CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG TRÁI THANH LONG C ỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA
3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp về sản xuất và xuất khẩu bền vững thanh
3.2.6. Nhóm gi ải pháp nâng cao phúc lợi xã hội và xây dựng mô hình liên
Mục tiêu giải pháp: từ thực trạng khảo sát ở chương 2, việc các cơ sở sản xuất và xuất khẩu thanh long đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lao động thời vụ và thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng như thiếu sự liên kết chặt chẽ trong các khâu từ sản xuất tới thu mua, đóng gói và xuất khẩu thanh long giữa hộ nông dân và doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ cho công tác sản xuất và xuất khẩu thanh long tại Long An trong thời gian tới và tăng cường mối liên kêt giữa các bên trong công tác đẩy mạnh xuất khẩu thanh long, làm nền tảng cho các khâu trong quy trình sản xuất và xuất khẩu thanh long trở nên chặt chẽ, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp và giá trị cho trái thanh long của Long An.
3.2.6.1 Xây dựng nguồn nhân lực:
Chính quyền địa phương:
- Cần có những chính sách thích hợp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, đồng thời hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phục vụ công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển thị trường và xuất nhập khẩu hiện nay;
- Tổ chức hội thảo chuyên đề để cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về các thị trường nội địa và thị trường nước ngoài phục vụ công tác phát triển thị trường trái thanh long cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp:
- Cần quan tâm hơn nữa đến phúc lợi của người lao động để duy trì được nguồn lực ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện tốt quy trình sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn, tạo nguồn sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế;
3.2.6.2. Xây dựng mô hình liên kết nông dân - hợp tác xã – doanh nghiệp xuất khẩu:
Mô hình được đề xuất dựa trên thực trạng diện tích trồng thanh long của các hộ còn manh mún thiếu quy hoạch. Tất cả các hộ trồng thanh long đều phải đăng ký với chính quyền địa phương và phải tham gia sinh hoạt tại một hợp tác xã trong khu vực của mình. Hợp tác xã chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân thực hành nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn GAP. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho các hộ trồng thanh long.
Sức mạnh tập thể từ các hợp tác xã sẽ giúp các hợp tác xã thương lượng được nguồn phân bón với giá ưu đãi từ nhà cung cấp. Số lượng và chất lượng thanh long đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu với số lượng lớn, thông qua ít trung gian, sẽ giúp hợp tác xã có được lợi thế về giá khi thương lượng với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt rủi ro từ việc thương lái kéo dài nợ và ép giá vào những lúc thanh long được mùa sẽ không còn.
Hình 3.1 Mô hình liên kết nông dân – Hợp tác xã – Doanh nghiệp
Giữa các hợp tác xã nên có sự thi đua nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Chúng ta có thể tổ chức các cuộc thi để chọn ra những hợp tác xã thực hành nông nghiệp và phát triển nông thôn tốt.
3.2.6.3. Nâng cao phúc lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long:
Lao động là nền tảng căn bản đảm bảo sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Vì vậy quan tâm đến đời sống cũng như phúc lợi của người lao động là nhiệm vụ cần thiết của các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng lao động làm việc ngắn hạn, bán thời gian, hoặc thậm chí là chưa có hợp đồng lao động, chúng tôi đề xuất những giải pháp sau:
- Xây dựng và phát triển các tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động tại các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác đào tạo cho người lao động nhằm nâng cao tay nghề và tỷ lệ cơ giới hóa trong công tác xử lý và trồng thanh long thep tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính
- Khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính, ngoài yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì vấn đề an sinh và phúc lợi của người lao động cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc và chú trọng hơn nữa đến chất lượng sống của người lao động, góp phần cũng địa phương đảm bảo vấn đề an sinh xã hội như:
Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Thường xuyên tổ chức các buổi khám sức khỏe cho người lao động. Có chế độ đối với người nghỉ thai sản và nghỉ hưu. Tổ chức các buổi vui chơi, dã ngoại cho nhân viên hay những hoạt động tinh thần khác như văn nghệ, thể thao, hội trại,…
Điều kiện thực hiện giải pháp: các doanh nghiệp phải tự giác thực hiện giải pháp này trên cơ sở đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan nhà nước đóng vai trò là người hoạch định, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và giám sát, đồng thời các doanh nghiệp và các nhà sản xuất tự liên kết với nhau các tiêu chí phù hợp giữa 2 bên.
