CHƯƠNG III: CÁC ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP
III. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Vị trí và màu dây
1.1. Vị trí: Cảm biến kích nổ (KNK) được bố trí ở vuông góc với xy lanh
Hình 3.06.3: Vị trí cảm biến.
1.2. Màu dây:
Gồm có 2 cực
Dây trắng là dây tín hiệu KNK.
Mass vỏ cảm biến.
2. Qui trình kiểm tra:
2.1.Kiểm tra sự không thông mạch:
Kiểm tra sự không thông mạch cực KNK của cảm biến với mass. Nếu thông mạch hoặc có điện trở thì thay mới cảm biến.
Hình 3.06.4: Kiểm tra sự không thông mạch.
2.2. Kiểm tra xung điện áp:
Kiểm tra xung điện áp của cảm biến khi động cơ hoạt động bằng cách sử dụng máy SNAP ON. Đây là dạng xung thường thấy của cảm biến KNOCK. Ta có thể so sánh để biết cảm biến KNOCK có hoạt động tốt hay không.
Hình 3.06.5: Dạng xung của cảm biến kích nổ.
3. Kết luận:
...
...
...
...
III. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khi nhận biết có kích nổ, ECU sẽ điều khiển a. Làm tăng góc đánh lửa sớm
b. Giữ nguyên góc đánh lửa sớm c. Làm giảm góc đánh lửa sớm d. Giảm lượng phun
2. Vị trí của cảm biến kích nổ.
3. Bộ phận quan trọng nhất của cảm biến kích nổ
ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP MÃ SỐ CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC CAM VIOS 007
A. MỤC TIÊU:
Trình bày được cấu tạo, chức năng của cảm biến vị trí trục cam.
Trình bày được nguyên lý hoạt động của cảm biến vị trí trục cam.
Thực hiện được các thao tác kiểm tra hoạt động và mạch cảm biến vị trí trục cam, từ đó làm cơ sở để tiến hành khắc phục sửa chữa.
B. DỤNG CỤ:
Nguồn điện Accu 12V.
ECU động cơ.
Đồng hồ VOM.
Máy SNAP ON.
Bộ cỡ lá.
C. AN TOÀN:
Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu.
Phải tắt công tắc máy trước khi tháo lắp các bộ phận.
Khi kiểm tra mà công tắc máy ở vị trí ON không được để chạm mass.
Sử dụng đồng hồ VOM ở đúng thang đo cần đo.
D. NỘI DUNG:
I. LÝ THUYẾT:
1. Chức năng:
Cảm biến vị trí trục cam tạo ra tín hiệu G+, ECU dựa vào tín hiệu này để nhận biết góc của trục cam từ đó xác định thời điểm phun nhiên liệu và thời điểm đánh lửa tương ứng với điểm chết trên cuối kì nén.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
2.1. Cấu tạo:
Cảm biến vị trí trục cam bao gồm một cuộn dây nhận tín hiệu, một nam châm vĩnh cửu, một rotor (một răng) tạo tín hiệu. Rotor của cảm biến được gắn trên puly của trục cam.
Hình 3.07.1: Cấu tạo cảm biến.
2.2. Nguyên lý hoạt động:
Khi trục cam quay khe hở không khí giữa phần nhô ra trên rotor của cảm biến và cảm biến vị trí trục cam sẽ thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra điện áp trong cuộn nhận tín hiệu được gắn vào cảm biến này sinh ra tín hiệu G. Tín hiệu G được truyền đi như một thông tin về góc chuẩn của trục khuỷu đến ECU.
Rotor tạo tín hiệu kích hoạt cuộn nhận tín hiệu một lần trong mỗi vòng quay trục cam. Từ tín hiệu này, ECU nhận biết khi nào piston số 1 ở điểm chết trên cuối kì nén.
Hình 3.07.2: Sơ đồ mạch của cảm biến.
II. KIỂM TRA:
1. Vị trí:
Cảm biến được bố trí ở cuối trục cam nạp, phía bánh đà.
Hình 3.07.3: Vị trí của cảm biến.
2. Qui trình kiểm tra:
2.1. Kiểm tra điện trở của cảm biến:
Bật khóa điện sang vị trí OFF.
Tháo giắc cảm biến.
Dùng Ohm kế đo điện trở giữa hai cực của cảm biến
* Giá trị đo được: 1,38 KΩ
2.2. Kiểm tra khe hở không khí của rotor cảm biến và lõi thép từ:
Tháo nắp đậy cam.
Dùng bộ lá cỡ đo không nhiễm từ (đồng hoặc nhựa) đo khe hở giữa rotor tạo tín hiệu và cuộn dây.
* Giá trị tiêu chuẩn khe hở là: 0,2 ÷ 0,4mm.
2.3. Kiểm tra dạng xung của tín hiệu:
Nối các dây cáp của động cơ tới Accu.
Nối đầu kết nối của máy SNAP ON tới giắc chẩn đoán trên động cơ.
Khởi động động cơ và điều chỉnh máy SNAP ON ở chế độ đo xung.
