CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN
1.3 Vài nét v ề tình hình sản xuất và xuất khẩu thanh long của Việt Nam
1.3.2 Tình hình xu ất khẩu thanh long của Việt Nam
1.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Trong thời gian qua, xuất khẩu thanh long của Việt Nam đã đạt được những kết quả đột phá vượt bậc. Đây là mặt hàng có tăng trưởng rất mạnh và liên t ục từ năm 2003 đến nay. Sản lượng xuất khẩu thanh long Việt Nam lớn nhất thế giới hiện nay, 6 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu thanh long đạt 120,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 78,9 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 24,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012 (Thông tin thương mại Bộ Công thương, năm 2012-2013).
Trong giai đoạn 2003-2013, kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta đạt mức tăng trưởng gấp 35 lần. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta chỉ đạt 5,8 triệu USD thì đến năm 2011 đã đạt 107 triệu và năm 2013 đạt 203 triệu USD. Hiện, thanh long là chủng loại trái cây xuất khẩu chủ lực và có tỷ trọng lớn nhất (trên 50% tổng giá trị trái cây xuất khẩu) của nước ta (thông tin thương mại Bộ Công thương, 2012-2013)
Di ện tích x1000 ha S ản lượng
Năm 2013
203 triệu USD
Năm 2003
Năm 2005
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
5,8 triệu USD
10,4 triệu USD
59,1 triệu USD
107 triệu USD
181 triệu USD
203 triệu USD (12,2% so
với 2012)
Nguồn : Viện cây ăn quả miền Nam ( 2014)
Biểu đồ 1.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Thanh long Việt Nam sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu (chiếm trên 80% sản lượng). Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng đáng kể qua các năm. Theo tổng kết trong năm 2013, thanh long Việt Nam xuất sang khoảng 40 quốc gia, vùng, lãnh thổ trên thế giới, phát triển thêm 05 thị trường mới là: Phillipine, Myanma, Úc, Ấn Độ và Đan Mạch và có 02 thị trường xuất khẩu bị gián đoạn là Đài Loan và Chilê.
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu thanh long và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm trước giai đoạn từ 2003 đến 2013.
Năm Kim ngạch (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
2003 5.8
2005 10.4 79%
2010 59.1 468%
2011 107 81%
2012 181 69%
2013 203 12%
Nguồn : Viện cây ăn quả miền Nam
1.3.2.2. Thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Hiện nay, thanh long Việt Nam được xuất khẩu khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ; trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… như lâu nay, năm 2013 đã phát triển thêm một số thị trường mới như Chilê, Brunei và Greenland. Tuy kim ngạch xuất khẩu thanh long vào các thị trường mới này còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã thâm nhập và tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam
(Nguồn :Viện Cây Ăn Quả Miền Nam năm 2013)
Biểu đồ 1.3 cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long theo giá trị năm 2013 Qua cơ cấu thị trường cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của thanh long Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối với bất cứ mặt hàng nào, cũng có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh của thanh long Việt Nam
Tại Mỹ, thanh long chủ yếu được trồng ở Hawai khoảng 500 ha. Đối tượng tiêu thụ thanh long tại Mỹ chủ yếu vẫn là người Châu Á. Vì vậy cần có những chiến dịch quản bá trái thanh long đến người dân Mỹ để nhu cầu về thị trường này tăng mạnh hơn trong tương lai. Bên cạnh đó Thái Lan cũng đã nộp đơn với phía Mỹ cho thanh long chiếu xạ của Thái xuất vào Mỹ.
Thanh long cũng có trồng ở đảo Okinawa ở Nhật Bản, tuy nhiên diện tích không nhiều. Hiện nay, thanh long đã trồng được ở Đài Loan và cũng được cấp phép xuất khẩu vào Nhật Bản
Israel cũng có trồng khoảng 500 ha thanh long
Hiện tại Trung Quốc cũng đang thử nghiệm trồng thanh long ruột trắng tại một số tỉnh, tuy nhiên do đặc tính cây trồng chỉ thích hợp với mỗi vùng đất nên tính hiệu quả chưa cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1:
Chương 1 cung cấp cho người đọc một cách tổng quan nhất về lý thuyết phát triển bền vững và lý thuyết về xuất khẩu bền vững của một ngành hàng, mà cụ thể là ngành hàng nông sản, đồng thời cũng xác định được các tiêu chí cụ thể của việc đánh giá sản xuất và xuất khẩu bền vững của một ngành hàng. Sản xuất và xuất khẩu bền vững phải được đặt trong mối quan hệ tổng hòa lợi ích giữa các nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường.