Soi chiếu vào trường hợp quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc qua lăng kính ý thức hệ

Một phần của tài liệu Nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hoá đến nay. (The ideological factor in the Vietnam – US relations since normalization) (Trang 130 - 137)

Chương 3: DỰ BÁO VỀ NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1. Cơ sở của dự báo

3.1.4. Soi chiếu vào trường hợp quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc qua lăng kính ý thức hệ

Như đã đề cập ở phần đầu chương, một trong những cơ sở để lựa chọn đối sánh trường hợp của Trung Quốc về nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Hoa Kỳ- Trung Quốc là do xuất phát từ tính tương đồng nhất định trong ý thức hệ mà Trung Quốc và Việt Nam lựa chọn, với tư cách là hai nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo. Hơn nữa, bản thân vấn đề ý thức hệ cũng là một chủ đề mà Trung Quốc thường nêu trong tương tác với Việt Nam và trong tham chiếu để xử lý quan hệ với Hoa Kỳ.

3.1.4.1. Tác động mờ nhạt của nhân tố ý thức hệ (đến 2018)

Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng là hai quốc gia có ý thức hệ khác nhau. Vấn đề ý thức hệ trong quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc cũng có những biến thiên nhất định, phụ thuộc vào quan hệ ở mỗi giai đoạn, sự gia tăng hoặc giảm đi căng thẳng trong quan hệ hoặc xu thế cạnh tranh.

Với chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc

(21-28/2/1972), hai nước đã ban hành Thông cáo Thượng Hải, tuyên bố về quan điểm chính sách đối ngoại của mỗi nước, cam kết hai nước sẽ phối hợp để bình thường hoá hoàn toàn các quan hệ ngoại giao. Mặc dù không đạt được sự hiểu biết chung trên một số vấn đề như xung đột ở Hàn Quốc, Việt Nam, Israel, song văn phòng liên lạc đã được thiết lập cả ở Bắc Kinh và Washington. Hoa Kỳ thừa nhận lập trường một Trung Quốc của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải đến Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao (01/01/1979), Hoa Kỳ mới chính thức chuyển giao công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, nhắc lại sự thừa nhận của Thông cáo Thượng Hải về lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc, song vẫn duy trì các liên hệ thương mại, văn hoá và các liên hệ không chính thức khác với người dân Đài Loan.

Cả chuyến thăm Trung Quốc của Nixon và việc thiết lập quan hệ chính thức giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp phải phản ứng trái chiều của nhiều quốc gia, đặc biệt là Đài Loan và một số quốc gia của thế giới cộng sản, xuất phát từ lăng kính ý thức hệ lúc bấy giờ.

Sau chuyển thăm Hoa Kỳ (01/1979) của Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng một loạt các trao đổi cấp cao, dẫn đến nhiều thoả thuận song phương nhất là trong lĩnh vực thương mại, khoa học, công nghệ, văn hoá75. Sau khi Đại sứ quán chính thức được thành lập ở Bắc Kinh và Washington (01/3/1979), một hiệp định thương mại song phương được hình thành, tạo cơ sở cho rất nhiều thoả thuận về thương mại, hàng hải, dệt may. Hợp tác quân sự cũng được bắt đầu tư năm 1979. Hai nước mở rộng đối thoại trên nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu, bao gồm cả việc kiểm soát vũ khí, Liên hợp quốc và các vấn đề tổ chức đa phương khác.

Trao đổi cấp cao tiếp tục là cách thức để Hoa Kỳ và Trung Quốc phát triển quan hệ76. Mặc dù vậy, sự khác biệt về ý thức hệ và tư duy Chiến tranh Lạnh vẫn tồn tại. Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã có bài phát biểu chỉ trích Liên Xô và ca ngợi CNTB, dân chủ và tự do tôn giáo. Ngay

75 Hai nước khởi xướng hàng trăm dự án nghiên cứu chung và các chương trình hợp tác theo chương trình song phương lớn nhất khi đó là Hiệp định Hợp tác Khoa học và Công nghệ

76 Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Regan thăm Trung Quốc và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương thăm Hoa Kỳ vào năm 1984

sau khi năm quyền (năm 1980), Ronald Regan tiếp tục có bài phát biểu chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc và hoan nghênh khôi phục quan hệ với Đài Loan.

