Kết quả thử nghiệm tổ chức cơ sở dữ liệu không gian

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm arcgis trong công tác xây dựng và quản lý dữ liệu địa chính khu vực tỉnh đồng nai (Trang 77 - 88)

4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Vĩnh Thanh trên phần mềm

4.4.1. Kết quả thử nghiệm tổ chức cơ sở dữ liệu không gian

Căn cứ vào thực trạng các loại tài liệu bản đồ và hồ sơ sổ sách thu thập được, vận dụng quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm AcrGIS ( hình 3.8: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, mục 3.3.2), dữ liệu địa chính của xã Vĩnh Thanh - huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai được xây dựng như sau:

4.4.1.1. Dữ liệu đầu vào

Trên cơ sở 70 tờ bản đồ địa chính số lưu trữ dưới dạng file *.dgn và hồ sơ địa chính dạng giấy của xã Vĩnh Thanh, tiến hành đánh giá tình hình tư liệu và chuẩn bị cho việc xây dựng quy trình công nghệ thành lập cơ sở dữ liệu địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính.

Kiểm tra hệ tọa độ: Tất cả các tệp *.dgn lưu trữ bản đồ địa chính đều phải kiểm tra lại hệ toạ độ có đúng các thông số sau:

- Hệ qui chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam VN-2000;

- Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế; E-líp-xô-ít WGS- 84;

- Múi chiếu 3 độ; Hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k = 0,9999;

- Kinh tuyến trục của tỉnh Đồng Nai là 107045’, múi chiếu 3 độ, lưới chiếu UTM, hệ tọa độ VN-2000 (Theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10 000 ban hành theo Quyết định theo Số: 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).

- Trường hợp hệ toạ độ chưa đúng thì phải chuyển đổi lại hệ toạ độ theo đúng yêu cầu về hệ quy chiếu toạ độ áp dụng cho dữ liệu địa chính.

4.4.1.2. Chuẩn hóa dữ liệu địa chính từ bản đồ địa chính

*Chuẩn hoá dữ liệu địa chính từ bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis:

Từ dữ liệu bản đồ địa chính của xã Vĩnh Thanh dưới dạng file*.dgn đã thu thập được, sử dụng phần mềm MicroStation chọn các đối tượng bản đồ có cùng thuộc tính để phân lớp các đối tượng bản đồ theo các nhóm đối tượng gồm:

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Địa chính;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Quy hoạch;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Cơ sở đo đạc;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Biên giới địa giới;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Giao thông;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Thủy hệ;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Địa danh;

+ Nhóm các lớp đối tượng liên quan đến Địa hình.

Hình 4.4: Lớp thửa đất thuộc nhóm địa chính trước khi chuẩn hóa

Sau khi phân lớp xong, thực hiện việc làm sạch dữ liệu, kiểm tra và sửa lỗi các đối tượng bản đồ bằng các công cụ trong phần mềm Microstation và các tiện ích từ phần mềm Famis:

+ Đóng vùng các đối tượng hình tuyến là hệ thống thủy văn, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên bản đồ. Vùng phức tạp bởi được cấu thành từ rất nhiều góc cạnh nhằm đơn giản hoá các đối tượng này về mặt đồ họa, khi đóng vùng không tạo ra các cạnh trung gian.

+ Hai đối tượng ranh giới thửa đất liên tiếp cấu thành lên đường biên của một thửa đất phải luôn đảm bảo đỉnh đầu hoặc cuối của ranh giới thửa đất này trùng khít với đỉnh đầu (hoặc cuối) của ranh giới thửa đất kế tiếp. Các đối tượng ranh giới thửa đất phải đáp ứng được các quan hệ không gian sau:

+ Không có đối tượng ranh giới thửa đất có đỉnh đầu (hoặc cuối) không bắt vào đỉnh đầu (hoặc cuối) của ranh giới thửa đất khác:

+ Các đối tượng ranh giới thửa đất phải cắt nhau tại đỉnh đầu hoặc đỉnh cuối:

Trường hợp sai Trường hợp sai Trường hợp đúng

Trường hợp sai Trường hợp đúng

- Kiểm tra các lỗi đồ họa bằng MRFCLEAN và MRFFLAG trong FAMIS với tất cả các lớp tham gia tạo thửa đất khép kín như: ranh giới thửa (10), đường giao thông (23), sông suối(32), lớp đóng vùng đối tượng hình tuyến (1) với tham số tolerance là 0,01.

