CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TOÀN DIỆN NHÂN CÁCH TRẺ EM BẰNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu trò chơi dân gian của trẻ em đô thị (nghiên cứu trường hợp trường tiểu học tân phú quận 9 tp hồ chí minh) công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần thứ 9 năm 2007 (Trang 96 - 104)

Trải qua một quá trình nghiên cứu về các hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động vui chơi các trò chơi dân gian của học sinh lớp 3, 4, 5 nói riêng của trường tiểu học Tân Phú, chúng tôi xin đề ra “Chương trình giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em bằng văn hóa truyền thống” nhằm mục đích vừa phát triển toàn diện trẻ em, vừa bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc để tham mưu cho các cơ quan giá dục. Chúng tôi dự định sẽ thực hiện chương trình này trước tiên ở trường Tiểu học Tân Phú, sau đó rút kinh nghiệm để rồi thực hiện rộng ra các trường tiểu học khác ở trong thành phố. Chương trình này không chỉ hướng vào học sinh mà còn nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng, nội dung giảng dạy, sinh hoạt cho các giáo viên tiểu học; từ đó nhân rộng đội ngũ giáo viên có vốn kiến thức văn hóa truyền thống cơ bản, có kĩ năng sinh hoạt các yếu tố văn hóa dân tộc. Cuối cùng, chúng tôi thiết nghĩ cần xây dựng lên một khung chương trình sinh hoạt ngoại khóa cho các trường tiểu học nói chung với các nội dung đều nhằm vào phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, với 5 mặt:

- Giáo dục đạo đức.

- Phát triển trí tuệ.

- Khuyến khích và nâng cao khả năng lao động.

- Phát triển thể lực.

- Nâng cao khả năng thầm mĩ.

Về cách thức hoạt động, theo chúng tôi cần xây dựng chương trình với các hoạt động phong phú, đa dạng: tổ chức chơi tổ chức chơi trò chơi dân gian, kể chuyện (cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện danh nhân); vẽ tranh về các nhân vật lịch sử và nhân vật trong truyện; hát dân ca;

hỏi đáp về ca dao, tục ngữ và lịch sử; trả lời câu đố vui; xem phim; đi tham quan… Việc tổ chức các hoạt động này còn phối hợp với hình thức thi đấu tranh tài giữa các nhóm, các lớp với nhau để tăng thêm phần hứng thú, kịch tính. Trong quá trình thực hiện dự án, do thời gian hạn hẹp nên vấn đề chuyển giao dự án cho

giáo viên được chú trọng ngay từ đầu. Và để tăng hiệu quả thực hiện của chương trình, chúng tôi sẽ phối hợp với các sinh viên các trường đại học để tổ chức biểu diễn các hoạt động văn hóa văn nghệ dân tộc như ca, múa, kịch…. Chúng tôi cũng mong được phối hợp với đài truyền hình, đài tiếng nói nhân dân thành phố, báo Thiếu niên Tiền phong để nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như đẩy mạnh khả năng nhân rộng của chương trình này trong các chương trình dành cho thiếu nhi.

Hiện tại, chúng tôi sẽ tổ chức một hoặc một số nội dung trên vào các giờ sinh hoạt lớp, tiết kể chuyện, các buổi sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần (vào thứ 7), hàng tháng… Tùy dung lượng thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, tâm lý của học sinh… mà chúng tôi sẽ sắp xếp thực hiện các chương trình cho phù hợp. Ví dụ như tổ chức chơi trò chơi dân gian, thi vẽ tranh, thi hát, múa, đóng kịch, thi kể chuyện vào các buổi sinh hoạt ngày thứ 7 (vì có nhiều thời gian, sinh hoạt ngoài trời); kể chuyện, hát dân ca, câu đố, xem phim vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, kể chuyện; sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, hình ảnh những danh nhân…về một chủ đề. Các nội dung này còn được thực hiện gắn liền với các chủ điểm sinh hoạt từng tháng như chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày

Thương binh liệt sĩ…

Về hình thức tổ chức:

- Lấy đội ngũ các bộ đội sao là nòng cốt, từ đó phát triển thêm về nhân lực;

thành lập nên các câu lạc bộ, các nhóm kể chuyện, nhóm mua, nhóm hát, nhóm chơi trò chơi dân gian, nhóm lịch sử… Từ việc phát triển các nhóm nòng cốt này thì sau đó sẽ được nhân rộng ra cho nhiều học sinh.

- Giáo viên là người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với các em nên đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình thực hiện dự án. Giáo viên sẽ hỗ trợ, bổ sung những kiến thức trực tiếp cho học sinh với vai trò là người hướng dẫn. Các thầy cô là người đặt và kết thúc vấn đề, các em học sinh là người giải quyết vấn đề.

- Chương trình này còn cần có sự tham gia, giúp đỡ của những bậc phụ huynh, đặc biệt là những người ông, bà của học sinh – những người có vốn kiến thức về văn hóa truyền thống rất phong phú, và do họ có nhiều thời gia rảnh rỗi.