Trong hai năm đầu Ronald Regan cầm quyền, quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc xấu đi rõ rệt và rơi vào tình trạng tồi tệ nhất. Đặng Tiểu Bình năm 1982 khi nhắc lại lý thuyết “Ba thế giới” của Mao Trạch Đông đã chỉ trích Hoa Kỳ về chủ nghĩa đế quốc. Đặc biệt, sự kiện Thiên An Môn (1989) đã phá vỡ mối quan hệ thương mại song phương. Hoa Kỳ đình chỉ trao đổi chính thức cấp cao và xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc, áp đặt một số lệnh trừng phạt kinh tế, chỉ trích vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ có âm mưu lật đổ CNXH Trung Quốc.

Quan hệ quân sự giữa hai nước cũng bị chấm dứt vào nămn 1989.

Dưới chính quyền Clinton, quan hệ được cải thiện với việc nối lại các chuyến thăm cấp cao77 và những tiến triển trong nhiều vấn đề song phương.

Quan hệ được cải thiện sau vụ sự kiện 11/9, hai nước hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu vực, bao gồm cả vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Chính quyền Obama tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, thậm chí lãnh đạo hai bên còn khẳng định rằng sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc không chỉ vì lợi ích của cả hai quốc gia mà còn vì lợi ích của thế giới78. Đối thoại Kinh tế và Chiến lược song phương được mở rộng. Mặc dù hai bên vẫn bất đồng trong các vấn đề Đài Loan, dân chủ, nhân quyền.., song ngày càng hợp tác đan xen về kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng.

Hiện nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đang là đối tác thương mại và là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc (sau EU). Kim ngạch thương mại giữa hai nước là 2,5 tỉ năm 1979 tăng lên hơn 660 tỉ USD năm 2018, gấp hơn 250 lần. Kim ngạch thương mại song phương Hoa Kỳ-Trung Quốc mỗi ngày đạt gần 2 tỷ USD, tương đương kim ngạch một năm giữa Hoa Kỳ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Với trữ lượng lớn chiếm đến một phần ba tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu79, Trung Quốc hiện cung cấp đến

77 Chuyến thăm của Chủ tịch Giang Trạch Dân đến Hoa Kỳ (năm 1997) là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Hoa Kỳ của một lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc kể từ năm 1970. Tổng thống Clinton cũng thăm Trung Quốc năm 1989.

78 Trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (08/11/2008) chúc mừng chiến thắng trong bầu của của ông Obama.

79 Trung Quốc hiện có 44/120 triệu tấn đất hiếm toàn cầu, chiếm 30,6%.

80% lượng đất hiếm80 cho Hoa kỳ.

3.1.4.2. Quan hệ kênh đảng Hoa Kỳ - Trung Quốc

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thiết lập mối quan hệ kênh Đảng bắt đầu từ năm 2010, giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa của Mỹ, thông qua một loạt các "Đối thoại giữa các Lãnh đạo chính đảng cấp cao Hoa Kỳ - Trung Quốc" (US-China High-level Political Party Leaders Dialogue). Các cuộc đối thoại thường kỳ này diễn ra luân phiên giữa hai nước, do Viện Đông Tây (East-West Institute81) phối hợp với Ban Liên lạc Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc điều phối và tổ chức. Được đánh giá là "tiến triển đáng kể nhất trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc trong một thập kỷ qua"82, các cuộc đối thoại đã "cung cấp một cơ hội chưa từng có cho các nhật vật có thẩm quyền từ ba chính đảng thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm. Cùng với Viện Đông Tây, NDI và IRI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các đối thoại này. Tại các cuộc đối thoại, hai bên thảo luận về tình hình của mỗi nước83, quan hệ song phương; chính sách đối ngoại của mỗi nước; những lợi ích trùng hợp giữa hai nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; quan điểm của mỗi bên về các vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình bán đảo Triều Tiên, Afghanistan, Pakistan, Iran, Myanmar, Sudan....

Việc Viện Đông Tây đứng ra điều phối, kết nối và tổ chức các cuộc Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ cũng có ý nghĩa đặc biệt. Bởi trong quá trình gần 4 thập kỷ hoạt động, Viện đã kết nối các quốc gia/thể chế khác biệt về ý thức hệ có thể đối thoại, xây dựng niềm tin và hiểu biết lẫn nhau. Tiêu biểu là việc tạo dựng niềm tin và hiểu biết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tổ chức cuộc đối thoại quân sự đầu

80 Rare Earth Element gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong các ngành quan trọng như viễn thông, điện tử, xe hơi, chế tạo máy bay, vũ khí…