Lợi ích dự kiến đạt được: tạo được nguồn lao động ổn định để ổn định sản xuất cho doanh nghiệp, góp phần ổn định tình hình dân số, lao động và việc làm tại địa phương. Bên cạnh đó, việc quan tâm phúc lợi xã hội cho ngừơi lao động còn làm tăng giá trị, uy tín cho doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đưa ra định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long của Long An trong thời gian tới, đồng thời đưa ra các mục tiêu đề xuất các nhóm giải pháp khắc phục các khó khăn, tồn tại ở chương 2. Các nhóm giải pháp ở chương 3 dựa trên ba tiêu chí đánh giá phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội và môi trường bao gồm nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, xây dựng nguồn nhân lực và các giải pháp về quy hoạch và nâng cao kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế xuất khẩu thanh long. Bên cạnh đó, chúng tôi còn kiến nghị một số biện pháp với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan ban ngành của địa phương và đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thanh long tại Long An nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất và xuất khẩu bền vững trái thanh long của Long An trong tương lai gần.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, xuất khẩu thanh long của Việt Nam đã có những bước đột phá vượt bậc. Đây là mặt hàng có tăng trưởng mạnh và liên tục từ năm 2003 cho đến này. Sản lượng xuất khẩu thanh long Việt Nam lớn nhất thế giới hiện nay, 5 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu thanh long đạt 120,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 78,9 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và 24,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.
Thanh long là loại trái cây mau cho trái (khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch), là cây dễ trồng, dễ chăm sóc phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở Long An gấp 7- 10 lần so với trồng lúa. Người dân ở Long An ăn nên làm ra, nhiều hộ thoát nghèo nhờ trồng thanh long. Vấn đề an sinh xã hội cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong sản xuất thanh long Việt Nam nói chung và Châu Thành, Long An nói riêng hiện nay vẫn gặp rất nhiều bất cập như: chất lượng không đồng đều, sản xuất manh mún, nhiều dịch hại và đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc. Tất cả những điều này là rào cản cho trái thanh long khi tham gia thị trường xuất khẩu
Hầu hết thanh long ở Long An được xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 90% giá trị xuất khẩu thanh long ở Long An. Điều này, tạo ra nhiều rủi ro và bất ổn cho việc sản xuất và xuất khẩu thanh long của tỉnh. Thứ nhất, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không kiểm soát chặt chẽ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, không đòi hỏi thanh long phải đáp ứng được tiêu chuẩn GAP, làm cho giá thanh long trồng theo tiêu chuẩn GAP và phương pháp truyền thống bị đánh đồng, bóp chết động cơ trồng thanh long theo chuẩn GAP của người nhân, khiến họ dần quay lưng với việc áp dụng tiêu chẩn GAP. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam thường bán cho các thương lái ở Trung Quốc mà không có hợp đồng bằng văn bảng chủ yếu là hợp đồng miệng, nên thường bị thương lái ép giá và thậm chí là không thanh toán.
Vấn đề cấp thiết ở đây là cần mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thanh long ở các thị trường như Mỹ, Nhật, Hàn, Châu Âu là rất lớn, tuy nhiên chúng ta chưa khai thác và chưa biết cách khai thác hợp lý. Đây là những thị trường khó tính, đòi hỏi nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, và đòi hỏi thanh long phải được trồng theo phương pháp hữu cơ, và phải trược khử trùng, nấm, ruồi đục trước khi xuất khẩu.
2 Chi cục bảo vệ thực vật Long An, Báo cáo tham luận tình hình sản xuất và phòng trừ bệnh đốm bâu trên cây thanh long tỉnh Long An ngày 14/4/2014
3 Dương Thị Ruộng – Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ Thuật Long An, Chung tay để nông dân trồng Thanh Long theo kỹ thuật VietGAP, năm 2014.
