1. Chính sách cai trị của thực dân pháp.
Ngay sau khi chiếm đóng Hà Giang, thực dân Pháp đã tiến hành hàng loạt những chính sách cai trị thâm độc va tàn bạo, để chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa lẩn thứ nhất ở Đông Dương.
Về chính trị: Thực dân Pháp tìm cách lôi kéo các thổ ti, địa chủ phong kiến và những phần tử phản động làm chỗ dựa, tạo cơ sở xã hội cho việc bình định vùng cao. Một mặt thực dân Pháp tiến hàm chế đồ quân quản, đưa sĩ quan Pháp chỉ huy cả về quân sự lẫn việc kiểm soát điều hành công việc hành chính ở các địa phương, mặt khác chúng tăng cường chính sách "chia để trị". Cùng với việc lập các xứ tự trị (Xứ Mường tự trị, xứ Mèo tự trị) Pháp tìm cách xúi bẩy, gây mâu thuẫn, tạo mối hiềm khích, hận thù giữa các dân tộc Tày, Núng, Dao, Mèo (H'mông) ở Hà Giang.
Viên quan năm Pháp trưởng đạo quân binh III, kiêm chức công sứ( )1. Các viên đại uý làm nhiệm vụ kiểm soát
(1). Đạo quân binh thứ III ở Hà Giang bao gồm lính khố đỏ, khố xanh lính lê dương và các chi nhánh hậu cần, quân giới.
chỉ đạo hành động của các tri châu, bang tá bản địa, đồng thời kiêm luôn chức cảnh sát khu vực. Mỗi vùng dân tộc có một bộ máy hành chính khác nhau. Vùng đồng bào dân tộc Tày chia thành các châu, tổng do các Chánh, Phó tổng, Lý trưởng, Xã đoàn cai trị. Khu vực người Mèo (H mông) chia thành các giáp do các Tổng giáp, Mã phải cai quản dưới sự kiểm soát của các Bang tá, Thổ ti. Vùng người Dao chia đơn vị hành chính thành các động do Quản chiểu đứng đầu.
Về quân sự: Thực dân Pháp tăng cường bổ xung, huấn luyện lực lượng lính khố đỏ, khố xanh, xây dựng các hệ thống đồn bốt để án ngữ, kiểm soát chặt chẽ các trục đường giao thông quan trọng. Đồng thời Pháp tiến hành bố trí lực lượng cảnh sát, mật thám dày đặc ở các nơi. Bên cạnh đó Pháp cho xây dựng một nhà tù lớn ở thị xã các nhà giam ở các địa phương. Năm 1939, Pháp xây dựng ở Bắc Mê một nhà tù lớn (còn gọi là Căng Bắc Mê) để giam những tội phạm nguy hiểm, nhất là tù chính trị. Nhiều cán bộ, đảng viên ưu tú của ta đã từng bị giam ở nhà tù này ông chí Xuân Thủy, Hà Kế Trần, Hoàng Bắc Dũng, Hoàng Đình Giong v.v… Hệ thống toà án các cấp được thiết lập để xét xử các phạm nhân đồng thời là công cụ để khủng bố tinh thần đấu tranh chống Pháp của đồng bào các dân tộc.
Về kinh tế. Thực dân Pháp cấu kết với bọn thổ ti, địa chủ, quan lại địa phương vơ vét, bóc lột các loại lâm thổ sản quí. Đồng thời chúng tìm mọi cách để tước đoạt ruộng đất, vườn, bãi của nông dân, ở cả vừng thấp và vùng cao. Ở Hà Giang, ngoài những loại thuế chung giống như cả nước,
thực dân Pháp còn đặt ra nhiều thứ thuế phi lí khác Thuế ngựa thồ đánh vào những người có ngựa, thuế gia ốc còn gọi là thuế khói lửa, đánh vào mỗi gia đình...)
Ngoài ra ở các vùng, bọn thổ ti quan lại địa phương còn tuỳ tiện đặt ra hàng loạt nghĩa vụ phong kiến nặng nề đối với nông dân.
Một số nơi như Bắc Mê, Yên Minh địa chủ, thổ ti phát canh cho nông dân để thu tô gọi là ruộng “quằng". Ngoài việc phải trả tô theo định xuất, người nông dân cấy ruộng
“quằng" phải có nghĩa vụ nộp lợn, gà, rượu, gạo, tiền, bạc hoặc phục dịch không công mỗi khi nhà chủ ruộng “quằng”
có việc (giỗ, tết cúng lễ v.v...)