81 Viện Đông Tây (EWI) là một mạng lưới toàn cầu gồm các bên liên quan có ảnh hưởng cam kết và tham gia vào việc tạo dựng niềm tin và ngăn ngừa xung đột trên toàn thế giới. Viện Đông Tây có quá trình gần 40 năm tổ chức các cuộc đối thoại và hỗ trợ ngoại giao nhằm phát triển các giải pháp bền vững cho các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh lớn hiện nay. Các hoạt động chính của Viện Đông Tây bao gồm: (i) Tham gia vào việc phòng ngừa và giải quyết xung đột, cung cấp tư vấn lãnh đạo tư tưởng và chiến lược cho các chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác trên toàn thế giới; (ii) Đưa các bên xung đột đến bàn đàm phán, thường là lần đầu tiên, để tìm điểm chung; (iii) Dự đoán những thách thức toàn cầu và phát triển các giải pháp liên quan đến các nhà hoạch định chính sách và các lãnh đạo tổ chức/tập đoàn.

82 US-China Breakthough, Báo cáo về Đối thoại giữa các Lãnh đạo chính đảng cấp cao Hoa Kỳ - Trung Quốc lần thứ nhất, Dữ liệu lưu trữ trên website của East - West Institute, https://www.eastwest.ngo

83 Như vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các cuộc cải cách kinh tế, xã hội và chính trị; tình hình chính trị Hoa Kỳ trước thềm bầu cử….

tiên chưa từng có giữa NATO do Hoa Kỳ đứng đầu và các quốc gia thuộc Khối Vác-sa-va84 do Liên Xô thành lập và chỉ huy. Vào những năm 1990 của thế kỷ 20, Viện đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm về Tương lai của Cộng hòa Liên bang Nam Tư, tập trung vào tiếng nói đối lập với chế độ Milosevic, giúp tạo không khí để chuyển đổi hòa bình sang một chính phủ dân chủ mới. Với Hoa Kỳ và Nga, Viện đã giúp góp phần giảm căng thẳng không gian mạng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bao gồm xây dựng các quy tắc nền tảng để bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, cũng như hỗ trợ thỏa thuận năm 2013 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để bắt đầu hợp tác về an ninh mạng. Như vậy, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng tạm “gác” những khác biệt về ý thức hệ để cùng đối thoại trên các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì các lợi ích của mỗi bên.

Trong phiên Đối thoại lần thứ 11 tại Bắc Kinh (11/2019), Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào cho rằng “các đảng chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ cần phối hợp để định hướng phát triển các quan hệ song phương theo hướng hợp tác thay vì đối đầu, tương tác thay vì phân tách, đối thoại thay vì chia rẽ” và “các cuộc đối thoại và tham vấn được kỳ vọng góp phần giải quyết các khác biệt giữa hai bên”, bày tỏ hy vọng rằng “cơ chế đối thoại giữa các đảng chính trị của hai nước sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ và mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước”. Cựu Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gary Locke - đại diện của Đảng Dân chủ và Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Alphonso Jackson – đại diện của Đảng Cộng hoà nhấn mạnh rằng “các chính đảng và lãnh đạo của hai nước cần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và giải quyết hợp lý các khác biệt hướng tới mục tiêu vịnh vượng cho người dân” [270].

3.1.4.3. Sự trở lại của nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc hiện nay

Kể từ giữa năm 2019, khi cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng và mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế-thương mại, công nghệ, đến địa chiến

84 Warsaw Pact - hiệp ước quân sự được ký kết tại Warszawa, Ba Lan vào nă 1995 giữa 8 nước theo chế độ XHCN ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc, do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO do Hoa Kỳ đứng đầu. Trụ sở của Khối đặt tại Thủ đô Warszawa của Ba Lan

lược, y tế, uy tín quốc tế, các vấn đề Hồng Công, Đài Loan…, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất hiện và lan rộng trên phạm phi toàn cầu thì nhân tố ý thức hệ lại trở nên rõ nét. Hoa Kỳ chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc và CNXH một cách trực diện, lấy đó làm “công cụ” để kiềm chế Trung Quốc, phân tuyến tập hợp lực lượng chống Trung Quốc.

Báo cáo "Tiếp cận Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" do Ngoại trưởng Pompeo công bố trong điều trần trước Quốc hội Mỹ (20/5/2020) đánh giá Trung Quốc mang đến các thách thức đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ về kinh tế, an ninh cũng như thách thức với các giá trị Hoa Kỳ. Đặc biệt, báo cáo cho rằng "Trung Quốc thúc đẩy trên quy mô toàn cầu các giá trị thách thức niềm tin nền tảng của Hoa Kỳ về quyền không thể thay đổi của mỗi cá nhân như quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc". Chính quyền hiện nay của Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường nỗ lực xây dựng hình ảnh về hệ thống quản trị của Trung Quốc như một mô hình vận hành tốt hơn mô hình của các quốc gia phương tây phát triển. Báo cáo cho rằng từ năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị cho “một giai đoạn hợp tác và xung đột trong dài hạn” giữa hai hệ thống cạnh tranh lẫn nhau là hệ thống XHCN và hệ thống TBCN; tuyên bố

