1. Tình hình ở Tuyên quang trước cuộc khởi nghĩa.
Bước sang năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 có nhiều chuyển biến có lợi cho lực lượng hoà bình dân chủ, đặc biệt là đối với cách mạng các nước thuộc địa.
Tuyên Quang cũng nằm trong sự chuyển biến mau lẹ của tình hình toàn quốc, song có nét độc đáo riêng. Đầu năm 1945, địa bàn hoạt động cách mạng được mở rộng ở hầu hết các địa phương của tỉnh Tuyên Quang.
Phong trào cách mạng phát triển mạnh ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, thanh thế của Việt Minh ngày càng sâu rộng trong đồng bào các dân tộc.
Ngày 9-3-1945 phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng để quốc Pháp để độc chiếm thị trường Đông Dương.
Ngay đêm đó Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp hội nghị mở rộng và sau đó ra chỉ thị lịch sử: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Tại Tuyên Quang, quân Pháp bỏ chạy trước lúc quân Nhật tiến vào thị xã, chính quyền tay sai của Pháp ở các địa phương tán loạn, hoang mang, không khí cách mạng trong quần chúng càng thêm sôi sục. Thời cơ cách mạng đã đến, thời điểm giành chính quyền cho các địa phương ở khu vực Tuyên Quang đang độ chín muồi.
2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang.
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp phân khu uỷ phân khu Nguyễn Huệ đã triệu tập cuộc họp cán bộ tại Khuổi Kẹn (xã Minh Thanh - huyện Sơn Dương hiện nay) do đồng chí Song Hào chủ trì. Sau khi phân tích tình hình cuộc họp đã thống nhất nhận định: Nhật, Pháp bắn nhau chứng tỏ cả hai kẻ thù của dân tộc đều bị suy yếu. Đó là thời cơ thuận lợi để phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền. Ban chỉ huy đã chọn Thanh La (tức Minh Thanh) làm nơi thử nghiệm, "bắt mạch" sự phản ứng của kẻ thù.
Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã tập trung lực lượng kẻo vào tước vú khí của lĩnh dõng ở Tổng Thanh La, bọn Tổng Lí, Kỳ hào run sợ đem giấy tờ, triện đồng, súng đạn nộp cho quân cách mạng.
Ngay hôm sau (11-3-1945) quân khởi nghĩa tổ chức mít tinh ở đình Thanh La kêu gọi nhân dân ủng hộ cách mạng đoàn kết vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Đoàn người dự mít tinh đã biến thành đoàn biểu tình kẻo về huyện lỵ Sơn Dương. Ngày 15-3 lực lượng địch ở đồn Đăng Châu (huyện lị Sơn Dương) ngoan cố chống cự bị lực lượng ta tiêu diệt, huyện lỵ Sơn Dương được giải phóng, châu Tự Do ra đời.
Một hộ phận lực lượng tiếp đó tiến lên giải phóng huyện lỵ Chiêm Hoá (28-3-1945) thành lập châu Khánh Thiện, giải phóng huyện ly Nà Hang (4/1945), châu Xuân Trường được thành lập.
Đến giữa tháng 5/1945 ta giải phóng một số xã thuộc huyện Yên Sơn và sau đó giải phóng huyện lỵ Hàm Yên (15/5/1945).
Cho đến tháng 6/1945 chính quyền cách mạng được thành lập ở hầu hết các nơi (trừ thì xã Tuyên Quang). Vùng giải phóng được mở rộng nối liền các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang sang các vùng Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên) Chợ Đồn (Bắc Cạn). Đó là cơ sở
thuận lợi để khu giải phóng Việt Bắc được thành lập ngày 4/6/1945 và Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng. Đây là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau này. Tại nơi đây đã diễn ra hội nghị toàn quốc của Đảng (13/8/1945) và Đại hội quốc dân (16- 17/8/1945) quyết định việc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Đêm 16/8/1945 ủy ban khởi nghĩa tỉnh Tuyên Quang được thành lập thông qua kế hoạch giải phóng thị xã. Ngày 17/8/1945 lực lượng giải phóng thị xã bao gồm lực lượng vũ trang địa phương, đội tự vệ mỏ than vả các xã lân cận đã nhanh chóng chiếm các vị trí quan trọng như: trại bảo an binh, sở kiểm lâm, bưu điện, ngân hàng... Quần chúng nhân dân đổ ra đường phố cùng lực lượng vũ trang bao vây, uy hiếp trại lính Nhật. Lực lượng địch ngoan cố chống cự song đến ngày 24/8/1945 buộc phải đầu hàng. Thị xã Tuyên Quang được hoàn toàn giải phóng, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, đồng chí Nguyễn Công Bình được cử làm Chủ tịch.
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
Cuộc cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang nhanh chóng giành thắng lợi bởi những nguyên nhân cơ bản sau:
Tình hình trong nước và địa phương có những thuận lợi cơ bản, cơ quan Trung ương đóng tại địa phương nên kịp thời chỉ thị cho Đảng bộ địa phương lãnh đạo nhân dân tiến
hành khởi nghĩa từng phần đúng thời cơ.
- Đảng bộ cơ sở chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương.
Phong trào cách mạng đã phát triển mạnh ở các huyện, xã quần chúng cách mạng ở tư thế sẵn sàng vùng dậy đấu tranh.
- Chính quyền địch ở địa phương khủng hoảng, suy yếu.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang là mốc lịch sử quan trọng, mở ra thời kì mới cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với cả nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi đó đã chấm dứt thời kì đen tối, khổ đau của đồng bào, các dân tộc dưới ách thống trị của đế quốc, phát xít và chính quyền phong kiến tay sai, đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên làm chủ quê hương, có điều kiện để cống hiến sức mình xây dựng, bảo vệ thành quả vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Thắng lợi đó còn mở ra một thời kì phát triển toàn diện, mọi mặt của địa phương trong những giai đoạn sau này.
- So sánh khởi nghĩa từng phần ở Tuyên Quang với những địa phương khác ?
? - Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.