VẬT LIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen vđ10 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33 - 39)

3.1. Mục đích và yêu cầu

Thông qua việc đánh giá khả năng sinh trưởng phất triển và năng suất của giống vừng VĐ10 trong điều kiện vụ hè thu để xác định thời vụ thích hợp tại trung tâm thực hành thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

Tiến hành thí nghiệm về thời vụ trồng vừng (giống vừng đen VĐ10), giống do Viện khoa học kĩ thuật Nông Nghiệp Việt Nam cung cấp giống làm đối tượng nghiên cứu.

3.2. Vật liệu nghiên cứu

Giống vừng đen VĐ10 nhập nội do Viện khoa học kĩ thuật Nông Nghiệp Việt Nam cung cấp giống làm đối tượng nghiên cứu.

3.3. Thời gian địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại trung tâm thực hành thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: vụ hè thu năm 2013.

- Điều kiện thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trên đất dốc 5%, đất cát pha nghèo dinh dưỡng.

3.4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen VĐ10, vụ hè thu năm 2013 tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

- Ảnh hưởng của thời vụ đến đặc điểm hình thái giống vừng đen VĐ10.

- Ảnh hưởng của thời vụ đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống vừng đen VĐ10

- Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm bệnh của giống vừng đen VĐ10.

- Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống vừng đen VĐ10.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp b trí thí nghim

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 công thức. Diện tích ô thí nghiệm 2m×7m = 14m2/ô, 4 công thức×3 lần nhắc lại

× 14m2 = 168m2 ( tổng diện tích ô thí nghiệm là 168m2 ), không kể diện tích rãnh, lối đi và hàng bảo vệ.

Sơ đồ b trí thí nghim

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

2 1 3 4 Dải

bảo vệ

3 4 1 2

4 3 2 1

Dải bảo vệ

Thí nghiệm được tiến hành với giống vừng VĐ10 và được gieo 4 thời vụ mỗi lần cách nhau 10 ngày trong vụ hè thu năm 2013 tại trung tâm thực hành thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

Vụ 1. Gieo ngày 30/07/2013 Vụ 2. Gieo ngày 9/08/2013 Vụ 3. Gieo ngày 19/08/2013 Vụ 4. Gieo ngày 29/08/2013

3.5.2. Điu kin đất đai và quy trình kĩ thut

Thí nghiệm được tiến hành tại tại trung tâm thực hành thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, và được bố trí trên đất dốc 5% , đất cát pha nghèo dinh dưỡng.

Làm đất: sau khi được cày bừa kỹ, làm cỏ và nhặt sạch cỏ dại, san phẳng, chia ô thí nghiệm, sau đó luống cao hệ thống tiêu nước tốt.

Thời gian bắt đầu gieo trồng 30/07/2013.

Lượng phân bón cho 1 ha: 7 tấn phân hữu cơ + 40kg N + 70kg P2O5 + 60kg K2O + 300kg vôi bột/ha

- Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% P2O5

+ Bón thúc lần 1: Khi cây được 3–5 lá thật lượng bón 2/3 N + 1/3 Kali + Bón thúc lần 2: Bón 1/3 N + 2/3 Kali còn lại khi cây vừng ra hoa rộ

kết hợp với vun gốc, làm cỏ, tưới nước.

- Mật độ khoảng cách theo từng thời vụ: 40 cây/m2, hàng × hàng = 40cm, cây × cây = 7,2cm

Chăm sóc sau khi trồng : gieo hạt giữ ẩm, sau khi mọc 1-2 lá thật thì dặm, tỉa định cây đúng mật độ quy định.

Làm cỏ và xới xáo chia làm 3 đợt

+ Đợt 1: khi cây được 3-5 lá thật, xới nhẹ khắp mặt luống và kết hợp bón phân lần 1 .

+ Đợt 2: Khi cây được 10 -15 lá , làm sạch cỏ ,xới sát gốc, vun nhẹ.

+ Đợt 3: khi cây ra hoa rộ ta tiến hành xới xso và bón thúc hết lượng vôi phân bón còn lại kết hợp vun cao gốc.

Xác định cây mẫu theo dõi kết hợp với phòng trừ sâu bệnh hại.

