CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ 2.1. Thực trạng các hoạt động vui chơi của học sinh trường Tiểu học
2.2. Những trò chơi dân gian được học sinh trường Tiểu học Tân Phú chơi35 1. Phân loại
2.2.1. Phân loại
Trải qua một thời gian khảo sát, sưu tầm chi tiết, cụ thể, chúng tôi đã nhận thấy rằng học sinh trường tiểu học Tân Phú chơi rất nhiều trò chơi dân gian. Các em không chỉ chơi các trò chơi quen thuộc mà một số sách đã sưu tầm như trò nhảy bao bố, ô ăn quan, kéo co, cướp cờ, nhảy dây thun, banh đũa… mà còn chơi nhiều trò chơi lạ chưa ai sưu tầm, hay những trò chơi đã được sưu tầm nhưng ở đây lại chơi với nhiều điểm khác biệt.
Trong phần này, chúng tôi cũng chia những trò chơi dân gian được học sinh trường Tiểu học Tân Phú chơi ra làm hai loại như cách chia của Nguyễn Quang Khải trong tác phẩm “Những trò chơi của trẻ em nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trước năm 1954”41.
* Một là, những trò chơi mang tính chất diễn xướng, gồm:
- Những trò chơi có kèm hát đồng dao.
- Những trò chơi không kèm hát đồng dao.
* Hai là, những trò chơi mang tính chất thi tài, gồm:
- Trò chơi thi tài khéo léo.
- Trò chơi thi khả năng mẫn cảm.
- Trò chơi thi sức khỏe.
- Trò chơi thi trí tuệ.
Chúng tôi phân chia ra như thế này không có nghĩa là trò chơi mang tính chất diễn xướng thì chỉ mang tính chất diễn xướng, trò chơi mang tính chất thi tài thì chỉ mang tính chất thi tài, trò chơi thi tài khéo léo là chỉ thi thố về sự khéo léo… Cần phải có cái nhìn biện chứng, linh hoạt chứ không thể nhìn một cách
Sđd, tr.17-18.
khô cứng, máy móc về vấn đề này. Trên thực tế, không có trò chơi dân gian nào lại chỉ mang thuần túy một tính chất mà luôn luôn chứa đựng hơn một tính chất.
Trong trò chơi dân gian mang tính chất diễn xướng thì cũng có tính chất thi sức khỏe, thi khéo léo, thi trí tuệ và trò chơi mang tính chất thi tài cũng có tính chất diễn xướng. Trong trò chơi thi tài khéo léo thì cũng chứa đựng trong nó sự thi đấu về sức khỏe, sự mẫn cảm và trí tuệ; trong trò chơi thi sức khỏe thì cũng có tính chất thi hơn kém về sự khéo léo, sự mẫn cảm và trí thông minh… Sự phân chia ở đây là kết quả của sự siêu hình hóa đối tượng trong tư duy nhằm hướng đến sự dễ hiểu, dễ nắm bắt.
Như vậy, mỗi trò chơi dân gian được xếp vào một nhóm là do chúng thiên về một đặc điểm nổi bật giống nhau chứ không phải chúng chỉ có duy nhất một đặc điểm đó. Hay nói cách khác, trò chơi được sắp xếp ở nhóm này có thể mang đặc điểm của nhóm khác.
2.2.2. Các trò chơi dân gian sưu tầm được ở trường Tiểu học Tân Phú Trước khi đi vào việc miêu tả chi tiết cách chơi, dụng cụ, ngôn ngữ… của các trò chơi, chúng tôi xin đưa ra bảng mô tả khái quát về những trò chơi chúng tôi sưu tầm được ở trường Tiểu học Tân Phú sau:
Kiểu trò chơi Dụng
cụ chơi Các trò
chơi dân gian
I
Diễn xướng Thi tài Số lượng người chơi Vô giá trị Có giá trị Không gian chơi Thời gian chơi Ngôn
ngữ
mang tính đô
thị
VII
Tình trạng
của trò chơi
VIII 1.
Quả địa cầu
Có hát đồng dao
2, 4, 6..10.
Phổ biến là
2.
Tự do Tự do Có
Biến thể
2.
Rồng rắn lên mây
Có hát đồng dao
Không hạn chế, thường
4-12.
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Có Biến
thể
3.
