Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.4.1. Điều kiện tự nhiên
3.4.1.1 Vị trí địa lý
15
+ Phía Bắc giáp xã Cao Thượng + Phía Đông giáp xã
Khang Ninh, Cao Trĩ.
+ Phía Nam giáp xã Quảng Khê.
+ Phía Tây giáp xã Nam Cường, Xuân Lạc (huyện chợ Đồn- Bắc Kạn), xã Đà Vĩ (huyện Na Hang- Tuyên Quang).
Tổng diện tích tự nhiên 7.610 ha, trong đó:
+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3.226,2 ha;
+ Khu phục hồi sinh thái: 4.083,6 ha;
+ Khu hành chính, dịch vụ: 300,2 ha;
Vùng đệm: 42.100 ha.
3.4.1.2 Địa hình
VQG Ba Bể là một phức hệ hồ, sông, suối, núi đá vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên một cảnh quan đa dạng và phong phú. Độ cao từ 150-1098m so với mực nước biển.
Toàn bộ khu vực VQG Ba Bể là núi đá vôi hiểm trở, một phần nhỏ là các thung lũng núi đất xen kẽ nhỏ và hẹp.
VQG Ba Bể nằm trên độ cao từ khoảng 150 đến 1089m so với mặt nước biển. Về cấu trúc địa chất, chiếm ưu thế là đá vôi với nhiều đỉnh cao lởm chởm, độ phân cắt lớn, nhiều sườn đồi dốc bao quanh các thung lũng, sông suối. Địa hình núi
Hình 3.1: Bản đồ hành chính VQG Ba Bể
16
đá vôi có nhiều hang động, lớn nhất là động Puông dài 300m, có sông Năng chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đầy vẻ ngoạn mục .
VQG Ba Bể có diện tích là 7610ha,trong đó diện tích rừng chiếm 85%, gồm 3 phân khu chức năng, với các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên rất đa dang.
Trung tâm vườn là Hồ Ba Bể, mặt hồ rộng gần 500ha, chiều dài 8km, nằm trên độ cao 150m và có độ sâu 35m. Nối với hồ là hệ thống sông suối bao quanh cùng các khu rừng thường xanh phủ kín hệ núi đá vôi trùng điệp, tạo nên nét đẹp kỳ vĩ cho khung cảnh thiên nhiên trong vùng.
3.4.1.3 Điều kiện thổ nhưỡng
Đất trong khu vực nghiên cứu được hình thành chủ yếu trên 3 loại đá mẹ chính là đá sét, đá phiến thạch sét và đá vôi. Các loại đất chính trong khu vực bao gồm:
- Đất Fralit nâu vàng phát triển trên đá sét và phiến thạch sét, phân bố phần sườn và đỉnh. Loại đất này có tầng dày thích hợp với trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá Macma chua, phân bổ chủ yếu ở các thung lũng, chân núi đá vôi, thoát nước tốt và có hàm lượng mùn cao, tầng đất khá dầy thích hợp cho canh tác nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi) - R: Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
Nhìn chung, đất đai ở khu vực còn khá tốt tầng đất từ trung bình đến khá dầy thích hợp với nhiều loại cây trồng.
3.4.1.4 Khí hậu
VQG Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, được che chắn bao bọc bởi các dãy núi cao Phja Bjoóc và Phja Dạ.
Cùng với sự che chắn của các dãy núi cao và sự bốc hơi nước diễn ra quanh năm đã khiến cho khí hậu của VQG Ba Bể luôn mát mẻ và ấm. Đặc trưng khí hậu của vùng là nhiệt đới ẩm gió mùa, nó có sự phân hóa khí hậu so với vùng khác là do
17
có sự phân dị mạnh mẽ về mặt địa hình hướng núi. Một năm ở vùng có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 – tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 – tháng 1.
Lượng mưa trung bình năm của khu vưc: 1378 mm.
Độ ẩm trung bình năm: 83,3%
Nhiệt độ trung bình năm: 220C.
Nhiệt độ cao nhất là 390C. Nhưng vào các tháng mùa đông nhiệt độ ở đây rất thấp có thể xuống tới 60C, đặc biệt có thời điểm -0,60C.
3.4.1.5 Thủy văn
VQG Ba Bể có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, với ảnh hưởng của 3 dòng chảy thường xuyên vào hồ Ba bể là sông chợ Leng ở phía Tây Nam, suối Pó Lù, Tả Han từ phía Tây, chảy ngầm trong núi đá vôi, đổ ra cửa động Nả Phòng và chảy vào hồ Ba Bể. Nước hồ chảy ra sông năng, con sông có nguồn gốc từ dãy Phia Bioc, chảy qua động Puông, thác Đầu Đẳng và đổ vào sông Gâm (ở Na Hang- Tuyên Quang).
Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích 500ha, tốc độ dòng chảy là 0,5m/s. nước hồ trong xanh quanh năm. Hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm.
Về mùa lũ, mực nước có thể dao đọng lên xuống từ 2,5-3m so với mức bình thường. hồ có độ sâu trung bình từ 20-25m, nơi sâu nhất là 35m, nơi nông nhất từ 5- 10m. Đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm hang động.
3.4.1.6 Tài nguyên thực vật
VQG Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới.
Các loài cây gỗ quý, hiếm như: Nghiến, Đinh, Lim, Trúc dây…trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ.
Trong khu vực có tổ thành loài cây được sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc phong phú, đặc biệt là sự có mặt của cây Giảo cổ lam, cây rau sắng....Những loài cây này không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống sức khỏe của người dân trong vùng
18
mà còn mở ra một triển vọng to lớn để phát triển nghề khai thác và chế biến dược thảo – một bộ phận quan trọng của sản phẩm ngoài gỗ của địa phương.
Đây còn là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.