Điều kiện tự nhiên và khí hậu vụ hè thu năm 2013 tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen vđ10 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 44)

Cây vừng là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới. chỉ có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ 20-30oC và sinh trưởng phát triển lý tưởng ở nhiệt độ 25-30oC, lượng mưa thích hợp là 300-600mm/năm, ẩm độ 70-87%.

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Diễn biến khí hậu từ tháng 5 đến tháng 12 tại Thái nguyên thể hiện ở (bảng 4.1 ).

- Nhiệt độ: nhìn chung nhiệt độ của 6 tháng cuối năm từ tháng 6-12 năm 2013 có sự biến động từ 15-290C, trong đó nhiệt độ cao nhất vào tháng

6,7,8 nhiệt độ khoảng 28,3-290C trong đó nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 6 là 290C.

- Ẩm độ: ẩm độ trung bình dao động từ 75–86%, ẩm độ cao nhất của 6 tháng cuối là tháng 7 đạt 86%, với độ ẩm như trên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây trồng.

- Lượng mưa: Lương mưa trung bình dao động từ 11,4–974,1mm, lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là vào tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa từ 405,7– 974,1 mm, lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 1 với lượng mưa là 11,4 mm. Qua bảng cho ta thấy lượng mưa của tháng 7 và 8 là rất lớn , ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của cây vừng.

- Số giờ nắng: số giờ nắng trung bình giao động từ 12–167 giờ,số giờ nắng cao nhất vào tháng 8 là 167 giờ nắng/năm, số giờ nắng it nhất trong năm là tháng 1 với số giờ nắng là 12 giờ.

Bảng 4.1 cho ta thấy nhiệt độ trung bình từ 27-29oC, các tháng đều thuật lợi cho vừng sinh trưởng, ẩm độ từ 85-86% và có lượng mưa lớn vào tháng 7 và 8 khá cao ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt.

Bng 4.1: S liu trm khí tượng Thái Nguyên năm 2013

Yếu tố Đặc trưng Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Th 7 Th 8 Th 9 Th 10 Th 11 Th 12

Nhiệt độ

Trung

bình 14.9 19.3 23.6 24.6 27.9 29.0 27.9 28.3 26.4 24.6 22.2 15.0 Cao nhất 24.6 28.8 31.9 33.5 39.8 37.1 34.5 36.4 35.1 33.7 31.2 25.6 Thấp nhất 7.9 11.7 14.8 17.6 21.1 21.7 23.8 23.3 20.7 16.7 15.7 6.1

Mưa 11.4 28.9 16.4 69.0 298.2 256.7 974.1 405.7 352.2 83.0 44.8 32.2

Độ ẩm

Trung

bình 81 86 80 81 81 81 86 85 85 78 76 75

Thấp nhất 61 50 34 43 49 40 61 50 39 39 43 34

Bốc hơi 51.9 45.7 84.5 86.5 91.4 109.6 68.5 76.4 65.3 100.4 92.2 85.5

Giờ nắng 12 36 49 50 150 165 140 167 116 147 98 186

Ghi chú: Nhiệt độ (oC) Mưa (mm) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Giờ nắng (giờ)

4.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen VĐ10 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả tổng hợp các hoạt động sinh lý hóa phức tạp diễn ra trong cây. Đó là 2 quá trình diễn ra song song với nhau biểu hiện đan xen khó phân biệt.Thời gian sinh trưởng và phát triển của vừng được tính từ khi gieo hạt nảy mầm mọc đến ra hoa, hình thành quả và chín thu hoạch kết thúc chu kì sống. Thời gian sinh trưởng và phát triển còn phụ thuộc vao giống, điều kiện sinh thái. Thời vụ khác nhau thì cay sinh trưởng phát triển cũng khác nhau về đặc điểm hình thái, chiều cao cây, quá trình ra hoa, hình thành quả. Do đó mà chúng ta căn cứvào thời vụ gieo trồng để xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Quá trình theo dõi thời vụ gieo trồng của giống vừng VĐ10 trong điều kiện vụ hè thu năm 2013, chúng tôi thu được kết quả ở (bảng 4.2 ).