"CNTB chuẩn bị thoái trào và CNXH sẽ chiến thắng". Năm 2017, Tập Cận Bình nhấn mạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành

“lãnh đạo toàn cầu về cả sức mạnh tổng hợp quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế”

với việc xây dựng "CNXH mang màu sắc Trung Quốc" - được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin, kết hợp giữa "nền độc tài độc đảng, dân tộc; một nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo; nền khoa học và công nghệ phục vụ nhà nước" - tất các những điều này trái ngược với các giá trị và nguyên tắc mà Hoa Kỳ và các quốc gia có ý thức hệ tương đồng theo đuổi về chính phủ đại diện, doanh nghiệp tự do và tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi cá nhân [278].

Các chính quyền Hoa Kỳ coi Hồng Kông là tiền đồn của "thế giới tự do", kỳ vọng Hồng Kông sẽ trở thành một vùng đất "tự do", chất xúc tác thúc đẩy

"dân chủ" trong lòng Trung Quốc. Trong chính sách của Mỹ, Hồng Kông là tác nhân mở rộng tự do ở Trung Quốc [105]. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông bùng phát từ giữa năm 2019 càng khiến cho nhân tố ý thức hệ nổi lên trong quan hệ

Trung Quốc - Hoa Kỳ. Trung Quốc cho rằng việc người biểu tình yêu cầu thay đổi chính quyền là "cách mạng màu", Hoa Kỳ đứng sau hỗ trợ cho phong trào biểu tình này. Trung Quốc cũng chứng minh rằng Hoa Kỳ từ lâu đã tài trợ và nuôi dưỡng, bổ trợ dài hạn cho phe đối lập Hồng Kông qua hai kênh (i) Quỹ Quốc gia hỗ trợ dân chủ Hoa Kỳ - NED85, (ii) thông qua ông trùm truyền thông Next Digital Hồng Kông86; chuẩn bị và tiến hành "cách mạng màu", tố cáo tình báo Hoa Kỳ xây dựng trường đào tạo các nhân viên sử dụng "biện pháp phi bạo lực" để tiến hành "phong trào dân chủ" ở Hồng Kông.

Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng, nhân tố ý thức hệ cũng có tác động đến sự phát triển của quan hệ song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc. Nhân tố ý thức hệ từng bị “mờ” đi, “nhường chỗ” cho những tính toán và ràng buộc về lợi ích giữa hai bên, điển hình là lợi ích kinh tế-thương mại và Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã vượt qua những khác biệt về ý thức hệ để cùng đối thoại trên các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì các lợi ích của mỗi bên. Tuy nhiên, khi căng thẳng gia tăng, thì nhân tố ý thức hệ lại nổi lên như một yếu tố cản trở, khắc sâu thêm những mâu thuẫn vốn có và làm trầm trọng thêm các khía cạnh cạnh tranh giữa hai nước.

Trong thời gian tới, quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế hiện nay. Về bản chất, quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc là sự tranh giành ảnh hưởng giữa một một siêu cường tại vị và một cường quốc đang lên có thực lực và tham vọng giành ngôi vị bá quyền.

Đặc điểm xuyên suốt của mối quan hệ này trong thời gian qua và thời gian sắp tới là tính động, tăng giảm theo sức mạnh tổng hợp của mỗi nước, sự thay đổi trong so sánh tương quan lực lượng và tình hình thế giới. Đó sẽ tiếp tục là một mối quan hệ cạnh tranh, hợp tác đan xen, song mặt cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau sẽ là chủ đạo và diễn ra với mức độ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, thậm chí khó dung hoà trong một số vẫn đề. Về phạm vi, cạnh tranh giữa hai cường quốc này sẽ tiếp tục diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, an ninh-quốc phòng, tài chính… đến

85 Nguồn tài chính chủ yếu được cấp thông qua Quốc hội Hoa Kỳ. Từ năm 1991 đến 2018, NED đã tài trợ cho các dự án ở Hồng Kông 10,64 triệu USD

86 cá nhân này đã cung cấp 40,8 triệu USD Hồng Kông cho 9 tổ tổ chức và 14 nhân vật chính trị đối lập trong 3 năm 2017-2019

Một phần của tài liệu Nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hoá đến nay. (The ideological factor in the Vietnam – US relations since normalization) (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)