Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra, đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển các loài cây làm thực phẩm và gia vị ở khu vực nghiên cứu
4.1.2. Xác định cơ cấu cây trồng làm thực phẩm và gia vị có giá trị và tiềm năng phát triển của các xã nghiên cứu
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, số lượng loài cây đang được người dân sử dụng làm rau ăn hàng ngày tại 2 xã thuộc khu vực nghiên cứu là khá phong phú.
Tuy nhiên một số loài cây mang lại hiệu quả kinh tế cao vẫn chưa đáp ứng được
27
nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Để xác định được cơ cấu cây trồng cho khu vực nghiên cứu, để tài tiến hành phỏng vấn Cán bộ xã: Cán bộ nông lâm, chủ tịch hội nông dân. Sau đó tiến hành họp nhóm: Mỗi xã lựa chọn 2 thôn, mỗi thôn lựa chọn 1 nhóm, Mỗi nhóm gồm 10 hộ (có đầy đủ các thành phần trong thôn: Trưởng thôn, chi hội trưởng hội phụ nữ, chi hội trưởng hội nông dân, hội cựu chiến bính và 6 hộ dân trong
4.1.2.1. Xã Khang Ninh
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn người dân cho thấy cơ cấu loài cây rừng thường dùng làm thực phẩm có giá trị đang được gây trồng tại xã Khang Ninh là 5 loài, tập trung chủ yếu ở 7 thôn vùng thấp: rau bò khai rau gai và rau sắng. Kết quả lựa chọn các loài cây có tiềm năng được thể hiện tại bảng 4.4.
Bảng 4.3. Xếp hạng ưu tiên c cấu cây trồng dùng làm thực phẩm ở xã Khang Ninh
TT Loài cây Khang Ninh
Điểm Xếp hạng
1 Rau gai 3 1
2 Rau bò khai 2 2
3 Rau sắng 1 3
4 Giảo cổ lam 0 4
Mặc dù các cơ quan chuyên ngành chưa đưa ra định hướng nhưng đa số các loài cây được gây trồng tại xã Khang Ninh đều do người dân đã gây trồng từ lâu đời nay. Theo bảng 4.3 cho thấy, Rau gai vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất, tiếp theo là Rau bò khai đây là loài dùng làm thực phẩm được yêu thích gây trồng thứ 2 sau rau gai. Rau sắng cũng là loài cây có giá trị cao cả về kinh tế nhưng lại yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sinh thái và điều kiện chăm sóc. Chủ yếu vẫn là do người dân gây trồng theo kinh nghiệm truyền thống là vào rừng đánh cây con về trồng nên lâu cho thu hoạch.
28
Tóm lại, cơ cấu cây trồng dùng làm thực phẩm tại xã Khang Ninh nên tập trung vào một số loài cây có giá trị cao, đã được gây trồng cho thu nhập cao và ổn định như Rau gai; Rau bò khai; rau sắng có thể xây dựng mô hình tại vườn nhà, cũng có thể trồng dưới tán rừng, còn giảo cổ lam cũng là loài có giá trị cao cũng được sử dụng làm rau ăn, làm dược liệu và được bầy bán trong các gian hàng, nhà hàng quanh khu du lịch Hồ Ba Bể thoả mãn nhu cầu tăng thu nhập hàng ngày cho hộ gia đình, trồng trên đất sau nương rẫy.
4.1.2.2 Xã Quảng Khê
Theo kết quả điều tra cho thấy cơ cấu loài cây thường dùng làm thực phẩm có giá trị đang được gây trồng tại 5 thôn vùng thấp trong xã Quảng Khê là 4 loài rau bò khai; rau gai; trám trắng; tre bát độ.
Kết quả phỏng vấn, thảo luận thông qua họp nhóm người dân đã lựa chọn các loài cây có tiềm năng được thể hiện tại bảng 4.5.
Bảng 4.4. Xếp hạng ưu tiên c cấu cây trồng dùng làm thực phẩm ở xã Quảng Khê
TT Loài cây Quảng Khê
Điểm Xếp hạng
1 Rau bò khai 3 1
2 Rau gai 2 2
3 Rau sắng 1 3
4 Măng bát độ 0 4
Kết quả sắp xếp thứ tự ưu tiên đã lựa chọn được 4 loài cây có tiềm năng và phát triển tại xã Quảng Khê. Theo bảng 4.4 cho thấy, Rau bò khai vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất, tiếp theo là rau gai, đây cũng là loài cây dễ gây trồng cho thu nhập cao và có thị trường tương đối ổn định. Rau sắng cũng là loài cây có giá trị cao cả về kinh tế nhưng lại yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sinh thái và điều kiện chăm sóc. Chủ yếu vẫn là do người dân gây trồng theo kinh nghiệm
29
truyền thống là vào rừng đánh cây con về trồng. Lựa chọn cây trồng cuối cùng là Tre Bát độ, một cây dễ trồng, thu hoạch dễ, ít chăm sóc, đầu tư ít, khi trồng vẫn đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng. .
