Thực trạng của thổ cẩm Êđê hiện nay

Một phần của tài liệu Thổ cẩm ê đê thực trạng và giải pháp công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần 8 năm 2006 (Trang 43 - 52)

Qua quá trình điều tra điền dã, tác giả nhận thấy việc làm thổ cẩm Êđê và việc buôn bán thổ cẩm Êđê hiện nay vẫn còn tồn tại một số thực trạng như sau:

3.1.1. Cư dân Êđê có tập quán, thói quen mang tính tự cấp, tự túc nên rất thụ động trong việc tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm

Như bao cư dân nông nghiệp khác, người Êđê (và các dân tộc miền núi) cũng có những

tập quán, thói quen mang nặng tính tự cung tự cấp từ ngàn đời để lại. Điều đó đã tạo cho họ có đời sống sinh hoạt, sản xuất quen lệ thuộc vào thiên nhiên. Mọi hoạt động sản xuất trong và ngoài gia đình đều cần có sự san sẽ, giúp đỡ của cộng đồng. Vì thế, trong thời kì đổi mới đất nước, nhà nước đã đưa ra các chính sách hỗ trợ nhưng đều để các dân tộc tự thực hiện trong sự

nghiệp kinh tế của chính mình. Nhưng do nhiều khó khăn của lịch sử để lại, việc phát triển sản xuất và đời sống của người dân theo hướng tích cực của những chính sách đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, mà cần phải có thời gian nhất định. Và khi sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương bắt đầu cũng là lúc mỗi hộ gia đình phải tự sản xuất, tự tiêu thụ sản phẩm, phải gánh chịu những rủi ro trong sản xuất. Như thế, sẽ tạo cho họ có điều kiện phát triển sản xuất, đảm bảo tính tự chủ, tích cực, năng động của họ ngày càng vững vàng hơn. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, đối với các dân tộc miền núi như người Êđê chẳng hạn, tính tích cực, năng động đó chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở các tổ chức, cá nhân người lao động. Họ không chủ động tìm kiếm thị trường, hoạt động buôn bán thổ cẩm chủ yếu dựa vào lượng khách

hàng tự tìm đến, chưa có những chiến lược mở rộng thị trường để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Thị trường hiện tại của thổ cẩm Êđê chủ yếu là trong nội bộ vùng, trong khu vực Tây

Nguyên. Thị trường ngoài nước thì theo chị H’Der Ayŭn - chủ nhiệm hợp tác xã Dam Yi - hợp

tác xã phát triển nhất hiện nay ở Thành phố Buôn Mê Thuột và vợ chồng Y Đoan Êđuôl - hai nghệ nhân ở buôn Alê A thì khách hàng chủ yếu là các Việt Kiều ở các thị trường Mỹ, Nhật, Đức, Nga,… Tuy nhiên, việc buôn bán với thị trường này mang tính chất nhỏ, lẻ, chủ yếu là

những cá nhân đã từng đến du lịch ở các buôn Êđê. Ngoài ra, tính thụ động trong việc tìm kiếm thị trường còn được biểu hiện ở khả năng kinh doanh chưa cao, chưa sử dụng những phương tiện thông tin hiện có để duy trì thị trường cũ và mở rộng thị trường mới. Có thể nhận thấy điều này qua việc những đơn đặt hàng nước ngoài hiện tại đều qua trung gian là những gia đình có người ở nước ngoài. Ngay cả hợp tác xã Dam Yi dù đã có website giới thiệu sản phẩm trên

sách “những trang vàng” nhưng chưa thực hiện bán hàng và đặt hàng qua email đối với những khách hàng ở xa.

3.1.2. Sản xuất tự phát, mang tính chất lẻ tẻ, manh mún, theo thời vụ và chưa có ý thức phục hồi nghề truyền thống

Với những đặc thù về vị trí địa lý và văn hoá, khác với các vùng đồng bằng, các dân tộc miền núi có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội. Qua nhiều năm đổi mới của đất nước, đời sống của đồng bào miền núi đã khá hơn trước, diện tích đất được mở rộng, cơ sở

hạ tầng từng bước được nâng cao… Bên cạnh nghề nông, các nghề thủ công truyền thống của họ đã dần được khôi phục và ngày càng phát triển, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập trung nhiều ở các buôn Alê, P’lăm (TP Buôn Ma Thuột) và một số huyện như Buôn Đôn, Krông Pak,… Tuy nhiên hoạt động của nghề dệt thổ cẩm ở những nơi này còn