Thiên đường, địa ngục
Có hát đồng dao
Không hạn chế, thường
5-10
Sân rộng
Ban ngày,
khi đi học Không Giữ nguyê n 4.
Cá sấu lên bờ
Không hát đồng dao
Không hạn chế, thường
5-10
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n 5.
Đèn xanh đèn đỏ
Không hát đồng dao
Không hạn chế, thường
4-15
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Xuất hiện ở
đô thị
6.
Lùa vịt
Không hát đồng dao
Không hạn chế,
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Không Giữ nguyê n
thường 6-15 7.
Chim tìm tổ
8.
Cò chẹp Thi
khéo léo
2-6 người
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
và ở nhà Không Biến thể
I II.1 II.2 III IV.1 IV.2 V VI VII VIII
9.
Banh đũa Thi
khéo léo
1-4, phổ biến là
2
Tự do
Tự do nhưng thường vào khi đi học
Biến thể
10.
Bắc kim thang
Thi khéo
léo
Thường
là 3 Sân
rộng
Tự do
Xuất hiện ở
đô thị 11.
Hẩy đá
Thi khéo
léo
2 Khoảng
sân nhỏ
Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n 12.
Đổi màu
Thi khéo
léo
Không
giới hạn Sân
rộng
Ban ngày, khi đi học
Xuất hiện ở
đô thị
13.
Keo
Thi khéo
léo
Không giới hạn, thường
6-14
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n 14.
Tạt hình
Thi khéo
léo
Không giới hạn, thường
2-6
Sân có chiều
dài
Ban ngày, khi đi học
Xuất hiện ở
đô thị
15.
Đập hình
Thi khéo
léo
Không giới hạn, thường
2-6
Tự do Tự do
Xuất hiện ở
đô thị
16.
Tí sử dần mẹo
Thi khéo
léo
3-12 Tự do Tự do Không Giữ
nguyê n 17.
Bòn bon
Thi mẫn cảm
Không giới hạn,
thường 6-15
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Có Biến
thể 18.
Chi chi chành chành
Thi mẫn cảm
Không giới hạn, thường
3-10
Tự do Tự do Không Biến thể
19.
Tù xì
Thi mẫn cảm
Không
giới hạn Tự do Tự do
Không Giữ nguyê n 20.
Tù xì đánh tay
Thi mẫn cảm
Không giới hạn, thường
4-7
Tự do Tự do Không Giữ nguyê n
I II.1 II.2 III IV.
1 IV.
2
V VI VII VIII
21.
Búp bê xoăy
Thi mẫn cảm
Phổ biến là
2
Một khoảng
nhỏ, thoáng.
Ban ngày, khi đi học
Không
22.
Thanh xà, bạch
xà
Thi mẫn cảm
2 Tự do Tự do Không
Giữ nguyê n 23.
Đoán âm thanh
Thi mẫn cảm
Không giới hạn, chẵn, 6-
10
Sân rộng Ban ngày, khi đi học.
24.
Trốn tìm
Thi mẫn cảm
Không giới hạn
Nơi có nhiều
chỗ khuất,
Buổi tối Giữ
nguyê
tối. n
25.
Chuyền mũ
Thi mẫn cảm
Không
giới hạn Sân rộng Ban ngày, khi đi học
Xuất hiện ở
đô thị
26.
Nhảy dây tượng
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường
7-10
Sân rộng Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n
27.
Bắt dí
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường
6-10
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n
28.
Vượt qua khó
khăn
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường là 6, 8, 10
Sân rộng Ban ngày, khi đi học
Không Xuất hiện mới ở đô thị
29.
U
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường là 6, 8,
10
Sân rộng Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n
30.
Xanh đỏ tím vàng
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường từ 6-10
Sân rộng Ban ngày, khi đi học
Xuất hiện ở
đô thị
I II.1 II.2 III IV.
1 IV.
2
V VI VII VIII
31.
Tả
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường từ 6-10
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Không
Xuất hiện ở
đô thị
32.
Keng quả
Thi sức khoẻ
Không giới hạn, thường
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Không Giữ nguyê n
từ 5-10 33.
Xả cẩu
Thi sức khoẻ
Không hạn chế
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n 34.