4.1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và thị tr ng cây làm thực phẩm và gia vị ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu
4.1.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng:
Do sức ép của sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo nên những hoạt động khai thác quá mức cho phép vẫn diễn ra. Đây là lý do chính làm cho rừng tự nhiên ngày càng bị phá huỷ và việc tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng là điều đáng được quan tâm hơn ở đây. Có thể nói, sự đa dạng và phong phú của thực vật rừng làm thực phẩm và gia vị ở đây là tiền đề quan trọng để tạo nguồn thu nhập và sinh kế cho người dân, đặc biệt là nhóm dân nghèo ở vùng đệm.
Theo kết quả điều tra về tình hình khai thác và sử dụng một số loài cây dùng làm thực phẩm tại vùng đệm VQG Ba Bể là rất đa dạng và phong phú với 21 loài (Phụ lục 2). Đa số các sản phẩm được gây trồng có số lượng rất ít, chủ yếu là các sản phẩm được khai thác trong tự nhiên. Các loài cây rừng hay được khai thác sử dụng với số lượng lớn là: Rau bò khai; Rau gai; Rau sắng; Giảo cổ lam; măng các loại...
Qua kết quả điều tra điển hình ở 4 thôn thuộc 2 xã Khang Ninh; Quảng Khê và cho thấy hoạt động khai thác và sử dụng các loài cây rừng diễn ra thường xuyên trong năm và hết sức phức tạp. Xã nào cũng có khai thác một hoặc nhiều sản phẩm từ cây rừng để tăng thu nhập kinh tế. Những sản phẩm khai thác số lượng ít, chủ yếu được sử dụng cho hộ gia đình đều là các loài cây mới được gây trồng. Tuỳ theo bộ phận sử dụng khác nhau mà hình thức khai thác khai thác các loại cây làm thực phẩm và gia vị cũng khác nhau: Hái, dùng dao, cuốc để đào...
Khai thác cây làm thực phẩm và gia vị góp phần làm tăng đáng kể giá trị thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên này. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để khai cây rừng mà vẫn đảm bảo
30
được yêu cầu phát triển và cung cấp một cách bền vững. Vì vậy, mọi hoạt động quản lý tổng hợp quản lý tài nguyên rừng đều phải cân nhắc mối quan hệ giữa lượng khai thác và lượng để lại, cũng như cần phải phát triển công nghệ khai thác.
Cây làm thực phẩm và gia vị có thể khai thác từ nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể thực vật, vì vậy tính bền vững của khai thác có thể phụ thuộc vào bộ phận lấy đi. Các công nghệ khai thác, bao gồm cả những xử lý trước, trong và sau khai thác có ảnh hưởng rất lớn đối với cả thực vật mọc hoang dã trong rừng tự nhiên và trong rừng trồng.
Các loài cây dùng làm thực phẩm có giá trị cao như: Rau sắng, Bò khai, Rau gai; Giảo cổ lam; Trám, Tre Bát độ, Nấm hương rừng…Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như góp phần vào cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, các loài trong nhóm này cũng được gây trồng và khai thác hàng năm với một lượng lớn và đây cũng là loại cây rừng dễ khai thác và dễ tiêu thụ.
4.1.3.2. Thị trường tiêu thụ cây làm thực phẩm và gia vị ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu
* Đối tượng mua bán trên địa bàn:
Đối tượng tham gia thị trường tại các xã gồm 4 đối tượng chính: Người dân địa phương, tư thương, Nhà hàng và đại lý.
+ Người dân địa phương: Thường thu hái và sử dụng để làm thực phẩm như rau sắng, Rau bò khai, rau gai, nấm hương rừng, măng bát độ, măng vầu, măng nứa đem ra chợ bán.
+ Các nhà hàng, đại lý quanh vùng hồ Ba Bể: Các đại lý thu mua được thu hái từ rừng tự nhiên của người dân, sơ chế, đóng gói rồi đem bán cho người dân địa phương và khách thập phương ở nơi khác đến hoặc mang đi nơi khác bán.
+ Các nhà hàng, quán ăn quanh vùng hồ Ba Bể thu mua các loại rau rừng được thu hái từ rừng tự nhiên của người dân để chế biến các món ăn: măng nhồi, măng sào, rau bò khai sào thịt bò...
