CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua RAT của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh
4.2.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua RAT của người tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh thông qua phân tích nhân tố EFA
4.2.2.1 Phân tích các biến độc lập
Giá trị KMO 0.704
Kiểm định Bartlett
Approx. Chi-Square 4009
Df 378
Sig. 0.000
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kết quả phân tích EFA cho thấy chỉ số KMO = 0.704 > 0.5 chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 4009 với mức ý nghĩa sig=0.000 < 0.05 cho thấy dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn hợp lí.
Tại mức giá trị eigenvalues là 1.079 >1 – mức giá trị đảm bảo nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt - cho thấy 28 biến quan sát sẽ được phân thành 7 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 71.42% > 50%. Điều này có nghĩa là 7 nhân tố này giải thích được 71.42% biến thiên của dữ liệu và phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của phương pháp phân tích nhân tố. (Phụ lục 6, phân tích EFA cho biến độc lập).
Sau khi sử dụng phép xoay Varimax, kết quả phân nhóm các yếu tố có được như trong bảng sau:
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần thứ nhất
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS) Kết quả xoay nhân tố cho thấy 28 biến được phân thành 7 nhóm nhân tố. Trong đó, biến CP04 có hệ số tải nhân tố < 0.5 nên không được xếp vào nhóm nào nên cần loại khỏi mô
STT Biến quan sát
Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7
1 SK06 0.808
2 SK05 0.782
3 SK07 0.763
4 SK02 0.719
5 SK08 0.717
6 SK04 0.677
7 SK01 0.516
8 SK03 0.502
9 CP04
10 TL04 0.851
11 TL01 0.782
12 TL02 0.78
13 TL03 0.779
14 TK02 0.882
15 TK03 0.85
16 TK04 0.627
17 TK01 0.607
18 TT03 0.838
19 TT01 0.831
20 TT04 0.826
21 TT02 0.768
22 CP02 0.788
23 CP01 0.714
24 CP03 0.591
25 THT04 0.825
26 THT03 0.819
27 THT02 0.891
28 THT01 0.885
hình. Hai nhóm nhân tố 6 và 7, mỗi nhóm chỉ gồm 2 biến : THT04 và THT03 trong nhóm 6; THT02 và THT01 trong nhóm 7. Do đó, 2 nhóm này cũng cần bị loại khỏi mô hình.
Tác giả tiến hành phân tích EFA lần 2 với 23 biến độc lập (loại bỏ biến CP04, THT01, THT02, THT03, THT04) và có được kết quả sau:
Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett’s của các biến độc lập lần hai
Giá trị KMO 0.744
Kiểm định Bartlett
Approx. Chi-Square 3015
Df 253
Sig. 0.000
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy chỉ số KMO = 0.744 > 0.5 chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 3015 với mức ý nghĩa sig=0.000 < 0.05 cho thấy dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn hợp lí.
Tại mức giá trị Eigenvalues = 1.456 >1 cho thấy 23 biến quan sát sẽ được phân thành 5 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 66.71% > 50%. Điều đó cho thấy 5 nhân tố này giải thích được 66.71% biến thiên của dữ liệu và phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá của phương pháp phân tích nhân tố. (Phụ lục 6, phân tích EFA cho biến độc lập).
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần hai
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Sau khi xoay lần 2, 23 biến quan sát được phân thành 5 nhóm yếu tố và không có biến nào cần loại khỏi mô hình. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các biến quan sát hiện có trong mỗi nhóm, tác giả điều chỉnh lại thang đo các biến độc lập như sau:
Nhóm nhân tố số 1 gồm 8 biến thuộc thành phần “Mối quan tâm đến sức khỏe và môi trường”:
STT Biến
quan sát
Nhân tố
1 2 3 4 5
1 SK06 0.818
2 SK05 0.776
3 SK07 0.769
4 SK08 0.731
5 SK02 0.709
6 SK04 0.666
7 SK01 0.539
8 SK03 0.501
9 TL02 0.86
10 TL03 0.853
11 TL04 0.808
12 TL01 0.738
13 TK02 0.86
14 TK03 0.839
15 TK04 0.653
16 TK01 0.625
17 TT03 0.833
18 TT04 0.832
19 TT01 0.83
20 TT02 0.773
21 CP01 0.826
22 CP02 0.768
23 CP03 0.63
o SK01: Quan tâm đến thành phần và lượng dinh dưỡng trong rau tiêu thụ hàng ngày
o SK02: Lo lắng về sự xuất hiện của các chất phụ gia vào rau o SK03: Quan tâm rau được sản xuất như thế nào
o SK04: Nghĩ rằng nhiều rau thường ăn có chứa nhiều thuốc thuốc trừ sâu o SK05: Lo lắng về tác hại của sự ô nhiễm đến trồng trọt và đời sống của
động vật
o SK06: Việc sản xuất rau một cách thân thiện với môi trường là rất quan trọng
o SK07: RAT thì thân thiện với môi trường hơn o SK08: RAT thì tốt cho sức khỏe
Nhóm nhân tố số 2 gồm 4 biến thuộc thành phần “Cảm nhận về sự tiện lợi”:
o TL01: Việc mua RAT thì rất bất tiện
o TL02: RAT chỉ được bán ở một số ít nơi nhất định
o TL03: Nơi mà tôi thường mua RAT không có bán tất cả những loại rau mà tôi cần
o TL04: Mất nhiều thời gian để tìm được nơi cung cấp RAT
Nhóm nhân tố số 3 gồm 4 biến thuộc thành phần “Ý kiến của nhóm tham khảo”:
o TK01: Bạn bè thân và gia đình của tôi có tiêu thụ RAT
o TK02: Nhiều phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến ưu điểm của RAT so với rau thường
o TK03: Những chuyên gia về dinh dưỡng, sức khỏe và các tổ chức có uy tín khuyến khích tôi dùng RAT
o TK04: Những người yêu quý của tôi mong muốn tôi mua nhiều RAT cho họ hơn
Nhóm nhân tố số 4 gồm 4 biến thuộc thành phần “Sự tin tưởng RAT và các nhà phân phối” :
o TT01: Tin rằng RAT mà các nhà phân phối bán là thật
o TT02: Tin rằng các nhà sản xuất đang thực hiện sản xuất RAT
o TT03: Tin vào các logo chứng nhận RAT o TT04: Tin vào thông tin trên nhãn của RAT
Nhóm nhân tố số 5 gồm 3 biến thuộc thành phần “Cảm nhận về chi phí”:
o CP01: RAT thì đắt
o CP02: Giá RAT cao hơn nhiều so với rau thường
o CP03: Chỉ có người tiêu dùng có thu nhập cao mới đủ khả năng chi trả o CP04: Chi phí cho RAT nằm ngoài ngân sách
4.2.2.2 Phân tích biến phụ thuộc