Về văn hoá, xã hội: Chính quyền thực dân tăng cường mở các đại lí bán rượu và thuốc phiện để đầu độc nhân dân, khuyến khích những tệ nạn xã hội (rượu, chè, cờ bạc, nghiện hút v.v...). Lúc bấy giờ, cả tỉnh Hà Giang chỉ có một trường tiểu học, vài trường bán cấp chủ yếu phục vụ cho con em quan chức địa phương mặc những gia đình khá giả, vì vậy hơn 90% dân số Hà Giang mù chữ, cả tỉnh chỉ vẻn vẹn có 2 cơ sở y tế, trong đó một cơ sở dành riêng cho quan chức và binh lính, cơ sở còn lại chủ yếu phục vụ cho những nhà giàu. Như vậy các chính sách cai trị của thực dân Pháp đều nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị phản động, lợi ích kinh tế của chủ nghĩa thực dân, vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp túi đời sông của các tầng lớp nhân dân ở Hà Giang
2. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ờ Hà Giang.
Chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo của thực dân Pháp đã làm phân hoá các tầng lớp nhân dân các dân tộc ở Hà Giang. Tuy chưa có sự phân hoá sâu sắc và điển hình, song các giai, tầng ở Hà Giang đã thể hiện rõ nét địa vị kinh tế và bản chất chính trị của mình.
Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số của tỉnh, sống tập trung hơn cả các vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên... Họ bị thực dân, phong kiến tay sai, tước đoạt ruộng đất, bóc lột tàn nhẫn qua hệ thống tô, thuế nặng nề cùng với hàng loạt các nghĩa vụ phong kiến phi lí khác. Vì vậy đời sống của nông dân vô cùng khổ cực Ruộng đất canh tác của nông dân Hà Giang vốn đã rất ít lại bị nạn bao chiếm thường xuyên, kĩ thuật canh tác lạc hậu, lệ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp. Nạn đói thường xuyên đe doạ đời sống của người nông dân. Trong những kì giáp hạt (tháng ba này tám) nông dân thường phải kiếm tìm củ mài, củ háu, bột đao, rau, quả qua ngày. Ở vùng rẻo cao đồng bào các dân tộc thiểu số còn phải chịu cảnh thiếu nước, thiếu muối. Trong hoàn cảnh như vậy, giai cấp nông dân ở Hà Giang căm thù sâu sắc chính quyền thực dân, phong kiến, họ là lực lượng cách mạng hăng hái để sau này Đảng ta giác ngộ, chỉ đường vùng dậy đấu tranh giành độc lập, tự do.
Bộ phận tiểu tư sản ở Hà Giang với số lượng rất ít. Họ là những công chức, tiểu thương, dân nghèo thị phố... luôn bị chính quyền thực dân phong kiến chèn ép, khống chế bạc đãi và khinh rẻ. Trong điều kiện kinh tế ở Hà Giang kém
phát triền, đời sống của họ càng vất vả, khó khăn. Họ có sự đồng cảm với nông dân trong nỗi nhục mất nước và cuộc sống bần hàn, sau này được giác ngộ họ tích cực tham gia cách mạng. Hà Giang lúc này chưa có những cơ sở công nghiệp lớn, một số ngành nghề thủ công, rèn, mộc, gốm dệt v.v... đều phân tán ở các gia đình, hoạt động theo cách tự sản, tự tiêu. Chính vì vậy lực lượng công nhân ở Hà Giang hầu như chưa xuất hiện, chỉ có một vài người làm công trong các trạm phát điện nhỏ của thị xã lúc bấy giờ.
Ở một tỉnh chưa có sự phát triển về công, thương nghiệp, lực lượng tư sản ở Hà Giang chỉ hơn chục hộ. Họ mở các đại lí buôn bán ở thị xã và vài thị trấn. Do lực lượng kinh tế non yếu, các hộ tư sản ở Hà Giang phải dựa nhờ và lệ thuộc vào chính quyền thực dân. Trong số họ có những người yêu nước đã đứng về phía quần chúng trong các cuộc đấu tranh cách mạng.