Dạng xung được thể hiện như trên hình vẽ.
Hình 3.07.4: Dạng xung của cảm biến.
3. Kết luận:
(Sinh viên đưa ra kết luận sau khi so sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn) ...
...
...
...
III. CÂU HỎI:
1. Cảm biến được bố trí ở a. Đầu trục cam nạp b. Cuối trục cam nạp c. Đầu trục cam thải d. Cuối trục cam thải
2. Khi trục khuỷu quay được 2 vòng thì có bao nhiêu tín hiệu của cảm biến vị trí trục cam gửi về ECU.
a. 1 b. 2 c. 3
3. Tín hiệu G được chuyển đến ECU động cơ như thông tin về góc chuẩn của trục khuỷu.
a. Đúng b. Sai
ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP MÃ SỐ CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC KHUỶU VIOS 008
A. MỤC TIÊU:
Trình bày được cấu tạo, chức năng của cảm biến vị trí trục khuỷu.
Trình bày được nguyên lý hoạt động của cảm biến vị trí trục khuỷu.
Thực hiện được các thao tác kiểm tra hoạt động và mạch cảm biến vị trí trục khuỷu, từ đó làm cơ sở để tiến hành khắc phục sửa chữa.
B. DỤNG CỤ:
Nguồn điện Accu 12V.
ECU động cơ.
Đồng hồ VOM.
Máy SNAP ON
Bộ cỡ lá.
Dụng cụ tháo lắp cần thiết: chìa khóa vòng – miệng…
C. AN TOÀN:
Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu.
Phải tắt công tắc máy trước khi tháo lắp các bộ phận.
Khi kiểm tra mà công tắc máy ở vị trí ON không được để chạm mass.
Sử dụng đồng hồ VOM ở đúng thang đo cần đo.
D. NỘI DUNG:
I. LÝ THUYẾT:
1. Chức năng:
Cảm biến vị trí trục khuỷu tạo ra tín hiệu NE, ECU dựa vào tín hiệu NE này để xác định số vòng quay của trục khuỷu và kết hợp với cảm biến lưu lượng không khí nạp (MAP) để xác định lượng nhiên liệu phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
2.1. Cấu tạo:
Cảm biến vị trí trục khuỷu bao gồm một cuộn dây nhận tín hiệu, một nam châm vĩnh cửu, một rotor tạo tín hiệu.
Rotor của cảm biến được gắn ở đầu trục khuỷu.
Hình 3.08.1: Cấu tạo cảm biến.
2.2. Nguyên lý hoạt động:
Khi trục cam quay khe hở không khí các răng trên rotor của cảm biến và cảm biến vị trí trục khuỷu sẽ thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra điện áp trong cuộn nhận tín hiệu được gắn vào cảm biến này sinh ra tín hiệu NE.
Rotor tạo tín hiệu kích hoạt cuộn nhận tín hiệu 34 lần trong mỗi vòng quay trục khuỷu. Từ tín hiệu này, ECU nhận biết tốc độ động cơ cũng như sự thay đổi từng 10º một của góc quay trục khuỷu.
Hình 3.08.2: Sơ đồ mạch điện của cảm biến.
II. KIỂM TRA:
1. Vị trí:
Hình 3.08.3: Vị trí cảm biến.
2. Qui trình kiểm tra:
2.1. Kiểm tra điện trở của cảm biến:
Bật khóa điện sang vị trí OFF.
Tháo giắc cảm biến.
Dùng Ohm kế đo điện trở giữa hai cực của cảm biến.
Giá trị đo được: 1,38 KΩ
2.2. Kiểm tra dạng xung của tín hiệu:
Nối các dây cáp của động cơ tới Accu.
Nối đầu kết nối của máy SNAP ON tới giắc chẩn đoán trên động cơ.
Khởi động động cơ và điều chỉnh máy SNAP ON ở chế độ đo xung.
Hình 3.08.4: Dạng xung của tín hiệu.
3. Kết luận:
(Sinh viên đưa ra kết luận sau khi so sánh giá trị đo được với giá trị chuẩn) ...
...
...
...
III. CÂU HỎI:
1. Nếu cảm biến G –NE bị hỏng thì động cơ hoạt động được hay không?
2. Nếu mắc nhầm cực G sang Ne thì có hiện tượng gì?
3. Tín hiệu G –Ne cho xung dạng gì?
ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP MÃ SỐ BƠM NHIÊN LIỆU VÀ
MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU
VIOS 009
A. MỤC TIÊU
Trình bày được thành phần cấu tạo của bơm nhiên liệu.
Hiểu được mạch điều khiển bơm nhiên liệu.
Thực hiện được các thao tác kiểm tra bơm và mạch bơm.
B. DỤNG CỤ
Nguồn điện Accu 12V.
Đồng hồ VOM.
C. AN TOÀN
Không được lắp sai các đầu dây cáp cực Accu.
Phải tắt công tắc máy trước khi tháo giắc nối, rơle.
Sử dụng đồng hồ VOM đúng ở thang đo cần đo.
D. NỘI DUNG I. LÝ THUYẾT