Ngày 8-2-1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc trở về Pắc Bó (Cao Bàng) để chỉ đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam. Tại đây Người đã mở lớp đào tạo cán bộ, chỉ đạo việc thực hiện thí điểm chương trình Việt Minh ở các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình. Chương trình Việt Minh được quần chúng hoan nghênh, các tổ chức quần chúng nhanh chóng được thành lập, ngày càng thu hút đông đảo hội viên.
Sau 3 tháng thí điểm việc xây dựng các tổ chức quần chúng ở Châu Hoà An, Hà Quảng và Nghiên Bình đã kết nạp được hơn 2.000 hội viên thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'mông. Các tổ chức quần
chúng hoạt động sôi nổi ở nhiều nơi, tiêu biểu là các tổng xã: Tĩnh Oa, Nhượng Yên, Cao Bằng (Châu Hoà An), Nời Sác, Trưởng Hà, Hoà Mục, Sóc Hà, Yên Lũng (châu Hà Quảng) Gia Bằng, Kỳ Chỉ (Nguyên Bình) v.v...( )1.
Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Cao Bằng là cơ sở thực tiễn để Đảng ta khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII tháng 5 - 1941 (tại Khuổi Nậm, Pắc Bó, Cao Bằng).
Sau Hội nghị Trung ương VIII, phong trào Việt Minh ở Cao Bằng phát triển mạnh. Từ cuối năm 1942 đến đầu năm 1943 phong trào lan rộng khắp các châu của tỉnh Cao Bằng (Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Quảng Uyên, Bảo Lạc v.v...). Đến giữa năm 1943 các tổ chức Việt Minh được xây dựng ở các vùng đồng bằng dân tộc ít người (Dao, H'mông) và khai thông đường liên lạc sang các tỉnh lân cận. Ủy ban Việt Minh các cấp được thành lập đã chỉ đạo quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề mọi mặt, chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
2. Phong trào Việt Minh từ 1941 - 1945
Từ đầu năm 1941 một số đồng chí cán bộ ưu tú của Đảng như: Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v.v... lên Cao Bằng hoạt động, đã chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương khắc phục khó khăn sau những ngày tháng bị địch khủng bố. Cao Bằng được
1 (1) Theo lịch sử đảng bộ tinh Cao Bằng. Tập 1 (sơ thảo).
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng. 1982
chọn làm nơi thí điểm xây dựng căn cứ địa cách mạng, đặc biệt là việc xây dựng các tổ chức quần chúng của mặt trận Việt Minh. Các đồng chí cán bộ Trung ương đã gấp rút tổ chức nhưng lớp huấn luyện cán bộ ở Hoà An, Nguyên Bình, Ngân Sơn v.v.. Tại Pắc Bó, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã biên soạn nhiêu tài liệu quan trọng, sáng lập ra tờ báo Việt Nam độc lập, tiến hành đào tạo cán bộ, giác ngộ quần chúng.
Báo “việt Nam độc lập" ra số đầu ngày 1-8-1941, phát hành mỗi tháng 3 kì, mỗi kì 400 số.
Tài liệu chủ yếu được tuyên truyền lúc đó là "Việt Minh ngũ tự kinh". Đó là chương trình, điều lệ Việt Minh được biên soạn dưới dạng văn vần. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã dịch tài liệu này ra tiếng Tày, Dao và tiếng H'mông.
Ban Việt Minh các châu lần lượt ra đời đã chỉ đạo tổ chức đoàn thể, củng cố đoàn kết, xây dựng mặt trận Việt Minh.
Cuối năm 1942 Đại hội đại biểu Việt Minh tỉnh Cao Bằng được triệu tập ở Lam Sơn (Hoà An). Hội nghị nhấn mạnh việc cần thiết phải phát triển cơ sở Việt Minh ở vùng đồng bào Dao, H'mông. Đến năm 1943 phong trào Việt Minh đã phát triển rộng khắp các châu và các vùng cao hẻo lánh, thêm nhiều châu, xã hoàn toàn ra đời. Phong trào Việt Minh đã lôi kéo cả một bộ phận binh lính người Việt trong quân đội Pháp ngả theo cách mạng.
Cùng với việc phát triển các tổ chức quần chúng, phong trào học tập văn hoá được đẩy mạnh ở nhiều nơi, tiêu biểu là các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình.
Ở Ngân Giao (Nà Sác - Hà Quảng) đã tổ chức lớp học tập trung thu hút hơn 100 học viên đủ các lứa tuổi tham gia.
Lớp được chia thành nhiều ca, vừa học văn hoá, vừa nghiên cứu tài liệu tuyên truyền cách mạng, điều lệ, chính sách của mặt trận Việt Minh.
Đầu năm 1943. Đại hội “Mần non văn hoá” được triệu tập ở xã Trường Hà (Hà Quảng) có hơn 1000 học viên tham dự
Cùng với việc xây dựng, củng cố lực lượng chính trị là việc xây dựng lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ chiến đấu đã ra đời làm nhiệm vụ liên lạc, bảo vệ cán bộ và các cơ sở cách mạng của mặt trận Việt Minh. Đây là lực lượng chủ yếu tham gia chống sự khủng bố của địch sau này. Thực hiện chủ trương “Nam tiến” của Trung ương Đảng. tháng 11-1943 Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức 19 ban xung phong
“nam tiến" nối liền căn cứ địa Cao Bằng với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.
Hè năm 1943 Trung ương Đảng triển khai kế hoạch
“Nam tiến". Tuyến thứ nhất do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Kim Mã (Nguyên Bình) vượt Ngân Sơn, gặp đội cứu quốc quân ở Nghĩa Tá (Chợ Đồn - Bắc Cạn) tháng 11/1943.