khá rải rác, chưa có tính tập trung cao. Bởi lẽ nghề dệt thổ cẩm chỉ diễn ra ở các hộ gia đình với qui mô sản xuất nhỏ, lẻ tẻ và hoạt động rất manh mún. Các hộ gia đình này chỉ dệt

thổ cẩm vào lúc nông nhàn, họ không xem nghề dệt thổ cẩm là một nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Chỉ một số hộ thiếu đất canh tác thì nghề dệt thổ cẩm mới thật sự là nghề chính nhưng điều này cũng thật sự bấp bênh vì họ không chủ động được đầu ra

hậu quả của lịch sử để lại họ là cư dân nông nghiệp nên sản xuất của họ mang nặng tính tự cung tự cấp như đã trình bày ở trên. Vì thế, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường họ chưa kịp thích ứng nên vẫn giữ nguyên tập quán sản xuất cũ. Đó là lí do dẫn đến họ chỉ bán

những sản phẩm mà khách hàng đặt trước, không sản xuất sẵn để khi khách đến sẽ có ngay. Mặt khác, mỗi hộ gia đình nơi đây cũng không đủ khả năng dệt thổ cẩm với số lượng lớn để có thể đáp ứng nếu khách hàng yêu cầu. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn. Điều này cũng có thể được giải quyết vì nhà nước đã có chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp để các hộ này duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống này. Tuy nhiên, do họ

không thể dự đoán trước được nhu cầu của thị trường nên ngại vay vốn để mở rộng sản xuất bởi theo họ nếu sản phẩm không bán được thì họ không những không trả được lãi mà còn không thể hoàn lại vốn vay ban đầu.

Thật ra, chính quyền đã sớm nhận thấy được điều này, muốn khôi phục nghề truyền thống này nên đã tập trung, liên kết các hộ gia đình lại với nhau thông qua hình thức hợp tác xã. Những hợp tác xã này có thời điểm đã hoạt động rất hiệu quả như trong giai đoạn 1999- 2000 ( Theo báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày thứ sáu 7/ 6/ 2002) như hợp tác xã Alê A, Dam Yi,… Nhưng sau giai đoạn này, một số hợp tác xã trở nên hoạt động kém hiệu quả và đã bị giải thể như hợp tác xã Alê A chẳng hạn, trừ hợp tác xã Dam Yi dù xuất hiện sau Alê A nhưng hiện nay vẫn còn hoạt động khá hiệu quả. Theo tác giả được biết thì có hai nguyên

nhân dẫn đến việc giải thể hợp tác xã Alê A: Thứ nhất, trong những năm 2001-2002 xã viên đã chuyển sang khai thác đá vì nghề này thu nhập cao hơn. Thứ hai là do chủ nhiệm hợp tác

xã thâm dụng công quỹ. Tuy nhiên, ngay cả hợp tác xã Dam Yi hiện nay dù được coi là hoạt động khá hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Đó là các xã viên làm việc và hưởng

lương theo sản phẩm nên ít chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Thêm vào đó, những xã viên này chưa thật sự quen với tác phong công nghiệp nên làm việc và nghỉ việc tùy tiện

ngay cả lúc có đơn đặt hàng cần phải giao gấp. Hơn nữa, hợp tác xã vẫn chưa thật sự chủ động trong việc tìm kiếm đầu ra cho thị trường tiêu thụ cho sản phẩm như đã đề cập. Tất cả

những hạn chế trên đều bắt nguồn từ việc ý thức khôi phục nghề truyền thống của người Êđê chưa cao. Đa số họ chỉ coi đây là nghề để nuôi sống bản thân và gia đình hơn là một nghề mang đậm bản sắc văn hóa cần gìn giữ của cha ông.

3.1.3. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ

Dân số tăng nhanh làm diện tích đất đai càng thu hẹp kéo theo diện tích đất trồng bông giảm: diện tích đất rừng giảm không có thể tìm được những loại cây, củ rừng làm màu nhuộm nên những màu sắc truyền thống cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến nghề này.

Do đó, nguyên liệu làm thổ cẩm là sợi bông tự nhiên không đủ buộc người sản xuất phải tìm các nguyên liệu khác để thay thế như sợi len, chỉ cotton,… Hiện nay, ở thành phố Buôn Mê Thuột cũng đã có Công ty Cổ Phần Bông Đăk Lăk nhưng giá thành bông khá cao. Bởi vì, nguồn nguyên liệu bông tại chổ còn ít, không đủ đáp ứng cho nhu cầu của ngành dệt may trong vùng nên công ty này phải thu mua nguyên liệu từ những địa phương khác trong cả nước. Cũng vì thu mua nguyên liệu từ những vùng khá xa, công ty

phải tốn nhiều chi phí vận chuyển và bị tổn thất trong khi vận chuyển. Đó là lí do làm tăng giá của sợi bông khi đã được chế biến thành thành phẩm.

