Th ực trạng xuất khẩu thanh long của Long An

Một phần của tài liệu Giải Pháp Sản Xuất Và Xuất Khẩu Bền Vững Cho Trái Thanh Long (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG TRÁI THANH LONG C ỦA TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Th ực trạng sản xuất và xuất khẩu thanh long của Long An

2.1.2. Th ực trạng xuất khẩu thanh long của Long An

2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu và giá xuất khẩu của thanh long Long An Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu thanh long Long An qua các năm

Năm Kim ngạch ( triệu USD)

2010 4,7

2011 8.6

2012 18,1

2013 30,4

Nguồn : Sở công thương Long An

Theo số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu thanh long của Long An tăng nhanh qua các thời kỳ, năm 2011 tăng gần 83 % so với năm 2010, năm 2012 tăng 110% so với năm 2011, sở dĩ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian 2010 tới 2012 tăng nhanh là do thanh long Long An tìm được thị trường xuất khẩu mới và bên cạnh đó thương lái Trung Quốc tăng mua thanh long tại khu vực Long An làm cho tốc tăng sản lượng nhanh chóng, năm 2013 tăng gần 68% so với cùng kỳ năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng có chậm dần do thị trường Trung Quốc tạm giảm số lựơng thu mua thanh long tại Việt Nam. Nhìn chung, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của thanh long Long An có tăng nhanh qua các năm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của việc sản phẩm trái thanh long của Long An chưa đạt được kim ngạch như mong muốn là do chưa có thương hiệu lớn và vẫn còn ít vùng trồng thanh long có đủ các tiêu chuẩn hàng hóa như EURAPGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu) hoặc ASIANGAP (châu Á). Bên cạnh đó, việc tổ chức thâm nhập thị trường còn hạn chế, ngoài một số nhà xuất khẩu chính đã có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một lượng lớn thanh long đang lưu thông trên thị trường vẫn còn mang danh nghĩa của nhà nhập khẩu. Vì vậy, hầu hết lượng thanh long của Long An chỉ được xuất khẩu dưới dạng ủy thác hay gia công hàng xuất khẩu cho các công ty nước ngoài. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, diện tích canh tác trồng thanh long sẽ mở rộng tới hơn 3000 ha. Để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, Long An cần phải xây dựng nhiều biện pháp tối ưu, đồng bộ như: xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh đạt năng suất cao và phẩm chất tốt, sưu tầm và tuyển chọn giống thích hợp với điều kiện sinh thái, thị hiếu của người tiêu dùng.

Bảng 2.3 Giá thanh long xuất khẩu của Long An Khu vực xuất khẩu Giá trị hợp đồng xuất thanh long

Châu Á 0,7 – 1,5 USD/kg

Châu Âu 2,5 - 5,5 USD/kg

Mỹ 5,5 USD/kg

Nội địa Tùy thời điểm trong năm ( chính vụ, xông đèn, lễ tết)

Nguồn: Hợp tác xã thanh long Dương Xuân tổng hợp

Nhìn chung, giá thanh long xuất khẩu vào các thị trường qua các năm có tăng, năm sau so với năm trước. Giá thanh long xuất khẩu ở mỗi thị trường có chênh lệch khác nhau tùy theo mùa vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, mẫu mã; phương tiện vận chuyển, yêu cầu xử lý kỹ thuật trước khi xuất khẩu (chiếu xạ, gia nhiệt),… Những thị trường xa và khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ giá xuất khẩu khá cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu phải có kinh nghiệm và thật sự “chuyên nghiệp”, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương; ngoài ra doanh nghiệp phải tìm, lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu, trong quá trình xuất khẩu dễ gặp rủi ro… nên chỉ có các doanh nghiệp có kinh nghiệm mới xuất khẩu vào những thị trường khó tính này.

2.1.2.2 Thị trường tiêu thụ

Thanh long Long An ban đầu chủ yếu được tiêu thụ trong nước với sản lượng tương đối thấp nhưng từ khi trái thanh long được xuất khẩu thì sản lượng tăng lên nhanh chóng, ban đầu trái thanh long Long An chủ yếu được xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang thị trường chính là Trung Quốc nhưng sau đó thị trường xuất khẩu thanh long Long An được mở rộng ra các quốc gia khác trong khu vực. Hiện nay, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, thời gian gần đây thanh long còn xuất được sang các thị trường mới như Tây Ban Nha, Philippine, Ấn Độ, Quata, Nhật. Với các thị trường mới kim ngạch chưa cao, nhưng bước đầu đã tạo được sự đa dạng trong cơ cấu thị trường, tiến tới giảm dần việc phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thanh long lớn của Long An, chiếm tỷ trọng kim ngạch hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long của tỉnh. Thanh long của Long An do được trồng theo tiêu chuẩn quốc tế nên thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu thanh long sang EU cũng đã tăng trở lại và bước đầu xuất khẩu được sang Hoa Kỳ, tuy nhiên số lượng và kim ngạch còn hạn chế không đạt được giá trị và kim ngạch như thanh long Bình Thuận khi xuất sang nhóm thị trường khó tính này. Tháng 4/2014, đặc sản này của Long An được bảo hộ độc quyền tại Mỹ trong thời hạn 10 năm.