1Tầng lớp thổ ti, cường hào, quan lại, bang tá... Ở địa phương chiêm số lượng không nhiều, nhưng đó là chỗ dựa đáng tin cậy của chính quyền thực dân. Được Pháp hỗ trợ, dung dưỡng, lực lượng này vừa có thế lực kinh tế, vừa có uy thế về chính trị. Vì vậy đây là lực lượng chính trị phản động là đối tượng của cách mạng, tuy nhiên có một bộ phận nhỏ quan chức tiến bộ, có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với (1) Theo: Lịch sử cách mạng tháng Tám tỉnh Hà Giang (Sơ thảo). 1971. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Giang
Có tài liệu cho rằng cuộc khởi nghĩa do Sùng Mí Chảng nổ ra năm 1911 (?)
đồng bào địa phương, ta đã tuyên truyền thuyết phục họ ngả theo cách mạng ở giai đoạn sau này.
3. Những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Ngay từ những này đâu xâm lược Hà Giang, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự, đấu tranh quyết liệt của đồng bào các dân tộc. Mở đầu là cuộc đấu tranh của đồng bào Tây ở Bắc Quang, đã can ngăn làm chậm bước tiến quân xâm lượng của kẻ thù. Phải mất 7 năm (1881-1887) thực dân Pháp mới cơ bản chiếm được Hà Giang.
Năm 1903 Sùng Mí Chảng đà lãnh đạo đồng bào H'mông ở Đồng Văn vùng dậy khởi nghĩa (1). Nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn trên cao nguyên Đồng Văn, khiến cho kẻ thù phải lao đao trong quá trình - đối phó.
Cuối cùng địch dùng thủ đoạn mua chuộc những phần tử xấu làm phản. Sùng Mí Chảng bị địch giết hại, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Sùng Mí Chảng vốn mồ côi từ nhỏ, giàu lòng nhân ái, Chảng hay đàn hát, giỏi võ nghệ, sống cởi mở, chan hoà được mọi người mến phục. Khi Sùng Mí Chảng kêu gọi đồng bào Mèo (H’Mông) ở Đồng Văn khởi nghĩa, thanh niên các nơi nô nức kéo về đông tới 600-700 người. Nghĩa quân đánh chiếm Thiền Phùng, mở rộng căn cứ Mèo Vạc, Sơn Vỹ, Tù Sán.
Sùng Thị Mỉ, em gái Sùng Mí Chảng đã tập hợp lực lượng nữ, lo việc chu cấp lương thực cho nghĩa quân.
Nhiều lần thực dân Pháp tồ chức vây bắt Sùng Mí Chảng
không thành, chúng treo thưởng: “Ai bắt được Sùng Mi Chảng thi thấp nhất cũng được chức bang tá".
Do kỉ luật thiếu chặt chẽ, nghiêm minh, bọn phản động đã trà trộn vào hàng ngũ nghĩa quân, chúng bắt Sùng Mí Chảng nộp cho Pháp. Chàng trai anh dũng của cao nguyên Đồng Văn hi sinh mới có 28 tuổi đời.
Năm 1905 đồng bào Nùng ở Hoàng Su Phì lại vùng dậy đấu tranh giết chết sĩ quan Pháp, khiến lực lượng địch ở đó phải kinh hoàng, tìm cách đối phó.1
Trong những năm 1911-1912 Vàng Chỉn Pang đã kêu gọi đồng bào Mèo (H’mông) ở Đường Thượng - Yên Minh khởi nghĩa. Khoảng thời gian từ 1930-1940 ở Hà Giang liên tục nổ ra những cuộc đấu tranh chống bắt phu, sưu cao, thuế nặng cúp tiền lương tiêu biểu ở các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên...
Các cuộc đấu tranh ở giai đoạn này tuy nổ ra liên tục, ở nhiều nơi đã có sự phối hợp đoàn kết đấu tranh giữa các dân tộc, song nhìn chung lực lượng còn mỏng, thiếu kinh nghiệm tổ chức đấu tranh, chưa có đường lối rõ ràng đúng đắn, cho nên các cuộc khởi nghĩa đó đều bị kẻ thù dập tắt nhanh chóng.
Vậy nhưng đó là bằng chứng về lòng dũng cảm và ý chí quật cường, không chịu khuất phục của đồng bào các dân
tộc ở Hà Giang. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để sau này Đảng ta phát huy, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đi tới thắng lợi hoàn toàn.
- Phân tích âm mưu thâm độc trong các chinh sách cảnh của thực dân pháp ở Hà Giang?
? - Hậu quả của những chính sách đó đối với đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Hà Giang ?
- Đánh giá phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Hà Giang?