Bng 4.2: nh hưởng ca thi v đến các giai đon sinh trưởng, phát trin ca ging vng đen VĐ10 v hè thu năm 2013

Đơn vị: ngày Chỉ tiêu

Thời vụ

Thời gian gieo đến

Mọc Ra hoa rộ Quả

vào chắc Quả chín

1 3 38 56 79

2 3 35 53 75

3 3 31 49 70

4 3 29 46 68

* Thời kì nảy mầm (mọc): Đây là quá trình nẩy mầm của hạt ,đây là giai đoạn đầu tiên của chu trình sinh trưởng của vừng . Thời kì này được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt nhô lên khỏi mặt đất và có 2-3 lá mầm xòe ngang. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ,

giống, biện pháp kĩ thuật… Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này từ 25- 30oC và ẩm độ từ 70-80%.

- Thời vụ 1: được tiến hành gieo vào ngày 30/07/2013, thời kì này nhiệt độ, ẩm độ trung bình khá cao nên đảm bảo cho quá trình nảy mầm.

- Thời vụ 2: gieo vào ngày 09/08/2013 - Thời vụ 3: gieo vào ngày 19/08/2013 - Thời vụ 4: gieo vào ngày 29/08/2013

Các công thức được gieo trong đièu kiện nhiệt độ, ẩm độ khá cao nên các công thức (từ công thức 1-4) từ gieo đến mọc có sự đồng đèu về ngày mọc là 3 ngày.

* Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa rộ: là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, ra hoa sớm sẽ góp phần kéo dài thời gian ra hoa, làm tăng số hoa và làm tăng năng suất, đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng. Đây là thời kì quan trọng quyết định đến năng suất của cây vừng, thời kỳ này cây yêu cầu dinh dưỡng rất lớn, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm, giống, biện pháp kĩ thuật, mưa, bão… Làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và làm quả, làm giảm năng suất.

Thời gian ra hoa rộ dài ngày hay ngắn ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, sinh thái, thời vụ, điều kiện canh tác. Quá trình ra hoa ngắn, nếu gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển quả làm giảm năng suất. Tuy nhiên thời gian ra hoa quá dài cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả, vì hoa không tập trung, giai đoạn hình thành quả khác nhau quả chín không đều, khó khăn cho thu hoạch.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy thời gian từ gieo đến thời kì hoa rộ các công thức 1-4 thời gian ra hoa biến động từ 29-38 ngày, thời gian ra hoa rộ kéo dài nhất là công thức 1 là 38 ngày sau khi gieo, thấp

nhất là công thức 4 là 29 ngày sau gieo. Do thời gian sinh trưởng rút ngắn nên thời gian ra hoa cũng bị rút ngắn.

* Giai đoạn hình thành quả đến khi quả vào chắc: Đây là thời kì tích lũy chất dinh dưỡng vào hạt. Các chất dinh dưỡng từ dễ thân, lá dồn hết vào hạt, thêm vào đó là sản phẩm trực tiếp từ quang hợp của lá. Giai đoạn này các chất đòng hóa tích cực vận chuyển vào hạt chắc và đạt độ chín sinh lý, ẩm độ giảm nhanh, vỏ hạt có màu sắc đặc trưng, lá chuyển dần sang màu vàng úa và rụng dần. Thời kì này các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành quả vào hạt. Nếu gặp điều kiện hoàn cảnh khó khăn như hạn hán, nắng nóng kéo dài thì sẽ làm giảm năng suất hạt trong quả.

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy thời gian từ gieo đến giai đoạn quả chín biến động từ 68-79 ngày. Các công thức có thời gian quả chín sơm hơn từ 4-11 ngày (sớm nhất là công thức 4 là 68 ngày, muộn hơn là công thức 1 là 79 ngày).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống vừng đen vđ10 vụ hè thu năm 2013 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)