3.1.4. Thổ cẩm Êđê có tính cạnh tranh chưa cao

Hiện nay, thổ cẩm đã mất vị trí độc tôn là sản phẩm đặc sắc của một vùng. Hầu như mỗi dân tộc thiểu số đều có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của mình: thổ cẩm Chăm, thổ cẩm Thái, thổ cẩm Mường,… Bên cạnh đó, những hoa văn trên thổ cẩm Êđê đang dần biến mất, thay vào đó là những hoa văn mới tuy phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nhưng lại không mang tính

truyền thống, dễ bị nhầm lẫn với thổ cẩm của các dân tộc khác. Xét về kỹ thuật sản xuất, thổ cẩm Êđê còn kém xa các dân tộc: Thái, Chăm,… Bởi thế, thổ cẩm Êđê khó có thể cạnh tranh được với những thổ cẩm đã nổi tiếng trên thị trường. Chẳng hạn, thổ cẩm Êđê chỉ cạnh tranh được ở khu vực Tây Nguyên, còn với thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh thì thổ cẩm Êđê

không thể vượt qua được thổ cẩm Chăm, từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường này.

Kỹ thuật thô sơ và chưa kết hợp với những máy móc hiện đại nên thổ cẩm Êđê không thể sản xuất được sản phẩm với số lượng lớn, rút ngắn thời gian lao động. Vì thế, hàng thổ cẩm Êđê khó cạnh tranh được với những mặt hàng công nghiệp luôn đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, với kỹ thuật sản xuất tiên tiến cùng với máy móc, thiết bị hiện đại nên mặt hàng công nghiệp luôn đáp ứng được yêu cầu của những thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Trong khi đó, thổ cẩm Êđê khó có thể làm được điều này.

Vấn đề hiện nay của thổ cẩm Êđê là sản phẩm chưa thật sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài những sản phẩm như chăn, khăn trải bàn, áo gối là những sản

phẩm dễ tiêu thụ thì những sản phẩm khác như áo, váy, khố đều là những mặt hàng kén thị trường (Hình 65, 66, 67). Đối với khách du lịch, những mặt hàng này chỉ có giá trị về mặt văn hóa còn về sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày thì không phù hợp. Đối với cư dân

địa phương, trong nhiều năm qua vẫn tồn tại một thực tế là do tác động của cơ chế thị trường, các sản phẩm công nghiệp chi phối mạnh mẽ đời sống của người dân miền núi nên cộng đồng không sử dụng thổ cẩm làm trang phục truyền thống trong đời sống xã

hội. Cụ thể, trước kia thổ cẩm được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt thường nhật của người Êđê thì nay đã bị thay thế bởi các loại vải sợi công nghiệp. Những sản phẩm làm

từ thổ cẩm chỉ còn được thấy họ mặc trong lễ hội, đám cưới, đám tang (hay chỉ còn trong hồi tưởng của những người cao tuổi mà thôi), còn trong cuộc sống thường nhật rất ít gặp.

Đây là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, sản phẩm công nghiệp có nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp đã

hấp dẫn thanh niên – những người ưa thích cái đẹp, cái mới và tiện lợi và vô tình họ đã xa dần sản phẩm truyền thống của dân tộc mình.

3.1.5. Xu hướng kết hợp du lịch với việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương còn khó khăn

Những năm gần đây, việc mở rộng du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá đã góp phần làm khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm nói riêng và nghề thủ công truyền thống nói chung. Tuy nhiên, ở Đăk Lăk xu hướng gắn nghề dệt thổ cẩm với các địa điểm du lịch sinh thái và văn hoá của tỉnh đã gặp không ít khó khăn. Một là, những nghệ nhân lành nghề, có vốn hiểu biết nhất định về “văn hoá thổ cẩm” thì phần lớn đã có tuổi, trong khi đó giới trẻ dù tay nghề đã thành thạo nhưng vốn kiến thức, sự hiểu biết về thổ cẩm lại chưa thật nhiều. Hai là, hoạt động của nghề dệt thổ cẩm còn khá rải rác, chưa có tính tập trung cao như đã trình bày. Ba là, đây là điều đáng buồn, bởi lẽ số người theo nghề ở các