Nhóm thực hiện chương trình sẽ mời họ tham gia vào chương trình kể chuyện, hát dân ca, thi đố ca dao, tục ngữ.., của học sinh.

- Nhóm thực hiện chương trình sẽ là những người hỗ trợ về chuyên môn và dụng cụ.

Khi thực hiện chương trình này, chúng tôi thiết nghĩ giáo viên và học sinh là đối tượng hưởng lợi trực tiếp. Bên cạnh đó, chương trình còn tác động gián tiếp đến phụ huynh học sinh, đến cộng đồng dân cư xung quanh trường và ở nơi cư trú của các em học sinh bởi các em sẽ trở thành những đội viên tuyên truyền cho việc bảo vệ, phát huy văn hóa truyền thống.

- Đội ngũ giáo viên là cầu nối giữa nhóm thực hiện với học sinh và là người trực tiếp giảng dạy. Do đó, họ được trang bị chu đáo những kiến thức về văn hóa truyền thống qua các cuộc tập huấn.

- Đối với học sinh, các em được vui chơi sau những giờ học tập căng thẳng, được giao lưu học hỏi với bạn bè, được trang bị thêm nhiều kiến thức, kĩ năng hoạt động.. từ đó mà nhân cách của các em được phát triển một cách hài hòa và toàn diện. Đó là mục đích cuối cùng mà nhóm thực hiện dự án, các bậc phụ huynh và giáo viên các nhà trường hướng đến.

Tuy nhiên, khả năng nhân rộng của chương trình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Sự năng động, sáng tạo của giáo viên, của ban giám hiệu cũng như các em học sinh để bổ sung thêm những điều cần thiết sao cho chương trình phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, tài chính… của trường mình. Cái khung chương trình mà nhóm thực hiện chương trình đưa ra luôn mang tính chất mở. Vì vậy, nếu mỗi lớp, mỗi trường không năng động, sáng tạo thì khó mà thực hiện được chương trình này được.

- Sự giúp đỡ về chuyên môn của các tổ chức, cá nhân hoạt động về lĩnh vực văn hóa như các câu lạc bộ múa, hát, kịch của các nhà văn hóa, đài tiếng nói nhân dân thành phố; các thầy cô có chuyên môn cao cũng như các sinh viên năng động, nhiệt tình, có khả năng ca hát, múa, đóng kịch, kể chuyện, tổ chức… cũng như sự giúp đỡ về tài chính của các nhà tài trợ.

- Để các trường có thể triển khai tốt chương trình ngay sau khi chương trình kết thúc thì nhà trường nên khuyến khích thành lập nên quỹ “Bảo tồn, phát huy Văn hóa truyền thống” bằng cách trích ra một phần từ quỹ của hội phụ huynh học sinh, hoặc đóng thêm một ít tiền khi thu quỹ lớp, hay kêu gọi sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, các tổ chứ kinh tế đóng trên địa bàn.

Sau đây, chúng tôi soạn ra hai buổi sinh hoạt cụ thể, một buổi sinh hoạt trong lớp, một buổi sinh hoạt ngoài trời để rồi từ đó soạn nội dung các buổi sinh hoạt khác.

CHƯƠNG TRÌNH MẪU CHO MỘT TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA

TRONG LỚP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC STT Chương

trình

Nội dung chính Thời

gian

Chú ý 1 Phần đầu

(Giới thiệu về bài hát các em hay nghe mà chưa biết rõ về bài hát:

Bài hát Trống cơm)

- Giáo viên cho học sinh hát bài hát: Trống cơm.

- Giáo viên hỏi học sinh xem có biết bài hát này xuất phát từ đâu, nội dung của bài hát là gì và các em có hiểu bài hát đó không ?

- Sau đó, giáo viên nói rõ xuất xứ của bài hát, nội dung của bài hát và lí do tại sao lại cho các em hát bài này.

- Đưa bài hát này vào chương trình học nhằm mục đích gì?

- Bài hát này mang lại cho các em lợi ích gì?

- Giáo viên hướng học sinh đến câu chuyện đã chuẩn bị sẵn.

5- 7 phút đầu.

Giáo viên chủ nhiệm cho lớp trưởng điều khiển lớp:

bắt nhịp hát.

Giáo viên phải đảm bảo cho học sinh hát phải trật tự, không ồn ào, diễn ra đúng thời gian nhưng cũng truyền tải hết nội dung của bài giảng.

2 Phần hai - Giáo viên sẽ hướng các em 7-15 Giáo viên

(Giới thiệu về câu truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ

học sinh vào câu chuyện đã được chuẩn bị sẵn: Lạc Long Quân – Âu Cơ.

- Trước khi giới thiệu cho các em về nội dung câu chuyện, giáo viên sẽ đưa ra lí do chọn câu chuyện này (Câu chuyện này sẽ cho các em ý thức được về nguồn gốc dân tộc ta) và hỏi một số câu hỏi về câu chuyện này:

+ Các em có biết câu truyện này không?

+ Nội dung của câu chuyện nói về vấn đề gì?

