa vàng ở các hướng phơi khác nhau có sự khác nhau, trong đó cây có phẩm chất tốt, trung bình, xấu phân bố ở hướng Đông Nam là cao nhất, còn mật độ phân bố ở hướng Đông là thấp nhất. Cụ thể ở các hướng phơi phẩm chất có tỷ lệ theo thứ tự từ cao xuống thấp là:

Hướng Đông Nam (31.10 % ) > hướng Nam (30.63 % )> hướng Đông (20.8) > hướng Đông Bắc (17.47 %). Tỷ lệ cây trung bình là: Hướng Đông Nam (32.67 % ) > hướng Nam (30.38 % )> hướng Đông (21.86 %) > hướng Đông Bắc (15.09 %). Tỷ lệ cây xấu: Hướng Đông Nam (33.13 % ) > hướng Nam (28.88 % ) > hướng Đông (21.84)

> hướng Đông Bắc (16.14 %).

Từ kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.13 hướng phơi có ảnh hưởng đến nguồn gốc như sau: Ở cùng một hướng phơi mật độ cây có nguồn gốc từ chồi >

mật độ cây có nguồn gốc từ hạt. Mật độ phân bố cây có nguồn gốc từ chồi và hạt ở các hướng phơi khác nhau có sự khác nhau. Trong đó mật độ cây có nguồn gốc từ chồi phân bố ở hướng Đông Nam cao nhất, ngược lại hướng Đông có mật độ phân bố thấp nhất. Cây có nguồn gốc từ chồi phân bố theo tỷ lệ đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Hướng Đông Nam (32.40 % ) > hướng Nam (30.2 % ) > hướng Đông (21.51) > hướng Đông Bắc (15.86 %). Cây có nguồn gốc từ hạt phân bố theo tỷ lệ được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Hướng Đông Nam (31.24 % ) >

hướng Nam (30.24 % ) > hướng Đông (21.45) > hướng Đông Bắc (17.07 %). Như vậy qua phân tích số liệu ta nhận thấy hướng Đông Nam là hướng tốt nhất cho Trà hoa vàng phát triển cũng nhƣ thuận lợi cho tái sinh. Bên cạnh đó ta nhận thấy hiện trạng quần thể Trà hoa vàng phát triển tốt và khả năng tái sinh bằng chồi cao.

4.4.1.2. Ảnh hưởng của độ dốc

Kết quả điều tra ảnh hưởng của độ dốc đến đặc điểm phân bố của Trà hoa vàng theo cấp tuổi đƣợc thể hiện tại bảng 4.14 nhƣ sau:

45

Bảng 4. 14. Ảnh hưởng của độ dốc đến cấp tuổi

TT Cấp độ số độ Trà hoa vàng (N, cây/ha)

dốc (o) dốc I II III IV V

1 11 - 12 9 0±0 122±81 167±71 44±18 589±288

2 13 - 14 16 131±75 206±81 275±75 44±13 763±256 3 15 - 16 11 436±138 145±106 264±194 236±129 627±273 4 17 - 18 22 327±104 364±94 286±73 177±58 1082±271 5 19 - 20 49 182±41 257±53 341±76 224±41 1102±196 6 >20 43 186±45 233±58 265±83 188±45 767±180

Tại các vị trí quan sát sát thì các cấp tuổi Trà hoa vàng xuất hiện nhiều nhất nơi có độ dốc từ 19o đến 20o chiếm 49 vị trí và nơi xuất hiện ít nhất ít nhất là nơi có độ dốc từ 11 đén 12 độ chiếm 9 vị trí , sự xuất hiện của Trà hoa vàng tại các độ dốc còn lại lần lƣợt theo thứ tự từ cao đến thấp 20 > 17-18 > 13-14 > 15-16. Trong đó, mật độ phân bố của các cấp tuổi ở các độ đốc là khác nhau. Cấp I mật độ phân bố cao nhất ở độ dôc 15-16o (34.55%), còn lại mật độ phân bố ở các độ dốc khác đƣợc sắp xếp từ cao xuống thấp 17-18o (25.91%) > 20o (14.74%) > 19-20o (14.41%) > 13-14o (10.34%), 11-12o không xuất hiện. Cấp II mật độ phân bố cao nhất ở độ dôc 17-18o