4 Đoàn Hữu Đức ( 2004) , Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
5 Hồ Trung Thanh (2010), Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, thư viện sau đại học đại học kinh tế quốc gia Hà Nội.
6 Hồ Trung Thanh (2005), tác động của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đối với các vấn đề thương mại – môi trường của Việt Nam, đại học thương mại, Hà Nội.
7 Lê Văn Bé, Nguyễn Đoàn Thăng, Hiệu quả bóng đèn Compact đến sự ra hoa nghịc mùa cây thanh long, năm 2014.
8 Mai Thành Phụng 1 & Nguyễn Đăng Nghĩa , Một số đề xuất góp phần phát triển thanh long bền vững,năm 2013 trên Website: http://skhcn.longan.gov.vn
9 “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Nhật Bản” của nhóm nghiên cứu ngành khoa học xã hội
10 Nguyễn Văn Hòa – Viện trưởng viện Cây ăn quả miền Nam, Hiện trạng sản xuất và hướng phát triển sản phầm hàng hóa lớn, chất lượng cao, bền vững, năm 2014. 11 Nguyễn Hữu Đạt - Cục Bảo vệ thực vật, Các chương trình tiền chứng nhận và An
Toàn xuất khẩu thanh long Việt Nam đi các thị trường khó tính, 9/5/2014.
12 Nguyễn Hồng Cử - Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà nẵng, Vấn đề xã hội trong phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu ở Tây Nguyên, tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(37).2010.
Nam, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
15 Nguyễn Thị Trâm Anh, Cao Thị Thu Trang, Mô hình hợp tác trong sản xuất sản phầm thanh long Bình Thuận, tạp chí khoa học công nghệ, đại học Đà Nẵng – số 5(40).2010.
16 Nguyễn Đức Chiện (2007), Phát triển bền vững: tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm, Tạp chí nghiên cứu con người, 24/01/ 2007
17 Phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản, 10/08/2008
18 Phạm Thị Xuân Thọ, Nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm TPHCM Số 23 năm 2010.
19 Phạm Thanh Thảo, 2012, “Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang California, Mỹ”, luận văn thạc sĩ
20 Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013, Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận ,13/11/2013.
21 Sở khoa học và công nghệ tỉnh Long An, Báo cáo kết quả thực hiện đề án sản xuất thanh long xuất khẩu huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015 – định hướng 2020, ngày 21/5/2014.
22 Trần Thị Oanh Yến – Bộ môn chọn giống – Viện Cây ăn quả miền Nam, Nghiên cứu tạo giống thanh long đặc trưng “Châu Thành Long An”,năm 2014
23 Trần Minh Tuấn, Thanh Long và giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGap, Global GAP, nông nghiệp hữu cơ, Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang ngày 5/5/2014
24 Võ Thanh Thu, 2001, Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ
25 Globalcomunity, Measurement of sustainable developement
28 http://www.gso.gov.vn ( website tổng cục thống kê)
29 http://www.longan.gov.vn ( website trang thông tin tỉnh Long An)
PH Ụ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN HỘ TRỒNG THANH LONG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU KHẢO SÁT
PHỤC LỤC 4. CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ BÀN THẢO CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 5. GIỐNG THANH LONG Ở LONG AN VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
PHỤC LỤC 6. HÌNH ẢNH MINH HỌA
A. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa chỉ:
3. SĐT: ...SốFax:...Email:...
4. Họ và tên người trả lời:...Chức vụ: ...
B. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP:
1. Doanh nghiệp bạn thành lập hoặc bắt đầu hoạt động từ năm nào?
2. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp: (đơn vị: tỷ đồng)
< 0.5 0.5->1 1->5 5->10 10->20 >20 Vào thời điểm thành lập
Năm 2012 12/ 2013
3. Tổng số lao động của doanh nghiệp bạn: (N = người)
< 50 N Từ 50-
>200N
Từ 200-
>500N
>500 N Vào thời điểm thành
lập
Năm 2012 12/ 2013
BẢNG KHẢO SÁT
Dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Long STT:
lớn ít muốn
□ □ □ □ □
5. Trong 2 năm tới nhận định nào sau đây đúng với kế hoạch kinh doanh của bạn:
□Có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh
□Sẽ tiếp tục kinh doanh với quy mô hiện tại
□Có kế hoạch giảm quy mô doanh nghiệp
□Có kế hoạch đóng cửa doanh nghiệp
6. Công ty bạn đã đăng ký nhãn hiệu cho trái Thanh Long xuất khẩu chưa?
□ Có, đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
□ Có, đăng ký nhãn hiệu trong nước.