Khu vực Trung Đông cũng đang có nhu cầu nhập thanh long rất cao và dần trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của thanh long Long An. Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng là thị trường đầy tiềm năng với thanh long Long An. Tại các thị trường gần như Thái Lan, thanh long cũng tăng được lượng xuất khẩu do được ưa chuộng, đặc biệt với giống thanh long ruột đỏ và tím hồng.

Bảng 2.4 Thị trường tiêu thụ thanh long Long An

Thị trường Tỷ trọng kim ngạch ( %)

Trung Quốc 71 %

Mỹ 2 %

Thái Lan 6%

EU 3%

Phi – lip – pin 4 %

Indonesia 6 %

Nhật 3%

Các nước khác 5 %

Nguồn : thống kê số liệu từ Sở công thương Long An KẾT LUẬN

Từ những thông tin thống kê trên, chúng tôi đưa ra nhận định chung về tình xuất khẩu Thanh Long tại Long An như sau:

- Kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng qua các năm tuy nhiên tính tăng trưởng còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, giá thanh long còn thấp so với mặt bằng chung giá thanh long thế giới, giá thanh long Việt Nam. Nguyên nhân là do công tác trồng thanh long theo hướng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Long An còn hạn chế, không đảo bảo tính bền vững trong sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ thanh long Long An trong thời gian qua có phát triển, nhiều thị trường mới được thâm nhập và bước đầu trái thanh long Long An xuất sang được người tiêu thụ chấp nhận tốt. Tuy nhiên, việc xuất

khẩu thanh long Long An vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trừơng Trung Quốc làm tăng nguy cơ không xuất khẩu được khi thị trường này tạm ngưng tiêu thụ, thanh long Long An xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là con đường tiểu ngạch nên còn rủi ro. Chính điều này tạo nên sự không bền vững trong họat động xuất khẩu thanh long.

2.2 Đánh giá tính bền vững trong sản xuất thanh long của Long An 2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế

Với 1: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm và ổn định’

2: ‘Thu nhập cao tăng qua các năm nhưng không ổn định’

3: ‘Thu nhập không cao nhưng ổn định’

4: ‘Thu nhập không cao và không ổn định’

Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê bảng 2.1) Biểu đồ 2.1 Thống kê thu nhập của các hộ nông dân nhờ trồng thanh long

Thu nhập của các hộ trồng thanh long nhìn chung tăng mạnh qua các năm (khoảng trên 80%, xem biểu đồ 2.1), nhưng phần lớn người dân nhận định là không ổn định. Như trong năm 2008, 2009 giá thanh long xuống rất thấp khoảng 1000đ – 2000 đ/kg nhưng không ai mua, trong những năm gần đây giá thanh long liên tục tăng, khiến cho người dân ồ ạt trồng thanh long và có dự định mở rộng diện tích trồng thanh long trong tương lai (khoảng 79%, xem bảng 2.2), chính điều này tạo sự bất ổn, thiếu quy hoạch và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát triển không bền vững trong tương lai cho việc sản xuất thanh long.

Biểu đồ 2.2. Thống kê về dự định mở rộng diện tích canh tác của các hộ trồng thanh long (Nguồn: khảo sát từ tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.2))

Theo thống kê tại huyện Châu Thành, chính nhờ thu nhập từ cây ăn quả này, tỷ lệ hộ khá của xã đã tăng lên, hơn 90% trong năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã là 35 triệu đồng/người/năm.

Tuy nhiên, hiện nay giá cả thanh long vẫn còn bấp bênh chưa tạo được sự tin tưởng cho nông dân, để họ yên tâm vào canh tác. Nếu không có công tác dự báo và khuyến nông hiệu quả thị rất dễ xảy người dân rất dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của việc

“bỏ rồi lại trồng, trồng rồi lại bỏ theo thị trường”. Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.3 cho thấy, phần lớn các hộ trồng thanh long sẽ chuyển đổi loại cây trồng nếu giá của thanh long cứ giảm liên tục, giống như họ đã từng làm với cây lúa, và cây nếp (tỷ lệ 94%, xem biểu đồ 2.3), từ đó cho thấy tính bền vững trong công tác quy hoạch vùng sản xuất thanh long chưa đảm bảo, còn ẩn chứa nhiều rủi ro, tạo sự khó khăn trong công tác quy hoạch và quản lý nông nghiệp của địa phương, không có nền tảng cho một nền kinh tế phát triển bền vững.

Nguồn: khảo sát từ tác giả (xem phụ lục thống kê 2.3).

Biểu đồ 2.3. Thống kê dự định của người nông dân nếu thanh long liên tục rớt giá:

Năng suất cây thanh long ở Long An

Nguồn: Khảo sát của tác giả (Xem phụ lục thống kê 2.4)

Biểu đồ 2.4. Thống kê số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Kết quả ở biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng thanh long không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trên 60 kg chiếm đến 11%, từ 30 đến 60 kg chiếm 25% và dưới 30Kg chiếm 64%.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Sản Xuất Và Xuất Khẩu Bền Vững Cho Trái Thanh Long (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)