Phóng bước (Nhảy
bước)
Thi sức khoẻ
2 hoặc nhiều
hơn, thường là 6-12
Sân rộng
Ban ngày, khi đi học
Giữ nguyê n
2.2.2.1. Các trò chơi dân gian mang tính chất diễn xướng
- Các trò chơi dân gian mang tính chất diễn xướng có kèm với hát đồng dao
+ Quả địa cầu
Trò này có thể chơi ở bất cứ không gian nào với số lượng người chơi là 2, 4, 6, 8, hoặc 10 người. Tuy nhiên, chơi hai người vẫn phổ biến hơn cả.
Hai người đứng (hoặc ngồi) đối diện nhau, đưa hai tay ra, lòng bàn tay người này đặt lên mu bàn tay người kia. Vừa chơi, hai người vừa hát bài đồng dao sau:
Quả địa cầu có bốn đại dương. Dương dương dương là cái giường ngủ.
Ngủ ngủ ngủ là cái tủ đựng tiền. Tiền tiền tiền là cô tiên biết múa. Múa múa múa là công chú biết bay. Bay bay bay là máy bay hạ cánh. Cánh cánh cánh là cánh chim én. Én én én là chén ăn cơm. Cơm cơm cơm là bàn xe đạp. Đạp đạp đạp là đạp xích lô. Lô lô lô là xe đựng nước. Nước nước nước là nước Việt Nam.Nam nam nam là Tam quốc chí. Chí chí chí là Hồ Chí Minh.
Khi lời hát đầu tiên cất lên thì cũng là lúc hai em rụt tay lại, vỗ hay tay của mình vào nhau một cái rồi đập chéo tay: lấy lòng bàn tay phải của mình đập vào lòng bàn tay phải của bạn rồi vỗ tay, lấy lòng tay trái của mình đập vào lòng bàn tay trái của bạn rồi vỗ tay. Khi hát đến ba chữ “Dương dương dương” thì đập thẳng liên tiếp ba cái liền theo nhịp ba chữ đó. Sau đó lại lặp lại như ban đầu:
vỗ tay một cái – đập chéo tay (đập chéo tay phải – vỗ tay một cái – đập chéo tay trái – vỗ tay một cái) – đập thẳng liên tiếp ba cái. Khi hát hết bài đồng dao thì có
thể ngừng chơi, nhưng phần lớn các em hát lại nó để trò chơi được tiếp diễn liên tục.
Nếu chơi 4, 6, 8, 10… người thì các cặp chơi đứng (hoặc ngồi) thẳng nhau tạo thành hai hàng song song quay mặt vào nhau. Lúc này cần một người làm trọng tài. Cả đội chơi sẽ cùng nhau hát và đập tay cho thật đều. Cặp nào hát sai nhịp, đập sai tay thì sẽ thua, cặp nào đều, đẹp, phối hợp ăn ý thì sẽ thắng.
+ Rồng rắn lên mây
Không gian chơi là một khoảng sân rộng, số lượng người chơi không hạn chế, nhưng thường là từ 4 – 12 người chơi.
Một em đóng làm ông chủ (hoặc bà chủ), những em còn lại làm rồng rắn:
người đằng sau ôm người đằng trước tạo thành một đoàn. Ông chủ ngồi trên một bậc cao, còn đoàn rồng rắn đi vòng tròn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây cái cây xúc xắc
Hỏi thăm ông chủ (hoặc bà chủ) có ở nhà không?
Hát đến chữ “không” cuối cùng thì cũng là lúc đầu của đoàn rồng rắn đứng ngay trước mặt ông chủ và cả rồng rắn dừng lại, ai nấy vẻ mặt đều hồi hộp, chăm chú xem ông chủ nói gì. Ngay lần hỏi đầu tiên này, ông chủ sẽ không trả lời có nhà mà luôn nói là:
- Không! Ông chủ đi vắng rồi.
Khi đó, đoàn rồng rắn lại đi vòng tròn và hát lại câu hát trên, rồi lại đứng trước mặt ông chủ. Lúc này, ông chủ sẽ nói tùy theo ý của mình, ví dụ như:
- Ông chủ đi ăn kem rồi!
Đoàn rồng rắn sẽ thốt lên: Trời ơi ngon quá! rồi lại đi vòng tròn tiếp.
Ông chủ có thể nói nhiều lần, nhiều lời nói và đoàn rồng rắn cũng thốt lên theo sau, ví dụ như :
* Ông chủ: Ông chủ ông đi lượm rác.