buôn, hợp tác xã thật sự không nhiều, không đáng kể so với số dân của tỉnh như ở Buôn Phê chẳng hạn, ở đây có đến 1.164 nhân khẩu thì chỉ có 15 người biết dệt và đều ở độ tuổi trên 40. Hiện tại ở Đăk Lăk có những khu du lịch có gắn với sản xuất thổ cẩm là buôn Đôn,

buôn Ako D’hong, hồ Lăk nhưng chỉ có vài nghệ nhân, chỉ mang tính chất phục vụ

tham quan du lịch, chưa xây dựng được làng nghề thổ cẩm để kết hợp chặt chẽ với hoạt động du lịch. Trong khi đó, buôn Alê là buôn dễ dàng phát triển mô hình làng nghề vì ở đây tập

trung khá nhiều nghệ nhân lành nghề và ở trong trung tâm thành phố nhưng thiếu các địa

thống mang đậm chất văn hoá của người Êđê. Đối với hoạt động nhà hàng - khách sạn, hiện tại ở Buôn Mê Thuột chỉ có khách sạn Đam San là xây dựng được mô hình khách sạn đậm chất Tây Nguyên với khăn trải bàn, vải trải giường đều là hàng thổ cẩm còn nhân viên phục vụ nơi đây đều biết dệt thổ cẩm và đều mặc đồng phục có chất liệu từ thổ cẩm.

3.1.6. Vấn đề truyền nghề, lưu giữ những mẫu hoa văn truyền thống đang gặp một số khó khăn

Vấn đề đang đặt ra là tìm cách khai thác và đưa vào việc dạy nghề những mẫu hoa văn đặc sắc vẫn còn đang được nhiều nghệ nhân cất giữ, nếu không nó sẽ bị mất dần theo thời gian.

Bởi lý do này mà ngay khi thổ cẩm Êđê chỉ vừa được khôi phục, vấn đề này cần được xem xét cẩn thận để thổ cẩm Êđê không đi vào lối mòn cũ của chính mình trước kia và của các dân tộc khác. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng vực dậy một nghề truyền thống để nó mãi là một trong những sản phẩm văn hoá tiêu biểu cho nền văn hoá vật thể đa dạng, độc đáo của vùng đất thuộc dãy Trường Sơn xanh thẳm này đã khó. Càng khó hơn khi phải phát triển bền vững

nghề đó trong cơ chế thị trường luôn có những tác động xấu. Bên cạnh việc lưu giữ những mẫu hoa văn truyền thống thì việc dạy và học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển

nghề thủ công này. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề hiện nay, theo Đoàn Hòa trong tạp chí kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương số 29 ngày 15 đến 21/07/2005, thì công tác này vẫn còn mang tính chất “cóc nhảy” phần lớn tất cả chỉ mới truyền nghề theo lối truyền thống “cầm tay chỉ việc” nên hiệu quả của việc truyền nghề chỉ là “dạy cho biết làm” còn “làm như thế nào” vẫn chưa thật sự có hiệu quả và lại mất khá nhiều thời gian đào tạo. Nhiều nghệ nhân truyền nghề

còn mang tính chất bí mật trong một dòng họ nên sự phối kết hợp giữa các bí quyết trong một nhóm thợ gặp phải rất nhiều khó khăn. Một số nghệ nhân khác muốn truyền nghề cho lớp kế tiếp cũng không đơn giản bởi đó là một quá trình “chọn mặt gởi vàng”. Do vậy, nguồn lao động có chất lượng và tay nghề không đều, năng lực thiết kế mẫu mã còn hạn chế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, trình độ tay nghề, khả năng thiết kế mẫu mã đang trở thành vấn đề cấp bách đối với các làng nghề hiện nay”. Trường Đào Tạo Nghề Thanh Niên Dân Tộc Đăk Lăk cũng gặp trường hợp như trên, đó là các khó khăn như : giáo trình giảng dạy

tính chất truyền nghề, không đòi hỏi học viên nắm vững những hoa văn truyền thống cũng như sáng tạo những hoa văn mới. Còn đối với vấn đề lưu giữ những mẫu hoa văn truyền thống, nhà trường cũng gặp một số khó khăn nên chưa thể đảm nhiệm được vai trò quan trọng của mình

trong việc lưu giữ và truyền lại những mẫu hoa văn truyền thống. Nguyên nhân chủ yếu là do những nghệ nhân này đa số tuổi đã cao lại bận rộn chuyện gia đình, nhà trường khó có thể kết hợp với các nghệ nhân lành nghề một cách thường xuyên để sưu tầm và truyền lại những mẫu hoa văn truyền thống đang dần mất đi.

Một phần của tài liệu Thổ cẩm ê đê thực trạng và giải pháp công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần 8 năm 2006 (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)