□ Chưa, Công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị.
□ Chưa, đang sử dụng nhãn hiệu tập thể.
7. Công ty bạn có nông trại trồng Thanh Long không:
□ có, khoảng ...(ha) □ không.
8. Công ty bạn đã xuất khẩu Thanh Long sang những thị trường nào:
... Mỹ
... Trung Quốc ... EU
... Úc
... khác :...
100%
Thị trường mục tiêu trong tương lai của công ty bạn là:...
9. Công ty bạn có bộ phận marketing không?
□ Không.
10. Khả năng cạnh của trái Thanh Long qua quá trình sơ chế tại công ty bạn khi xuất sang các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ:
Thời gian bảo quản □ dưới 25 ngày
□ từ 28 đến 30 ngày □ từ 40 đến 45 ngày Phương tiện vận
chuyển □ bằng tàu □ bằng máy bay
Các chứng nhận □ GlobalGap □ EurepGap □ khác:...
11. Tỷ lệ trái thanh long bị gãy cuốn, hư hỏng trong quá trình rửa và xử lý là bao nhiêu trong 1 tấn:
□Dưới 5%
□Từ 5 đến 10%
□Trên 10 %
12. Tỷ lệ nhân viên thời vụ trong công ty bạn là bao nhiêu?
□ Dưới 10%
□ Từ 10% đến 30%
□ Từ 30% đến 50%
□ Trên 50%
13. Anh/ chị vui lòng đánh giá nhân đinh của các Anh/ Chị đối với những câu hỏi dưới đây theo thang đo như sau: 1. Rất thấp, 2. Thấp, 3. Trung bình, 4. Cao, Rất cao.
STT Câu hỏi Thang do
1 2 3 4 5
1
Mức độ thường xuyên của
các hoạt động quảng bá
2 trình sơ chế thanh long
3
Tỷ lệ trái thanh long bị gãy cuốn hư hỏng trong quá
trình rửa và xử lý?
4
Mức độ đãi ngộ của doanh nghiệp bạn đối với nhân
viên?
5
Mức độ liên kết của doanh nghiệp bạn với các hộ trồng
thanh long tại Long An?
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
KHẢO SÁT CHO HỘ TRỒNG THANH LONG:
BẢNG KHẢO SÁT
Dành cho các hộ trồng thanh long của tỉnh Long An Kính gởi: Quý hộ trồng Thanh Long.
Chúng tôi là học viên Cao Học khoa Thương Mại, trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh niên khóa ...
THÔNG TIN CHUNG:
Họ và tên: ...Số điện thoại:...
Năm sinh:...Giới tính: □ Nam □ Nữ Trình độ Văn Hóa:...
Địa chỉ:...
THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CANH TÁC:
1. Diện tích trồng Thanh Long của Anh/ Chị là bao nhiêu?... ha.
Anh/ chị có bao nhiêu năm kinh nghiệm trồng Thanh Long? ...năm.
2. Anh chị có tham gia Hợp Tác Xã hay không?
□ Có
□ Không
3. Anh/ Chị hiện đang áp dụng phương pháp kĩ thuậtnào để trồng Thanh Long?
□ Phương pháp truyền thống
□ Phương pháp VietGap
□ Phương pháp GlobalGap
□ Khác:...
4. Nếu Anh chị hiện đang áp dụng tiêu chuẩn VietGap, Anh/ Chị vui lòng cho biết mình gặp khó khăn gì so với khi áp dụng phương pháp truyền thống:
STT: