Công cụ dệt và kỹ thuật dệt

Một phần của tài liệu Thổ cẩm ê đê thực trạng và giải pháp công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần 8 năm 2006 (Trang 31 - 36)

Các cư dân thuộc khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, hầu như chưa có khung dệt mà

chỉ mới có dụng cụ để dệt. Ở nhóm cư dân Malayo – Polinesia, như người Êđê chẳng hạn (trừ người Chăm đã có khung dệt với kết cấu khá phức tạp), họ “không dệt vải trên khung

cố định như các cư dân thuộc các ngữ hệ Việt – Mường, Tày – Thái, H’Mông – Dao hay Hán – Tạng. Công cụ dệt của người Êđê chỉ là những bộ phận chuyên dùng đơn giản, tách rời

nhau được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Loại công cụ này cũng tồn tại ở cư dân

nói ngôn ngữ Môn-khmer và được các nhà dân tộc học gọi là “khung dệt Indônêdiên” Để có thể dệt được một tấm thổ cẩm, người Êđê đã sử dụng 2 bộ công cụ chính là khung giăng sợi và khung dệt.

Khung giăng sợi (băn- Hình 11): bộ khung ngang làm bằng hai cây dài từ 3 m -

4 m. Bộ khung này có lỗ để cắm 5 cây giăng sợi, mỗi cây có chiều dài 1m3, tương ứng với 5 cây chính trong khung dệt là msa, kcô, sui, khung băn.

Khung dệt (Hình 8): gồm năm cây chính mắc vào tấm sợi

ã Msa: cố định, cột dõy thắt lưng sau lưng người dệt

ã Kcụ: giữ dõy kco (dõy dự), đảo lớp trờn và lớp dưới

ã Sui: ngăn giữa hai lớp sợi .Kcô sui nằm sát cạnh nhau.

ã Khung và băn: giữ lớp sợi dọc, giữ trờn tường khi ngồi dệt.

Ngoài ra, khung dệt còn có thêm 7 cây phụ (Hình 9).

ã Cõy tư´: cõy nẹp, để gấp vải chung với msa.

ã Cõy pŭ: để gấp sợi dọc với sui

ã Cõy mnơk: dập sợi, tạo nền vải

ã Cõy mnơk nhỏ: nhặt hoa sợi ngang

ã Cõy põđ: căng vải

ã Cõy điờk: que nhặt sợi dọc

ã Hđra: con thoi

Trong khung dệt có thêm hai bộ phận nữa giúp cho người ngồi dệt là tấm gỗ (kđŭk) kê phía sau lưng người dệt và dây (klei- Hình 10). Các bộ phận này đều làm bằng những loại

gỗ tốt như cây hương, cây kăm sai.

Dù có những qui định về khung dệt như trên nhưng việc thực hiện không chặt chẽ lắm bởi vì tùy vào sản phẩm sẽ được tạo ra mà người ngồi dệt có thể linh động thay đổi độ dài ngắn của các khung dệt. Cụ thể là:

ã Bộ khung dệt mền, khăn trải bàn: 90 cm- 1m2

ã Bộ khung dệt ỏo, vỏy, địu: 90cm- 1m

ã Bộ khung dệt tỳi, quai tỳi, khố: 30cm- 40cm

1.Chu Thái Sơn, Hoa văn cổ truyền Đăk Lăk,Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, trang 46

Như đã nói ở trên, ngày nay, đa số người thợ dệt vải sử dụng chỉ công nghiệp và len.

Những sợi chỉ công nghiệp thường mảnh nên khi dệt phải chắp ba đến năm sợi chỉ công nghiệp thành một sợi trong dệt thổ cẩm. Vì vậy, hiện nay trong bộ công cụ dệt còn xuất hiện một công cụ nữa là dụng cụ quấn sợi (Hình 7). Đó là một khung hình chữ nhật để giữ dụng cụ đứng, hai thanh gỗ nữa - một thanh nối với thanh ngang của khung, một thanh dài nối với thanh đứng, có gắn tay quay. Trên cả hai thanh này đều có lỗ để gắn con thoi vào.

Khi quay, người thợ tay phải cầm tay quay, tay trái cầm chỉ di chuyển dọc theo con thoi,

con thoi xoay tròn và kéo chỉ quấn vào con thoi.

Qua miêu tả sơ bộ về dụng cụ dệt vải của người Êđê, chúng ta có thể nhận thấy rõ

ràng đó là những bộ phận rời nhau dùng để luồn sợi dọc và dập sợi ngang vì thế dụng cụ

này còn rất hạn chế. Đó là, hạn chế về công cụ dệt Êđê là buộc người thợ phải trở thành bộ phận khắng khít với khung dệt trong suốt quá trình dệt, cho năng suất thấp, độ dài của tấm vải rất hạn chế so với khung dệt cố định. Tuy nhiên, với công cụ dệt này, người Êđê đã tạo ra những tấm vải khổ rộng tối đa đến gần 1m, có thể tạo ra những sản phẩm (váy, khố, mền,…) theo ý đồ người dệt mà sau đó chỉ cần bỏ thêm chút thời gian gia công sẽ có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà không cần phải qua cắt may mới mặc và sử dụng được.

2.2.2. Kỹ thuật dệt

Qui trình giăng sợi (Hình 12) : để phân hoa văn và phối màu

Sau khi sợi bông đã được nhuộm màu và phơi khô (có đủ nguyên vật liệu), người thợ tiến hành dệt. Đầu tiên, người thợ phải giăng sợi dọc tạo thành thảm dài theo đường khép kín, sau đó mới đi vào thao tác dệt. Có các hình thức giăng sợi dọc như sau:

ã Giăng sợi đơn: Là cỏch thức giăng sợi để thay đổi màu sắc cỏc dải sọc màu. Vớ dụ màu đỏ đổi sang màu vàng, xanh, tím,…

ã Giăng sợi xen kẽ: Là cỏch giăng sợi để phối màu, tạo hoa văn trờn nền vải. Vớ dụ

ta giăng màu trắng xen kẽ màu đỏ hay màu đen, màu xanh xen kẽ màu vàng tạo thành dải

sọc màu.

