Đề xuất những giải pháp để phát triển loài cây có giá trị kinh tế cao có tiềm năng

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm thực phẩm gia vị tại hai xã thuộc vùng đệm vqg ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 52)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đề xuất những giải pháp để phát triển loài cây có giá trị kinh tế cao có tiềm năng

Cây làm thực phẩm và gia vị đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cộng đồng địa phương và dân tộc sống phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, thói quen sử dụng đã gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ. Trên thực tế ở nhiều nơi cây rừng là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân điều đó cho thấy cây lamg thực phẩm và gia vị đang dần khẳng định là thành phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển một số loài cây sử dụng làm thực phẩm có giá trị, đề tài đề xuất một số giải pháp phát triển một số loài phù hợp với các xã vùng đệm như sau:

4.3.1. Giải pháp về chính sách

- Tuyên truyền sâu rộng về giá trị và nguồn lợi của cây rừng, đồng thời đề cao vai trò của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển , hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.

- Trên thực tế ở khu vực nghiên cứu, chưa được điều tra, xác định và phân định rõ ràng trên bản đồ và ngoài thực địa, chưa tiến hành lập hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải nhanh chóng xây dựng chiến lược, kế hoạch gây trồng và phát triển cây làm thực phẩm và gia vị ở địa

41

phương dựa trên hoạt động Quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp của dự án “ Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn” đang triển khai tại 1 số xã thuộc vùng đệm VQG Ba Bể. Tổ chức xây dựng phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Xác định diện tích và sự phân bố các loại trong kỳ quy hoạch, kế hoạch. Có kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển cụ thể trên từng địa bàn xã.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu theo 2 loại hình: Tập trung và phân tán. Xây dựng các khu rừng tập trung ở những nơi có diện tích lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, liền vùng thuận lợi cho quản lí và tổ chức tiêu thụ. Những nơi không có điều kiện phát triển tập trung, nên động viên đồng bào trồng các loại cây phân tán, tận dụng tối đa quỹ đất trong các vườn hộ, các nương rẫy để tránh lãng phí.

- Nghiên cứu thị trường sản xuất và tiêu thụ có sự tham gia của nhà nước. Có biện pháp thu hút các hộ, các nhà hàng trên địa bàn huyện.

4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật:

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng một số loài cây chủ yếu có giá trị kinh tế cao của khu vực như: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau sắng; cây bò khai;

giảo cổ lam; cây trám ghép,… để người dân mở rộng hiểu biết, áp dụng đồng bộ kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất.

- Tập trung đầu tư cho chất lượng, từng bước mở rộng quy mô diện tích và nhân rộng mô hình phát triển. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, tập huấn, xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình, trang bị cho người dân kiến thức khoa học, kinh nghiệm làm giàu rừng, khai thác rừng bền vững, kỹ thuật nhân giống các loại cây như ghép, nuôi cấy mô...

- Hầu hết các giống hiện nay chủ yếu là do dân tự nhân từ hom gốc hoặc từ hạt, nguồn gốc chưa rõ ràng. Vì vậy trong thời gian tới cần xây dựng các vườn giống, nguồn giống chất lượng cao và nhân giống phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là giống Bò khai đỏ; rau sắng; trám ghép...

- Tổng kết kinh nghiệm, chọn lọc các biện pháp kỹ thuật gây trồng đã được áp dụng thành công thành bài học phổ biến rộng rãi tới mọi người dân có liên quan.

42

- Tiếp tục nghiên cứu biện pháp gây trồng thâm canh cho năng suất cao dưới tán rừng và xây dựng các làng nghề ở mỗi vùng nguyên liệu.

- Tiếp tục xây dựng các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật cho các loài cây chưa có hướng dẫn cụ thể.

- Cần phát triển khuyến nông khuyến lâm, tập huấn nâng cao về kỹ thuật gây trồng, khai thác chế biến.

a) Kỹ thuật trồng rau bò khai

- Chọn đất: Chọn nơi đất ẩm và nhiều mùn, tơi xốp, còn nguyên tính chất đất rừng.

- Chuẩn bị đất: Cuốc hố cục bộ, hố đào kích cỡ 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm. Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân cho mỗi hố.

- Phương thức trồng: Rau bò khai có thể trồng theo nhiều phươn thức khác nhau: Có thể trồng dưới tán rừng tự nhiên; Trồng dưới tán rừng trồng; Trồng nơi có cây che bóng phù trợ trên đất sau nương rẫy còn tốt; Trồng dưới tán cây ăn quả trong các vườn nhà; Trồng thuần theo hướng thâm canh ở các đất đồi, bãi.

- Giống: Rau bò khai có thể trồng bằng hạt hoặc bằng hom. Hom giống nên lấy từ gốc lên hết phần bánh tẻ cây mẹ 3 tuổi trở lên. Cắt thân thành nhiều đoạn hom, mỗi hom dài 20 -25cm, to trên 3mm, có từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt, cắt bỏ hết lá. Cắt hom đến đâu đem giâm đến đó. Giâm hom lên luống đã chuẩn bị theo rạch sâu 10cm, rạch nọ cách rạch kia 30cm. Làm giàn che và tưới đủ ẩm cho cây, sau 20- 25 ngày hom ra rễ ở phía dưới và nảy chồi ở các đốt phía trên.

- Thời vụ trồng: Vụ xuân hoặc vụ thu. Chọn ngày râm mát hoặc có mưa - Mật độ trồng: Trồng xen dưới tán rừng tự nhiện, rừng trồng, vườn nhà có thể từ 1.000-2.000 cây/ha. Trồng thuần theo hướng thâm canh từ 3.300 – 3.500 cây/ha, cự ly 1.5m x 2m.