Tạo vùng thửa đất, công trình, giao thông, thuỷ hệ: Dùng lệnh Topology trên Famis để tạo vùng, kiểm tra lại xem có sót vùng không được đóng kín hay không thông qua đối chiếu tâm thửa với nhãn thửa đã có trước đây trên bản đồ. Dữ liệu số trước đây không quy định đối tượng địa phận phường mà chỉ quy định thể hiện đối tượng địa giới. Chuẩn hóa dữ liệu theo chuẩn biên tập đường địa giới theo phạm vi xã thành một vùng khép kín (shape).

Hình 4.5: Lớp thửa đất sau khi được chuẩn hóa Gán dữ liệu thuộc tính của thửa đất:

- Dữ liệu bản đồ chưa được tạo vùng topology(11), sau khi đóng vùng nhập bổ sung các thông tin định danh thửa đất ban đầu mà chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp gán dữ liệu từ nhãn thửa cũ cho thửa bao gồm: Số hiệu thửa; Loại đất; Diện tích pháp lý; Tên chủ sử dụng; Xứ đồng của thửa

đất. Mỗi thông tin dùng để gán là đối tượng được tách riêng thành từng lớp (level) riêng biệt. Mỗi lần chỉ gán cho một đối tượng riêng biệt như gán số hiệu thửa đất, tiếp theo gán cho đối tượng mục đích sử dụng đất... bản đồ địa chính có mã theo luật đất đai 1993. Sau khi gán thành thuộc tính thửa đất, cần chuyển đổi sang mã mục đích sử dụng đất theo luật đất đai 2003 như 6(2L) → LUC, 11(Màu) → BHK...

Hình 4.6: Dữ liệu thuộc tính của lớp thửa đất thuộc nhóm địa chính - Ghép dữ liệu bản đồ địa chính bằng cách chuyển dữ liệu sang định dạng Shape của hãng ESRI. Việc chuyển đổi này sẽ thực hiện ghép nối tất cả các mảnh bản đồ đơn lẻ trong một folder (tất cả bản đồ của một đơn vị hành chính xã). Khi thực hiện chuyển đổi tên bản đồ địa chính phải có dạng dc*.dgn với * là số thứ tự tờ bản đồ, ví dụ dc1, dc2, dc3...

Thực hiện chuyển đổi dữ liệu, từ giao diện của Famis → Cơ sở dữ liệu bản đồ → Nhập số liệu → Xuất bản đồ → Export → ViLIS (Shape).

Hình 4.7: Chuyển đổi bản đồ từ định dạng DGN sang định dạng Shape Dữ liệu sau khi chuyển đổi các lớp thông tin của bản đồ địa chính sang định dạng của phần mềm ViLIS nhận được của xã Vĩnh Thanh huyện NHơn Trạch tỉnh Đồng Nai là: TD27427.dbf; TD27427.shp; TD27427.shx.

Căn cứ vào các lớp trên bản đồ chứa ranh giới thửa, hệ thống giao thông, thủy hệ, công trình xây dựng, nhãn thửa,... Tiến hành tách file khác nhau, mỗi file chứa một lớp đối tượng riêng biệt.

Do các đối tượng bản đồ ở dạng *.dgn được lưu trong cùng một file, còn trong AcrGis lại quản lý dữ liệu theo ba kiểu dữ liệu chính là point, polyline, polygone và mỗi kiểu đối tượng lưu ở các Feature Class khác nhau nên phải tách file bản đồ để thuận tiện cho việc chuyển dữ liệu sang AcrGis quản lý.