(30.21%), còn lại mật độ phân bố ở các độ dốc khác đƣợc sắp xếp từ cao xuống thấp 19-20o (21.33%) > 20o (19.34%) > 13-14o (14.41%) > 15-16o (12.03%) > 11-120 (10.12%). Cấp III mật độ phân bố cao nhất ở độ dôc 19-20o (23.83%), còn lại mật độ phân bố ở các độ dốc khác đƣợc sắp xếp từ cao xuống thấp 17-18o (19.99%) > 13-14o (19.22%) > 20o (18.52%) > 15-16o (18.45%) > 11-120 (11.67%). Cấp IV mật độ phân bố cao nhất ở độ dôc 19-20o (25.78%), còn lại mật độ phân bố ở các độ dốc khác đƣợc sắp xếp từ cao xuống thấp 15-16o (27.16%) > 19-20o (25.78%) > 20o (21.63%) > 17- 18o (20.37%) > 13-140, 11-120 (5.06%). Cấp V mật độ phân bố cao nhất ở độ dôc 19- 20o (25.30%), còn lại mật độ phân bố ở các độ dốc khác đƣợc sắp xếp từ cao xuống thấp 17.81o (24.93%) > 20o (17.67%) > 13-14o (17.58%) > 15-16o (14.44%) > 11-120 (13.57%). Qua kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ phân bố các cấp tuổi I, II, II theo quy luật tăng dần từ độ cao đến độ cao 19-20o, nhƣng ngƣợc lại mật độ phân bố lại giảm dần. các cấp tuổi IV, V tăng giảm không theo quy luật này nữa. Nhƣ vậy đối với những cấp tuổi nhỏ thích nghi và phát triển ở những nơi có độ dốc thấp càng lên cao thì cấp tuổi lớn thích nghi tốt hơn, vì nơi có độ dốc nhỏ bị xói mòn và rửa trôi ít hơn, tích lũy đƣợc độ mùn cao hơn. Đối với cây có cấp tuổi lớn do quá trình chọn lọc tự nhiên và

46

cạnh tranh sinh tồn, cây cấp tuổi lớn mật độ dần ổn định vì vậy tỷ lệ phận bố không theo quy luật tăng giảm của độ dốc. Nhìn chung độ dốc thích hợp cho quần thể trà phát triển là từ 15-20o.

Bảng 4. 15. Ảnh hưởng của độ dốc đến phẩm chất và nguồn gốc

TT Cấp độ số độ Phẩm chất (N cây/ha) Nguồn gốc

dốc (o) dốc Tốt TB Xấu Chồi Hạt

1 11 - 12 9 922±431 433±201 67±33 700±327 222±104 2 13 - 14 16 1419±417 675±199 113±30 1081±317 338±100 3 15 - 16 11 1709±687 836±331 209±90 1309±520 409±171 4 17 - 18 22 2236±531 1132±269 232±60 1727±411 509±121 5 19 - 20 49 2106±342 1080±179 251±44 1622±264 492±81 6 >20 43 1640±331 874±181 205±44 1265±255 381±77 Kết quả điều tra ảnh hưởng của độ dốc đến đặc điểm phân bố của Trà hoa vàng theo cấp tuổi đƣợc thể hiện tại bảng 4.15 nhƣ sau:

Tại các vị trí quan sát thì tỷ lệ cây có phẩm chất tốt xuất hiện nhiều nhất nơi có độ dốc từ 17 - 18o (22.29%), cây có phẩm chất trung bình nhiều nhất nơi có độ dốc 17 - 18o (23.31%) và cây có phấm chất xấu nhất xuất hiện nhiều nhất ở nơi có độ dốc từ 19-20o (23.31%). Cây có phẩm chất tốt xuất hiện ít nhất nơi có độ dốc từ 11 - 12o (9.19%), cây có phẩm chất trung bình ít nhất xuất hiện ít nhất nơi có độ dốc từ 11 - 12o 11 - 12o (8.61%) và cây có phấm chất xấu nhất xuất hiện ít nhất ở nơi có độ dốc từ 11 - 12o o (6.22%). Đối với nguồn gốc cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh lớn nhất bằng chồi (22.42%) và bằng hạt (21.56) cùng ở độ dốc 17-18o , tỷ lệ cây tái sinh thấp nhất bằng chồi ( 9.09%) và hạt ( thấp nhất 9.44%), đối với các độ dốc khác nhau phẩm chất và nguồn gốc của cây tỷ lệ phân bố không có sự khác khác biệt lớn. Như vậy độ dốc không có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất và nguồn gốc của cây Trà hoa vàng, ngoài ra mật độ phân bố của cây có phẩm chất tốt, trung bình, xấu tập trung nhiều nhất tại độ dốc 17-18o và thấp nhất ở độ dốc 11-12o phù hợp mật độ phân bố của các cấp tuổi dưới sự ảnh hưởng của yếu tố độ dốc đến cấp tuổi.

47

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần thể Trà Hoa vàng (Camellia inusitata Orel, Curry & Luu) tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)