ã Giăng sợi đụi: Là cỏch thức giăng sợi tạo mảng nền và giăng dải nền đen.

Khi giăng sợi xong, toàn bộ số sợi trên thảm dọc được xếp theo thứ tự hàng và nằm sát vào

nhau, ở đầu trên cao của thảm sợi là cây păđ buộc chặt vào sàn nhà hoặc song cửa sổ. Còn cây msa ở đầu dưới thấp, được buộc dây (klei), vòng ra sau lưng của người thợ dệt, dựa vào một tấm gỗ có bề mặt cong (kđŭk). Thảm sợi này gồm hai tầng, tầng trên và tầng dưới chênh lệch nhau khoảng một góc 450, có chiều dài tối đa là 6m. Nếu dài quá, người thợ sẽ không có đủ sức để căng thật thẳng thảm trong suốt quá trình dệt. Bề ngang của thảm sợi tùy vào yêu cầu của sản

phẩm: Sản phẩm là khố, khăn thì ngừng lúc khổ vải được 30cm - 40cm; còn là váy, mền lấy khổ vải 80cm - 90cm. Ngoài ra, số sợi tạo hoa văn cũng có những qui định để phù hợp với sản phẩm như:

hoa văn 10 sợi con rồng trên áo nam nữ truyền thống; hoa văn 10 sợi thường trên mền, váy, địu;

hoa văn 15 sợi trên khăn trải bàn, túi đeo, địu; hoa văn 17 sợi trên mền, túi, áo nam gilê; hoa văn

Kteh trên tua khố, váy, áo nam truyền thống, Mnga KTôđ (cây dương xỉ) trên khố, váy,…

Qui trình dệt (Hình 13, 14)

Trong khi dệt, người thợ ngồi ngay trên nền nhà hay ghế rất thấp (cao chỉ 20cm-30cm), hai chân duỗi thẳng về trước, đạp vào một thanh gỗ cố định nằm ngang, việc làm này giúp người

dệt tự điều chỉnh độ căng của thảm sợi. Lúc này, người thợ cần đan sợi ngang ở tầng trên, rồi đẩy dần phần đã đan vào trong lòng. Theo đó, thảm sợi cứ xoay vòng theo hướng từ đầu cao

1 Sđd, trang 47.

xuống đầu thấp (đối với tầng trên) và ngược lại, từ đầu thấp chuyển dần lên đầu cao (đối với tầng dưới). Quá trình này kết thúc vào lúc sản phẩm đã được hoàn tất.

Cách dệt của người Êđê chủ yếu là “đan nong mốt”; nghĩa là cứ một sợi ngang đè ln một sợi dọc kề bên. Do đó, thảm sợi ở tầng trên sẽ được phân thành hai tầng nhỏ trên một đoạn ngắn ( khoảng 10 cm ) ngay trước mặt và trong tầm tay của người dệt. Trên đoạn phân tầng ngắn này, các sợi dọc ở vị trí số lẻ cũng thuộcc một tầng, ngược lại các sợi dọc ở vị trí số chẳn sẽ hợp thành một tầng thứ hai. Giữa hai tầng nhỏ này phải có khe hở để luồn sợi ngang. Sợi ngang được cuốn vào con thoi (Hđra). Để tạo hoa văn theo ý muốn thì bên cạnh chỗ ngồi luôn có 5-7 con thoi đã được quấn sợi, với mỗi con thoi là một màu sắc khác nhau. Hai đầu con thoi liên tục được nâng lên, hạ xuống, đổi chỗ cho nhau khi luồn qua một sợi nằm ngang. Tại khe hở phân

tầng luôn có một thanh gỗ dẹt (cây dập sợi- mnơk ), sử dụng để dập cho sợi sau áp sát vào sợi trước.

Như vậy, sản phẩm thường được tạo ra theo quá trình khép kín: đảo vị trí phân tầng

sợi dọc, luồn sợi ngang có màu sắc mà người thợ đã qui định sẵn để tạo hoa văn rồ dập vào cho khít. Với cách luồn sợi ngang (còn gọi là thêu luồn sợi) như vậy không khác gì đan mây tre để làm đồ gia dụng. Thế nhưng, kỹ thuật thêu luồn sợi này lại tạo ra được những

hình ảnh, đường nét và hình khối chắc chắn, khoẻ khoắn trên nền vải. Đó là hiệu quả thẩm mỹ của kỹ thuật tạo hình trên nền vải mà xuất phát từ kỹ thuật của đồ đan mây trên nền tảng hình học hóa. Đặc biệt trong kỹ thuật tạo hoa văn của người Êđê xuất hiện kỹ thuật thêu luồn sợi đạt đến trình độ cao, đó là kỹ thuật Kteh, tạo ra dải hoa văn tinh tế gọi là

Đêc.(Hình 15) Kỹ thuật này thường được sử dụng ở những mép biên vải hay hai đầu và cuối tấm vải, người dệt phải dùng tay buộc các sợi chỉ lại với nhau tạo hoa văn một cách chậm chạp mà chắc chắn, vừa làm đẹp vừa khoá mối sợi để tấm vải được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thổ cẩm ê đê thực trạng và giải pháp công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần 8 năm 2006 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)