Rồng rắn: Trời ơi, hôi quá!(hay ngoan quá!)
* Ông chủ: Ông chủ đi chơi gái.
Rồng rắn: Trời ơi hư quá!
* Ông chủ: Ông chủ đi dự sinh nhật.
Rồng rắn: Trời ơi, vui quá!
* Ông chủ: Ông chủ đi du lịch.
Rồng rắn: Trời ơi, vui quá!
……
Đoàn rồng rắn có thể thốt lên theo sau câu trả lời của ông chủ, có thể không, rất linh hoạt.
Khi ông chủ thấy đã thử thách đoàn rồng rắn bằng cách đi vòng nhiều lần đủ rồi thì ông ta mới trả lời rằng:
- Ông chủ có nhà! Bọn mày đi đâu?
Rồng rắn:
- Đi mượn con dao với cái thớt.
Ông chủ:
- Mượn để làm gì?
Rồng rắn:
- Để chặt cá (hoặc xúc xích).
Ông chủ:
- Chặt khúc nào?
Đầu của đoàn rồng rắn nói:
- Chặt khúc đầu (hoặc khúc giữa, khúc đuôi)
Lúc đó ông chủ phải đuổi cho bằng được khúc mà người đầu đoàn rồng rắn nói. Người đầu đoàn có nhiệm vụ dang hai tay ra che chắn cho cả đoàn.
Những người đứng sau phải ôm chặt eo người đứng trước và chạy theo người đầu đoàn sao cho không để bị ông chủ bắt và đoàn rồng rắn không bị đứt (không tuột tay ra khỏi eo người khác). Người nào bị bắt hay tuột tay thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Khi ông chủ bắt được một người rồi thì tiến hành chơi lại từ đầu, chơi cho đến khi bắt hết đoàn rồng rắn thì thôi; hoặc là đổi một người khác làm ông chủ (hoặc bà chủ).
+ Thiên đường, địa ngục42
Không gian chơi là một khoảng sân rộng; số lượng người chơi không giới hạn.
Hai em trong nhóm tự đề cử mình làm quản trò. Hai em này cùng đi ra một chỗ khuất hay xa để bàn một chuyện bí mật không để cho những em khác biết. Sau đó, 2 em này đi ra, đứng đối diện, đan hai bàn tay vào nhau và dơ tay lên cao làm “cổng”.
Những em còn lại nối đuôi nhau tạp thành một đoàn rồi chui qua “cổng”, đuôi hết thì lại đến đầu. Khi những em này chui qua cổng thì hai em vòng tay làm cổng kia hát đồng dao:
Thiên đường địa ngục
Ai khôn thì lên thiên đường Ai ngu thì xuống địa ngục.
Khi câu hát vừa kết thúc thì cũng là lúc hai em đó hạ nhanh tay xuống để chụp lấy một (có thể là hai) em khác. Em nào bị chụp sẽ được hai em làm cổng hỏi:
- Sầu riêng hay măng cụt?
Khi đó em bị chụp sẽ phải lựa chọn một trong hai quả đó bằng cách trả lời:
- Sầu riêng (hoặc Măng cụt), hay: Sầu riêng/măng cụt ngon hơn. Tao chọn sầu riêng/măng cụt.
Trò chơi cứ thế tiếp diễn, em nào chọn măng cụt đứng sang một bên, em nào chọn sầu riêng đứng một bên. Khi tất cả các em kia bị bắt hết thì hai em làm cổng đó “dỡ” cổng ra và thông báo:
- Ai ăn sầu riêng thì lên thiên đường, ai ăn măng cụt thì xuống địa ngục.
Xem hình 9, 10, 11, 12.
Truớc đó, những em bị bắt kia rất hồi hộp lo sợ xem mình có bị xuống địa ngục không? Thì ra lúc trước, hai em làm cổng đi ra chỗ khuất là để bàn xem sẽ chọn loại quả nào mà ăn vào sẽ được lên thiên đường, loại nào sẽ xuống địa ngục.
Em nào được lên thiên đường sẽ được chọn cách đi: đi kiệu, đi võng hoặc đi máy bay, và hai em kia có nhiệm vụ thực hiện sự lựa chọn đó.