- Kỹ thuật trồng: Moi hố đặt cây, lấp đất đầy, giậm chặt tiếp tục lấp cao hơn miệng hố 4-5cm. Nơi không có cây tự nhiên phải cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0-1,5m, làm giá đỡ cho cây leo. Mỗi hố trồng 2-3 cây

- Chăm sóc: Hai năm đầu, mỗi năm 2-3 lần phát cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính 0,8m. Từ năm thứ ba trở đi mỗi năm 1-2 lần tiếp tục phát bỏ cây cỏ xâm lấn và vun xới gốc, kết hợp bón phân chuồng hoặc NPK. Đối với trồng

43

thâm canh: Trồng theo luống và hàng, sau 15-30 ngày cần làm sào thang (như dưa, đỗ) hoặc làm rào tròn cho cây hom bám. Sau 20-30 ngày có thể tiến hành bón phân vi sinh hoặc tưới NPK với nồng độ 0,3% 1 tháng/lần. Phòng chống bệnh bằng cách phun Ben lát nộng đồ 0,1%. Nếu đã có nấm xâm nhập thì phun nồng độ 0.2% ngày phun 1 lần.Cây ưa ẩm nên thường xuyên tưới nước nhất là thời gian đầu, khi cây cao 0,5m bấm ngọn để cây ra nhiều chồi, làm giàn để thành giỏ đỡ cho cây, sau một năm thì khép tán cho cành đan chéo nhau. Ta nên duy trì bề rộng luống từ 1m đến 1,2m, cao 1,3m là thích hợp nhất.

- Khai thác: Rau bò khai có thể thu hái quanh năm.

b) Kỹ thuật trồng rau sắng

- Chọn đất: Chọn nơi đất có tầng dầy, ẩm và thoát nước, đất nhiều mùn, tơi xốp - Chuẩn bị đất: Cuốc các hốc với kích thước 30x30x30cm. Bón lót phân chuồng hoai mụ 2kg/hốc; 0,5kg phân lân trộn đều cho gần đầy hốc. Chuẩn bị hố trồng ít nhất 2 tuần trước khi trồng

- Phương thức trồng: Trồng xen với các cây ăn quả hoặc dưới tán rừng

- Giống: Rau sắng có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành, tuy nhiên người dân sử dụng hạt để nhân giống là chủ yếu. Hạt được lấy từ những cây mẹ trưởng thành trong rừng tự nhiên.

- Thời vụ trồng: Trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Thu

- Mật độ trồng: Mật độ trồng khoảng 1.000 cây/ha (cự ly: 5x2m). Tiêu chuẩn cây con đem trồng sau 8 tháng tuổi phải đạt chiều cao > 40cm

- Kỹ thuật trồng: Moi đất vừa với kích thước bầu và đặt bầu cây thẳng đứng vào chính giữ hố, lấp đất nén chặt tới cổ rễ cây, sau đó lấp đất cao hơn khoảng 2 - 3cm

- Chăm sóc: Chăm sóc 2 - 3 năm, mỗi năm 2 - 3 lần, nội dung chăm sóc là xới đất, phát dây leo bụi rậm, cây chèn ép cây, bón thúc 100 - 200g NPK/ gốc.

Ngăn chặn gia súc phá hoại.

- Khai thác: Rau sắng có thể thu hái các bộ phận non, quả non và thậm chí cả nụ và hoa đều có thể sử dụng.

44

d) kỹ thuật trồng Giảo cổ lam

- Chọn đất: Chọn nơi đất ẩm và nhiều mùn, tơi xốp, còn nguyên tính chất đất rừng.

- Phương thức trồng: Trồng xen với các cây ăn quả hoặc dưới tán rừng

- Giống: Cây GCL là một loài cây có khả năng tái sinh chồi rất mạnh trên vùng đất núi đá vôi, có thể thu hái hạt giống có ngay tại khu vực, tiến hành gieo ươm trên các diện tích nương bãi cố định của người dân. Hoặc có thể cắt hom cành trên các cây mẹ trong rừng rậm, hom trồng trên diện tích các vườn dưới các khe núi đá vôi

- Thời vụ trồng: Trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Thu

- Khai thác: Nên khai thác đúng vào mùa sinh trưởng (Tháng 3 đến tháng 6);

tránh khai thác cạn kiệt làm ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của chúng.

4.3.3. Giải pháp thực hiện và quản lý

- Quản lý và phát triểncây làm thực phẩm và gia vị là một bộ phận của quản lý và phát triển rừng nên cần phải được quan tâm. Nhưng hiện nay, việc tổ chức, quản lý chưa được quan tâm chú trọng thỏa đáng. Để đảm bảo tính khả thi khi triển khai công tác quản lý , trước hết cần đổi mới về mặt nhận thức của chính quyền các cấp, của cán bộ và nhân dân trong vùng về vai trò, giá trị kinh tế của, có sự phối hợp đồng bộ trong việc bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, bền vững.

- Chính quyền địa phương cần có hành động cụ thế bằng cách hỗ trợ kỹ thuật cũng như đầu tư vốn ban đầu cho bà con địa phương trồng rừng đảm bảo phương châm vừa khai thác giá trị kinh tế, vừa giữ vững và bảo tồn đa dạng sinh học; Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý rừng cộng đồng, đảm bảo cho người dân các địa phương có cơ hội tham gia quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.

- Các chương trình dự án của Nhà nước về Lâm nghiệp cần ưu tiên, chú trọng lồng ghép việc gây trồng phát triển các loài có thế mạnh vào các chương trình bảo vệ và phát triển lâm nghiệp, phát triển nông thôn miền núi gắn với nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở các xã vùng đệm thuộc VQG.

45

Phần 5

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng thực vật rừng làm thực phẩm gia vị tại hai xã thuộc vùng đệm vqg ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)