1. Hệ thống EFI (Electronic Fuel Injection)
EFI theo dõi tình trạng động cơ thông qua các tín hiệu được gởi đến từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào). Lưu lượng phun nhiên liệu tối ưu được xác định dựa trên các dữ liệu này và chương trình được lưu trong ECU động cơ, tín hiệu điều khiển qua cực #10, #20, #30, #40 của ECU động cơ để điều khiển các kim phun (phun nhiên liệu). Hệ thống EFI điều khiển hoạt động phun nhiên liệu thực hiện bằng ECU động cơ theo tình trạng lái xe.
2. Hệ thống ESA (Electronic Spark Advance)
Hệ thống ESA theo dõi tình trạng hoạt động của động cơ thông qua các tín hiệu được gửi đến từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào). Góc đánh lửa tối ưu
được xác định dựa trên các dữ liệu này và dữ liệu lưu trữ trong ECU động cơ điều khiển tín hiệu phát ra đến cực IGT. Tín hiệu này điều khiển IC đánh lửa để tạo ra thời điểm đánh lửa tốt nhất theo các chế độ lái xe.
3. Hệ thống ISC (Idle System Control)
Hệ thống ISC làm thay đổi số vòng quay và tạo ra sự ổn định không tải cho chế độ không tải nhanh khi động cơ còn nguội và khi tốc không tải bị giảm xuống do tải điện v.v… ECU động cơ đánh giá tín hiệu từ các cảm biến (tín hiệu đầu vào) và dòng điện được phát ra để điều khiển van ISC.
4. Hệ thống điều khiển bơm nhiên liệu:
ECU động cơ đưa tín hiệu ra đến cực FC và điều khiển rơle mở mạch, nó sẽ điều khiển tốc độ quay của bơm nhiên liệu tùy theo từng điều kiện và dừng bơm khi túi khí được kích hoạt.
5. Hệ thống điều khiển phối khí thông minh VVT-i (Variable Valve Timing-intelligent)
ECU động cơ tính toán thời điểm phối khí tối ưu dựa trên tín hiệu từ các cảm biến, sau đó so sánh với thời điểm phối khí thực tế (từ tín hiệu cảm biến VVT-i) và điều khiển van dầu đến vị trí cần chỉnh, thay đổi góc phối khí trục cam nạp tối ưu theo các chế độ hoạt động của động cơ nhằm nâng cao momen xoắn, tính kinh tế nhiên liệu và giảm khí xả ô nhiễm.
6. Hệ thống điều khiển bộ sấy của cảm biến Oxy
ECU căn cứ vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến lưu lượng khí nạp điều khiển dòng điện qua bộ sấy (cuộn dây nhiệt) nhằm duy trì nhiệt độ của cảm biến oxy tại mức thích hợp để tăng độ nhạy của cảm biến.
7. Hệ thống điều khiển quạt làm mát động cơ
ECU căn cứ vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát điều khiển quạt làm mát động cơ nhằm duy trì nhiệt độ làm việc tối ưu cho động cơ.
8. Hệ thống tự chẩn đoán
Với hệ thống chẩn đoán, khi có sự cố xảy ra trong hệ thống tín hiệu thì hư hỏng này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ. Những sự cố này sẽ được tìm thấy bằng cách hiển thị qua đèn báo kiểm tra động cơ (Check Engine).
9. Hệ thống dự phòng
Khi sự cố xảy ra trong bất kỳ hệ thống nào, khả năng hoạt động động cơ sẽ trục trặc nếu tiếp tục sử dụng các tín hiệu điều khiển từ các hệ thống đó thì
ECU động cơ để điều khiển động cơ tiếp tục hoạt động hoặc cho động cơ dừng hoạt động.
8. VỊ TRÍ CÁC BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN TRÊN XE
Hình 2.71: Cụm vòi phun, IC và bobine
Hình 2.72: Van điều khiển cầm chừng
Hình 2.73: Van dầu điều khiển phối khí hệ thống VVT-i
9. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH
1. Yêu cầu khi sử dụng.
Sinh viên phải được học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng trên động cơ 1NZ-FE trước khi thao tác trên mô hình.
Sinh viên phải nhận biết được cấu tạo tổng quát của mô hình.
Điện áp sử dụng cho mô hình là 12V, chú ý không được phép lắp ắc quy vào động cơ sai cực tính.
Sử dụng nhiên liệu xăng không chì.
Chú ý yêu cầu làm mát và bôi trơn trên động cơ.
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống cháy nổ và an toàn lao động khi sử dụng mô hình.
2. Các thao tác khi sử dụng.
Khi công tắc ở vị trí IG thì đèn “check engine “ phải sáng
Khi động cơ hoạt động thì đèn “check engine “ phải tắt
Sau khi khởi động, động cơ hoạt động ta có thể tiến hành theo các đơn nguyên học tập