Thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau An Toàn (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.2 Thực trạng phát triển của thị trường RAT Tp. Hồ Chí Minh hiện nay

2.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay

Nhìn chung, diện tích canh tác RAT trên địa bàn Tp. HCM từ năm 2010 đến năm 2013 khá ổn định, gia tăng nhẹ qua các năm. Năm 2011 là năm có tỷ lệ tăng diện tích canh tác cao nhất với 5.7%. Năm 2012, diện tích canh tác là 3,024 ha, tăng 4.6% so với năm 2011 và được giữ nguyên cho đến hết năm 2013.

Tương tự, diện tích gieo trồng RAT cũng có sự thay đổi nhỏ từ năm 2010 đến năm 2014.

Cụ thể, từ 12,740 ha năm 2010, diện tích gieo trồng tăng 6.1% lên thành 13,515 ha ở năm 2011. Năm 2012, diện tích gieo trồng tiếp tục tăng 7% thành 14,456 ha. Năm 2013, tốc

độ tăng trưởng diện tích gieo trồng chỉ đạt 1.8% và đạt được 14,714 ha do diện tích canh tác không có sự gia tăng so với năm 2012.

Hình 2.6. Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác RAT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh các năm 2010, 2011, 2012, 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển RAT các năm 2006-2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh)

2.2.2.2 Sản lượng và năng suất

Từ năm 2010 đến năm 2013, sản lượng RAT tăng thêm 18%, từ 284,336 tấn lên 335,479 tấn. Trong đó, năm 2011 có tăng 5.2%, năm 2012 tăng 8.5% và năm 2013 tăng 3.5% so với năm trước đó. Sản lượng RAT tăng lên qua các năm tương ứng với diện tích gieo trồng được gia tăng qua từng năm.

2735 2892 3024 3024

12740 13515 14456 14714

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

2010 2011 2012 2013

Diện tích (ha)

Năm

Diện tích gieo trồng và diện tích canh tác

Diện tích canh tác Diện tích gieo trồng

Hình 2.7. Sản lượng RAT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển RAT các năm 2006-2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh)

Hình 2.8. Năng suất RAT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển RAT các năm 2006-2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh)

284336

299001

324270

335479

250000 260000 270000 280000 290000 300000 310000 320000 330000 340000

2010 2011 2012 2013

Sản lượng (tấn)

Năm

Sản lượng

Sản lượng

22.3

22.1

22.4

22.8

21.6 21.8 22 22.2 22.4 22.6 22.8 23

2010 2011 2012 2013

ng suất (tấn/ ha)

Năm

Năng suất

Năng suất

Năng suất là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả gieo trồng trên một đơn vị diện tích đất. Từ năm 2010 đến năm 2013, năng suất RAT có sự thay đổi đáng chú ý. Nếu như năm 2010, năng suất là 22.3 tấn/ ha thì năm 2011, năng suất này lại giảm xuống chỉ còn 22.1 tấn/ ha.

Nguyên nhân là do tốc độ tăng diện tích gieo trồng năm 2011 cao hơn so với tốc độ tăng của sản lượng. Tuy nhiên đến năm 2012 thì năng suất lại có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt, tăng 1.3% lên thành 22.4 tấn/ ha và đạt mốc 22.8 tấn/ ha ở cuối năm 2013.

2.2.2.3 Chứng nhận VietGAP

VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. VietGAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại.

Hình 2.9. Số đơn vị được cấp giấy chứng nhận VietGAP qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển RAT các năm 2006-2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh)

46 56

202

84

0 50 100 150 200 250

2010 2011 2012 2013

Năm

Số đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP

Số đơn vị

Hình 2.10. Diện tích canh tác được cấp giấy chứng nhận VietGAP qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển RAT các năm 2006-2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh)

Qua phân tích ở trên ta thấy hàng năm đều có thêm nhiều tổ chức và cá nhân phấn đấu để được cấp chứng nhận VietGap. Nhờ đó, diện tích canh tác được cấp giấy chứng nhận VietGap tăng nhanh qua các năm.

2.2.2.4 Tiêu thụ

Kết quả khảo sát của Sở Công thương cho thấy, mỗi ngày, hệ thống siêu thị trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tiêu thụ bình quân 217,53 tấn rau, trong đó rau VietGAP là 98,63 tấn.

Theo Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương Tp. Hồ Chí Minh, nhóm rau ăn lá có tiềm năng tăng lượng cung ứng sản phẩm VietGAP lớn nhất, bởi trên 70% lượng rau ăn lá VietGAP mà các siêu thị đang tiêu thụ mỗi ngày là từ các tỉnh đưa về. Nhóm rau ăn quả cũng là nhóm mặt hàng thế mạnh của các HTX ở Tp. Hồ Chí Minh, với các mặt hàng chính như mướp, bí đỏ, bí đao xanh, khổ qua, susu ..., với lượng cung ứng chiếm 33%

lượng rau VietGAP mà thành phố tiêu thụ mỗi ngày. Mặt khác, do còn khó khăn trong việc đưa rau VIetGAP vào hệ thống siêu thị, nên một số HTX ở Tp. Hồ Chí Minh vẫn

34 28.12

74.14

89.1

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2010 2011 2012 2013

Diện tích (ha)

Năm

Diện tích canh tác được cấp chứng nhận VietGAP

Diện tích (ha)

đang phải bán một lượng không nhỏ rau VietGAP ra các chợ truyền thống. Điều này gây nên thiệt hại cho các nhà sản xuất RAT.

2.2.2.5 Kênh phân phối

Hình 2.11. Sơ đồ kênh phân phối của RAT tại Tp. Hồ Chí Minh

(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp từ thực trạng phân phối của RAT)

Kênh phân phối RAT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh rất đa dạng bao gồm cả kênh trực tiếp và gián tiếp qua một, hai hoặc 3 trung gian. Hiện nay, kênh tiêu thụ chính của rau VietGAP do các HTX ở TP HCM sản xuất là hệ thống siêu thị (Saigon Co.op, Maximart, BigC, Metro, Lotte Mart, Fivimart ...), với sản lượng cung ứng bình quân 53,1 tấn/ngày (chiếm 58,72%). Các kênh tiêu thụ khác (Công ty xuất khẩu nông sản, Công ty chế biến, bếp ăn tập thể, xuất ăn công nghiệp, trường học, nhà trẻ, cửa hàng tiện ích ...), sản lượng cung ứng bình quân 6,1 tấn/ngày, chiếm 6,88%). Về kênh xuất khẩu, chỉ mới có HTX

Người trồng rau (Hộ

nông dân, HTX…

Người bán

Cửa hàng, siêu thị

Người tiêu dùng

cá nhân (Hộ gia đình)

Người tiêu dùng tập thể (Nhà ăn tập thể, nhà

trẻ…) Người thu

gom

Người bán

Người bán lẻ nhỏ

Nông nghiệp Thỏ Việt xuất khẩu trực tiếp được rau VietGAP sang các thị trường Đức, Hà Lan, Dubai với sản lượng bình quân 20 tấn/tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Các Yếu Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Rau An Toàn (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)