31
+ Tư thương: Một số tư thương ở nơi khác hoặc chính người dân địa phương thu mua rồi đem đi bán ở nơi khác hoặc bán lại cho người dân địa phương. Một số loại thường được thu mua là Giảo cổ lam, măng Vầu,…
* Kênh tiêu thụ và giá cả m t số loại cây làm thực phẩm Kết quả điều tra cho thấy có các kênh tiêu thụ chính như sau:
+ Kênh tiêu thụ rau sắng, rau bò khai, rau gai
Kênh tiêu thụ các loại rau rừng: Rau sắng; rau bò khai; rau gai được người dân thu hái từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng rồi sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở đây chủ yếu là người dân đang sống tại địa phương có nhu cầu sử dụng trong hộ gia đình hoặc kinh doanh nhà hàng và được bày bán chủ yếu ở các chợ phiên.
Bán tại chợ Khang Ninh, Quảng Khê (50 -
75.000 đồng/kg) Khách du lịch mua
ngay tại xã Khang Ninh, Quảng Khê (50 -
75.000 đồng/kg)
Người dân thu hái rau từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng khu vực
nghiên cứu
Bán cho các nhà hàng, quán ăn quanh
vùng Hồ Ba Bể (50- 75.000 đồng/kg)
32
+ Kênh tiêu thụ Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một loại cây rất có tiềm năng đối với khu vực. Giảo cổ lam được bày bán tại chợ được người dân mua về chủ yếu làm rau ăn, 1 phần làm chè uống. Trong kênh tiêu thụ này phần lớn là người dân khai thác từ rừng tự nhiên sau đó bán cho những người thu gom (tư thương) sau đó họ lại bán cho các nhà hàng,
Người dân vùng đệm khai thác cây
rừng làm thực phẩm
Người dân vùng đệm khai thác GCL từ
rừng tự nhiên
Bán tại chợ (10.000 - 15.000/kg tươi )
Nhà hàng, Đại lý (100.000 - 150.000/kg khô)
Khách du lịch hoặc đem tiêu thụ nơi khác(200.000 -
300.000/kg khô)
Nhà hàng, đại lý (100.000 - 150.000/kg khô) Tư thương (10.000 -
15.000/kg tươi)
33
đại lý, khách du lịch hay đi bán ở những nơi khác. Sản phẩm lúc này đã qua sơ chế (sao khô thành chè).
- Địa điểm mua - bán :
+ Chợ: gồm chợ Quảng Khê (họp vào các ngày 3 ngày 8); chợ Khang Ninh (hợp vào các ngày 4 và 9). Người dân thường đem các loại cây bán như rau sắng, Rau bò khai; rau gai; Giảo cổ lam và một số sản phẩm đã qua chế biến như chè giảo cổ lam, nấm hương… và cũng ở kênh tiêu thụ này, tư thương cũng xuất hiện để thu mua một số cây như Giảo cổ lam; măng tre bát độ; Nấm hương; Mộc nhĩ....
+ VQG Ba Bể: Khách du lịch đến thăm VQG và mua LSNG tại VQG, họ thường mua các loại đặc sản của địa phương như rau sắng, măng; chè giảo cổ lam
+ Mua bán ngay tại hộ gia đình: Công việc này thường do tư thương hoạt động. Một số tư thương có thể tìm đến các hộ gia đình để thu mua rồi đem bán đi nơi khác. Các loại sử dụng làm thực phẩm thường được trao đổi là rau bò khai, rau sắng; Rau gai; tre măng các lọai...
+ Giá của các loài cây làm thực phẩm và gia vị thay đổi tùy thuộc vào giá trị của nó, đối tượng mua và quy luật cung, cầu của thị trường... cung cấp lương thực, thực phẩm được bán với giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, trong đó nổi bật là rau sắng và rau gai là có giá trị kinh tế rất cao giá bán khoảng 50.000 - 75.000 đồng/kg. Bên cạnh đó rau bò khai cũng là có triển vọng, là một nguồn thu không nhỏ cho người dân địa phương. Nổi bật hơn cả là Giảo cổ lam, đây là loài rất có tiềm năng tại địa phương và cần được đầu tư phát triển.
4.1.3.3 Nguồn gốc của nh ng loài thực phẩm làm thực phẩm.
Các loài thực vật rừng được dùng làm thực phẩm ở địa phương phần lớn được người dân thu hái từ rừng tự nhiên một phần nhỏ ở rừng trồng, vườn nhà.
Qua phỏng vấn người dân cho biết trước kia khi rừng nguyên sinh chưa bị khai thác nhiều nên họ chủ yếu vào rừng để thu hái các sản phẩm mà không cần quan tâm đến sự tái sinh, việc bảo vệ chúng. Hiện nay khi diện tích rừng tự nhiên đang bị thu hẹp lại thì số lượng, chủng loại của các sản phẩm từ rừng tự nhiên cũng