Tưới nước: trong quá trình chăm sóc luôn phải giữ ẩm, khi bị khô phải tưới nước, nhất là thời kì đâm tỉa, ra hoa, tạo quả.

Thu hoạch và bảo quản: thu hoạch vào ngày nắng ráo.

3.6. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi, lấy cây mẫu 3 điểm theo đường chéo trong ô thí nghiệm.

Các chỉ tiêu theo dõi lấy ngẫu nhiên 10cây/ ô. Sau đó lấy kết quả trung bình.

3.6.1. Ch tiêu v đặc tính thc vt hc

- Thời kì nảy mầm(ngày): được tính từ khi gieo đến khi hạt mọc đều (80%) - Thời kì sinh trưởng và phát triển: tính từ khi gieo đén khi quả chín

- Chiều cao cây( cm): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng (giai đoạn thu hoạch) 10 cây/ô.

- Đường kính gốc (cm): giai đoạn thu hoạch 3.6.2. Mt s ch tiêu v ch s din tích lá

Tính chỉ số diện tích lá (m2lá/m2 đất ): Theo phương pháp cân nhanh khối lượng lá ở 2 giai đoạn hoa rộ và giai đoạn trưởng thành của từng lần nhắc lại, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại.

Phương pháp lấy mẫu: nhỏ 3 cây liên tiếp/ô, rửa sạch rễ để ráo nước sau đó tách rời tất cả số lá/cây và cân khối lượng toàn bộ lá của 3 cây/ ô ta có Pb, nhặt 3 loại lá lá non, lá bánh tẻ, lá già đủ xếp kín 1dm2, cân khối lượng 1 dm2 lá ta có Pa. Tính chỉ số diện tích lá theo công thức:

CSDTL =

Pb x mật độ (cây/m2)

Pa x 100 x 10 Trong đó:

Pa: Khối lượng 1 dm2 lá (gam)

Pb: Khối lượng lá của 3 cây mẫu (gam)

+ Khả năng tích lũy vật chất khô ( gam/cây): ở hai giai đoạn hoa rộ và hạt trưởng thành, làm riêng từng lần nhắc lại, sau đó lấy giá trị trung bình của ba lần nhắc lại.

Phương pháp: nhổ 3 cây liên tiếp/ ô, rửa sạch rễ để giáo nước và cân khối lượng tươi. Sau đó sấy khô toàn bộ mẫu của từng lần nhắc lại ở nhiệt

độ 70oC. Đến khi cân khối lượng 5 lần không đổi ta được Pk (10cây). Tính khả năng tích lũy vật chất khô theo công thức:

KNTLVCK(g) = Pk 3

Trong đó: Pk là khối lượng sấy khô của 3 cây (g) 3.6.3. Các ch tiêu theo dõi v sâu bnh

- Tỷ lệ sâu bệnh(%) = A/B ×100

( A là số cây bị bệnh ; B là số cây điều tra)

- Mức độ bệnh : nặng, nhẹ, trung bình, không gây bệnh.

+ Không gây bệnh < 10%

+ Mức độ bệnh nhẹ < 20%

+ Mức độ bệnh trung bình 20-40%

+ Mức độ bệnh nặng > 40%

3.6.4. Các ch tiêu v năng sut

- Số quả trên cây (quả): đếm toàn số quả/ cây ( 10 cây theo dõi/ô) - Số hạt trên quả(hạt): đếm số hạt/hàng; số hàng/quả.

- Trọng lượng nghìn hạt(gam): P1000 hạt, tính trung bình 3 lần nhắc lại:

NSLT (tạ/ha) =

Số quả /cây x P1000 hạt x Số hạt/quả x mật độ cây/m2 10.000

- Năng suất thực thu: Thu hoạch toàn bộ số cây trên ô, phơi khô quạt sạch, tính khối lượng/ô(quy ra tạ/ha), sau đó tính trung bình của 3 lần nhắc lại.

3.7. Phương pháp xử lý số liệu

-Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây họ đậu(theo Quyết

định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)[3].

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu xử lý trên trương trình phần mềm IRRISTAT.

- Các chỉ tiêu khác xử lý theo phương pháp trung bình số học.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen vđ10 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)