Tuyến thứ hai theo hướng Đông Nam, qua Thạch An
xuống Tràng Định, Bình Gia (Lạng Sơn) nối liền căn cứ đa Cao Bằng và căn cứ đa Bắc Sơn - Võ Nhai.
Tuyến thứ ba do đồng chí Phạm Văn Đồng chỉ huy tiến theo hướng Tây Bắc, qua Bảo Lạc đến Bắc Mê (Hà Giang) xuống Nà Hang (Tuyên Quang).
Hoảng sợ trước phong trào Việt Minh ở Cao Bằng, thực dân Pháp một mặt tìm cách lôi kéo, mua chuộc những phần tử xấu, mặt khác tăng cường hệ thống đồn bốt, tiến hành vây ráp, khủng bố dã man ở nhiều nơi. Sau những đợt khủng bố liên tiếp, kéo dài, nhiều cơ sở của ta bị lộ, địch bắt và giết nhiều cán bộ Việt Minh, làng bản bị tàn phá, có nơi bị đốt sạch, phá sạch".
Địch tiến hành khủng bố từ cuối 1943 trên qui mô lớn.
Tháng 11/1943 chúng lùng sực ở Chợ Rã bắt giết 14 cán bộ của ta. Tháng 12-1943 Pháp càn quét các xã Trung Hoà, Thượng Ân, Cốc Đán (Ngân Sơn) bắt nhiều hội viên trung kiên và 13 gia đình có người tham gia hoạt động cách mạng.
Đầu năm 1944, lịch khủng bố ở Hoà An, bắt 53 người, giết 3 cán bộ bêu đầu ở cổng chợ Cao Bình, Nước Hai. Ở Hà Quảng địch bắt 20 cán bộ, giết 2 chiến sĩ bêu đầu ở cui Sóc Giang, Tại Nguyên Bình, hơn 100 hội viên bị bắt trong đó cốm người bị giết hát. Ở Bảo Lạc 10 chiến sĩ của ta trên đường "Tây tiến” bị tàn sát ở Nà Phùng (xã Li Bôn)( )1...
(1). Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Cao Bằng ? Tr. 122 -123.
Trước tình hình đó, cuối năm 1943 tỉnh uỷ đã triệu tập hội nghị ở Ngườm Sưa (Hoà An) quyết định thành lập các tổ chức Việt Minh trung kiên, lập "Ban xung phong chống khủng bô củng cố lực lượng tự vệ, thành lập nơi vũ trang tập trung.
Ngay sau đó, lực lượng "xung phong chống khủng bồ đã tiến hành diệt trừ hơn 100 tên tay sai phản động và bọn chỉ điểm, khiến quân địch khiếp sợ. Từ giữa năm 1944 nhất là sau khi có lời kêu gọi "Sắm vũ khí, đuổi thù chung" của Trung ương Đảng (8/1944), không khí cách mạng ở Cao Bằng trở nên sôi sục chuẩn bị tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đã kịp thời đình hoãn cuộc khởi nghĩa vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương. Căn cứ vào Bản chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Trung ương Đảng, Ban thường vụ liên tỉnh Cao-bắc-lạng đã triệu tập hội nghị Lam Sơn (Hoà An) ra nghị quyết chỉ đạo cách mạng trong tình hình mới. Thực hiện chỉ thị đó.
Các cơ sở Đảng, các tổ chức Việt Minh đã phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi ở nhiều nơi.
Chưa đầy 1 tháng sau ngày Nhật đảo chính Pháp, các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Chợ Rã, Thạch An, Quảng Uyên, Trùng Khánh và một phần của
Bảo Lạc đã giành chính quyền. Ban Việt Minh các châu, tổng, xã thực hiện chức năng chính quyền cách mạng nhân dân tuyên bố trừng trị bọn phản động tay sai, khoan hồng những người lầm đường về với cách mạng, trước vũ khí của địch trang bị cho ta, củng cố khối đoàn kết trong các tổ chức quần chúng.
Trong những ngày tổng khởi nghĩa, các tổ chức, quần chúng của mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng đã biểu tình thị uy có lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ xung kích, mở đường làm tan rã chính quyền địch, giành chính quyền ngày 22/8/1945 hoàn thành cuộc cách mạng tháng Tám trong toàn tỉnh.
3. Ý nghĩa của phong trào Việt Minh ở Cao Bằng.
Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng xuất hiện sớm nhất trong cả nước. Từ thực tiễn của việc xây dựng thí điểm căn cứ địa Cao Bằng, phát triển và củng cố các tổ chức cách mạng của quần chúng, Đảng ta đã khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941).
Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng đã tạo dựng hệ thống tổ chức quần chúng chặt chẽ và rộng lớn, xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu, củng cố căn cứ địa Cao Bằng trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam. Từ Cao Bằng, phong trào Việt Nam phát triển mạnh sang các vùng lân cận và nhanh chóng toả ảnh hưởng trong phạm vi rộng lớn khắp cả nước.
Trên cơ sở lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng đã ra đời. Sự kết hợp chặt chẽ của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành
thắng lợi từng bước qua khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi cuối cùng khi thời cơ cách mạng chín muồi.
Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng đã để lại những bài học quí báu cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Đó là việc xây dựng các tổ chức quần chúng của mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố mở rộng căn cứ địa cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiên đặt ra v.v..? Với những lẽ đó, Cao Bằng xứng đáng là nơi đầu nguồn của cách mạng cả nước.
- Vì sao phong trào Việt Minh ở Cao Bằng xuất hiện sớm nhất trong cả nước ?
- Vì sao Phong trao Việt Minh ở Cao Bằng được coi là điển hình ?
?
- Phân tích ý nghĩa của Phong trào Viết Minh ở Cao Bằng ?