- Đi kiệu: hai em ngồi đối diện nhau, một em lấy tay phải gập lại 90 độ ngang mặt rồi nắm vào tay trái, em kia làm ngược lại. Tay hai em đó ghép lại tạo thành ba hình vuông sát nhau như sau:
1 1 2 3
Em nào chọn đi kiệu thì sẽ bỏ hai chân của mình vào ô 1 và 3; hai tay ôm lấy cổ của hai bạn, còn hai em kia phải nhấc em đó lên đi một đoạn, vừa đi vừa đung đưa.
- Đi võng: Hai em cầm hai tay song song với nhau, hạ thấp xuống cho người được lên thiên đường ngồi hay nằm ngửa lên trên đó. Hai em kia phải nhấc em đó lên đi một đoạn vừa đi vừa đung đưa như đi bằng võng thật.
- Đi máy bay: Làm tương tự như đi võng nhưng người lên thiên đường sẽ nằm xấp.
Sau khi đã đưa hết những bạn ăn sầu riêng lên thiên đường rồi thì bây giờ đến lượt xử tội những người xuống địa ngục. Hai em kia bắt chéo tay sao cho để trống một khoảng ở giữa. Ai bị xuống địa ngục sẽ phải để đầu mình vào đó để hai người kia “chặt đầu” (lôi đi kéo lại, quặt trước, quặt sau), rất chóng mặt. Sau khi đã “chặt đầu” xong thì “cái xác” vẫn phải đứng im đó trong khi hai em kia nhanh chóng nhả tay ra rồi lại đan tay lại song song với nhau. “Cái xác” ở trong vòng tay đó. Hai em “đao phủ” xoay tay 90 độ, một phía qua đầu “cái xác”, một phía đẩy ở đằng sau của “cái xác” đẩy nó ra ngoài.
Những người bị xuống địa ngục khác thì cũng làm tương tự.
Sau khi hoàn thành tất cả thì trò chơi hết một vòng. Nếu muốn chơi tiếp thì hai em khác tự xung phong ra làm, chọn ra hai loại quả khác với hai loại quả
trước (ví dụ: bưởi – nho, …) và xác định trước ăn quả nào thì lên thiên đường, ăn quả nào thì xuống địa ngục.
- Các trò chơi dân gian mang tính chất diễn xướng không kèm với hát đồng dao
+ Cá sấu lên bờ
Trò này còn có tên gọi khác là “thả đỉa ba ba”. Không gian chơi trò này là một khoảng sân đất rộng có hai bậc thềm, bờ hiên song song nhau để làm “bờ”, nếu không có thì kẻ vạch thẳng để tượng trưng. Số lượng người chơi không hạn chế. Trước khi chơi tất cả người chơi phải oẳn tù tì để chọn ra một người thua làm “cá sấu”.
Những em còn lại đứng trên bờ, những em này phải đi từ bờ bên này sang bờ bên kia, khi đi phải đi xuống nước (khoảng không gian giữa hai bờ). Lúc
“xuống nước” họ sẽ bị cá sấu đuổi theo, nhưng khi những người khác ở trên bờ rồi thì cá sấu không đuổi theo họ nữa. Cá sấu bắt được ai thì người đó phải làm cá sấu thay.
+ Đèn xanh, đèn đỏ43
Không gian chơi là một khoảng sân rộng, số lượng người chơi thường là 4 – 8 người.
Trước khi chơi thì phải vẽ những vòng tròn: một vòng tròn ở giữa dành cho người thua đứng, các vòng tròn khác sát xung quanh dành cho những người chơi còn lại đứng, mỗi người một vòng (có bao nhiêu người chơi thì có bấy nhiêu vòng).
Đầu tiên thì một em nhận đóng vai là người “bị”, các em còn lại đứng ở các vòng tròn xung quanh. Em này sẽ hô tên các loại đèn mà không cần theo thứ tự, các em còn lại có nhiệm vụ làm những hành động mà đèn đó biểu thị, em nào làm sai sẽ phải vào thay thế em đó.
Ý nghĩa của các loại đèn:
- Đèn xanh lá: được phép đi. Lúc em “bị” kêu tên đèn này thì những em kia phải di chuyển từ vòng tròn này qua vòng tròn khác liên tục. Bất ngờ, em
43 Xem hình 15, 16.