4.4.2. Kết quả thử nghiệm thiết kế Geaodata Base theo chuẩn dữ liệu địa chính trên phần mềm ArcGIS

a) Tạo Hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000 cho tỉnh Đồng Nai trên phần mềm ArcGIS 9.3:

Đối với các loại bản đồ có tỷ lệ từ 1: 5.000.000 đến 1:25.000 (múi chiếu 60 ), ta có thể tìm thấy hệ tọa độ VN 2000 múi chiếu 48N và 49N theo đường dẫn sau: C:\Program File\ArcGIS\Coordinate Systems\Projected Coordinate Systems\UTM\ Other GCS\VN 2000 UTM Zone 48N.prj hoặc VN 2000 UTM Zone 49N.prj.

Hình 4.8: File chứa hệ tọa độ VN 2000 cho bản đồ tỷ lệ từ 1:5.000.000 đến 1:25.000 múi 60 trên phần mềm ArcGIS

Đối với các loại bản đồ có tỷ lệ lớn hơn là từ 1:10.000 đến 1:2.000, thì cần phải xây dựng hệ tọa độ VN 2000 địa phương ( Kinh tuyến gốc của tỉnh Đồng Nai là 107045’) như sau:

- Mở file "VN 2000 UTM Zone 48N.prj " bằng trình Notepad trong thư mục C:\Program File\ArcGIS\Coordinate Systems\Projected Coordinate Systems\UTM\ Other GCS, Save as thành tên file là "VN 2000_DongNai ":

+ Tại dòng ["Central_Meridian",108.00] ta thay thành ["Central_Meridian",107.45];

+ Tại dòng ["Scale_Factor",0.9996] ta thay thành ["Scale_Factor",0.9999];

Hình 4.9: File chứa hệ tọa độ VN 2000 địa phương của tỉnh Đồng Nai

Chuyển đổi từ UTM sang VN 2000 trong ArcGIS: Trên ArcToolBox, chọn "Data Management Tools" → "Projection and Transformation" → "

Create Custom Geographic ", xuất hiện hộp thoai:

+ Tại ô "Geographic Transfromation name": Đặt tên

"From_VN2000_to_UTM";

+ Tại ô "Input Geographic Coordinate System": Link tới toạ độ mình vừa xây dựng là "VN_2000_DongNai";

+ Tại ô "Output Geographic Coordinate System": link tới toạ độ mình cần xuất ra, ở đây chính hệ tọa độ UTM

"WGS_1984_UTM_Zone_48N";

+ Tại Method là COORDIANTE_FRAME;

+ Tại Parameters: Lần lượt nhập 7 tham số chuyển đổi vào.

Hình 4.10: Đưa hệ hệ tọa độ VN 2000 địa phương của tỉnh Đồng Nai vào ArcGIS

b) Thiết kế cơ sở dữ liệu Geodatabase chứa các nhóm đối tượng (Feature dataset) và các bảng phân lớp (Feature class) tương ứng với các nhóm đối tượng của cơ sở dữ liệu địa chính( file *.dgn).

- Sau khi thiết kế xong hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN 2000 tỉnh Đồng Nai đưa vào sử dụng trong ArcGIS xong, tiến hành tạo cơ sở dữ liệu Geodatabase:

Hình 4.11: Tạo cơ sở dữ liệu Geodatabase

- Thiết kế Feature Dataset và hệ quy chiếu:

Hình 4.12: Tạo cơ sở dữ liệu Feature Dataset thuộc Geodatabase

Hình 4.13: Hệ quy chiếu và các thông số quy chiếu của Tỉnh Đồng Nai

Hình 4.14: Hệ thống Feature Dataset

- Thiết kế Feature Class:

Hình 4.15: Tạo cơ sở dữ liệu Feature Class thuộc Geodatabase

Hình 4.16: Hệ thống cơ sở dữ liệu Feature Class thuộc Geodatabase

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm arcgis trong công tác xây dựng và quản lý dữ liệu địa chính khu vực tỉnh đồng nai (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)