+ Các em có biết ý nghĩa của câu chuyện không? Em hiểu như thế nào về câu chuyện này?

(Cho nhiều học sinh trả lời chọn một số câu trả lời đúng nhất, khen khuyến khích các em).

- Sau đó, giáo viên sẽ đưa ra câu trả lời đúng nhất, rõ ràng nhất và giải thích ý nghĩa của câu chuyện cho các em.

phút tiếp theo.

phải chuẩn bị kỹ về câu truyện: tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của câu truyện (những dị bản khác của câu chuyện (nếu có).

3 Phần nội dung

- Giáo viên gọi một số học sinh lên kể lại câu chuyện này.

+ Ai đọc hay và diễn cảm nhất thì tuyên dương.

+ Những em chưa đọc hay thì giáo viên khuyến khích các em.

- Sau khi cho các em đọc xong, giáo viên hỏi :

17-25 phút cuối.

Giáo viên hướng dẫn các em tỉ mỉ, phải cho các em hiểu được một câu chuyện mang ý

+ Các em nhận thấy câu chuyện thế nào?

+ Sau khi đọc xong, các em có nhận xét gì?

Để cho học sinh trả lời xong, giáo viên nhận xét và đưa ra ý nghĩa của câu chuyện.

nghĩa dân gian.

Cho học sinh hát bài hát Trống cơm và nghe câu chuyện Lạc Long Quân – Âu Cơ nhằm mục đích tạo cho các em ý thức về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là con Lạc – cháu Hồng, đều là anh em của nhau. Điều này giúp các em ta hào, yêu mến dân tộc, đất nước mình hơn, yêu thương bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn… Bài dân ca Trống cơm giúp các em hiểu biết hơn về những ént văn hoá dân gian đặc sắc của đất nước, thêm yêu thương những làn điệu dân ca, khiến cho tâm hồn các em phong phú, tinh tế và trong sáng hơn. (Sẽ là rất độc hại khi các em chỉ quen hát các bài hát tình yêu, chia li, đau đớn… của người lớn như hiện tại).

CHƯƠNG TRÌNH MẪU CHO MỘT BUỔI SINH HOẠT

NGOẠI KHÓA NGOÀI TRỜI Ở TRƯỜNG STT Chương

trình

Nội dung chính Thời

gian

Chú ý 1 Hoạt

động tập thể

- Tập hợp học sinh ra sân, ổn định.

- Cho học sinh hát bài hát tập thể: Bốn phương trời, Nối vòng tay lớn.

5-7 phút đầu.

Giáo viên chủ nhiệm cho lớp trưởng điều khiển lớp:

tập hợp, bắt nhịp hát.

2 Phần đầu - Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng các em học sinh vào trò chơi đã được chuẩn bị trước đó là trò chơi: Rồng rắn lên mây. Bằng việc đưa ra những câu hỏi, những lời gợi ý cho học sinh.

- Trước khi hướng dẫn các em chơi, giáo viên sẽ hỏi một số câu hỏi về trò chơi này:

+ Các em có biết trò chơi này không? (Một học sinh trả lời).

+ Các em có biết luật chơi của trò này không và ý nghĩa của trò chơi này? (Nhiều em được phép trả lời, giáo viên chọn một câu trả lời đúng nhất để khen).

- Sau đó, giáo viên sẽ đưa ra câu trả lời đúng nhất, rõ ràng nhất.

5-7 phút tiếp theo.

Giáo viên phải chuẩn bị kĩ về trò chơi: tìm hiểu về luật chơi, bài đồng dao, ý nghĩa của trò chơi, những cách chơi khác (nếu có).

3 Phần nội dung

- Giáo viên hướng dẫn cả lớp hát bài hát đồng dao. Cho các

25-30 phút

Giáo viên hướng dẫn

em tập hát. Hướng dẫn các em luật chơi, cách thức chơi.

- Sau đó, giáo viên chọn một em học sinh làm quản trò. Các em học sinh còn lại nối đuôi nhau lại làm rồng, và tự chọn ra đầu rồng.

- Giáo viên cho các em tự tổ chức chơi. Để trò chơi diễn ra theo ý học sinh.

- Khi học sinh đã chơi xong, giáo viên nhận xét đồng thời đưa ra những lời dặn dò các em học sinh. Đây là phần quan trọng nhất

cuối. các em tỉ mỉ, phải cho các em hiểu được đây là trò chơi dân gian.

Trò chơi này hướng các em học sinh đến sự đoàn kết, giúp đỡ nhau. Vì trong khi chơi, các em sẽ bảo vệ nhau để không ai bị bắt cả. Bên cạnh đó, nó còn giúp các em nhanh nhẹn hơn khi phải chạy để tránh bị ông chủ/bà chủ bắt.

Đây là trò chơi giàu tính truyền thống, hay, bổ ích đối với học sinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu trò chơi dân gian của trẻ em đô thị (nghiên cứu trường hợp trường tiểu học tân phú quận 9 tp hồ chí minh) công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần thứ 9 năm 2007 (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)