Kết quả thử nghiệm liên kết dữ liệu với các phần mềm đang ứng dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm arcgis trong công tác xây dựng và quản lý dữ liệu địa chính khu vực tỉnh đồng nai (Trang 98 - 102)

4.5. Kết quả thực nghiệm khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGIS

4.5.2. Kết quả thử nghiệm liên kết dữ liệu với các phần mềm đang ứng dụng tại Việt Nam

* Thử nghiệm liên kết dữ liệu xây dựng CSDL bản đồ trong công nghệ ArcGIS với VILIS2.0:

Trước hết cần xem xét việc kết nối CSDL bản đồ trong công nghệ ArcGIS với phần mềm thông dụng hiện đang được Tổng cục QLĐĐ quản lý và phát triển - phần mềm VILIS2.0.

ViLIS 2.0 sử dụng công nghệ bản đồ ArcGIS Engine của hãng ESRI lập trình trên môi trường.NET nên có khả năng triển khai trên các máy cài hệ điều hành Windows, Linux.

Với ArcGIS Engine là một bộ thư viện phát triển cho phép tạo các ứng dụng độc lập. ArcGIS Engine bao gồm tập lõi các thành phần công nghệ trong sản phẩm ArcGIS Desktop do đó hỗ trợ đầy đủ các chức năng của một hệ thông tin địa lý. Giải pháp sử dụng công nghệ ArcGIS Engine kết hợp với các

sản phẩm khác của ESRI (ví dụ như: ArcSDE, ArcGIS Server, ArcPad …) tạo thành một giải pháp toàn diện, dễ dàng triển khai, và mở rộng.

Hiện tại VILIS 2.0 sử dụng CSDL bản đồ là CSDL của ESRI_SDE với sự hỗ trợ quản lý của modul ArcSDE cùng trong hệ thống ArcGIS. Điều này cho phép chuyển đổi thuận lợi với điều kiện cần xây dựng cơ sở dữ liệu theo chuẩn thống nhất. Với việc áp dụng Thông tư 17/2010/TT-BTNMT cho phép chuyển đổi dễ dàng.

Hình 4.30: Kết nối dữ liệu không gian trong ArcGIS với CSDL của ESRI_SDE

Hình 4.31: Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính trong ArcGIS với CSDL của SQL-2005.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Quá trình nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm AcrGis trong công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính khu vực Đồng Nai”, tác giả xin đưa ra một số kết luận sau:

1. Các số liệu của địa phương về hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính được thành lập bằng các phương pháp, công nghệ khác nhau nên còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, quản lý, cập nhật và trao đổi thông tin.

2. Việc tổ chức lại thông tin bằng công nghệ ArcGIS theo thông tư 17/TT-BTNMT 2010 quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính đã đưa ra các quy tắc thống nhất, thuận lợi cho việc tổ chức CSDL địa chính trong Geodatabase của ArcGIS. CSDL địa chính tổ chức theo mô hình giải pháp nhanh chóng, thuận lợi không những đáp ứng được các yêu cầu về quản lý mà còn thuận lợi trao đổi thông tin giữa các phần mềm và giữa các hệ thống khác nhau (với điều kiện thực hiện theo đúng cấu trúc quy định).

3. Theo tác giả: Phần mềm AcrGIS của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường của Mỹ (ESRI) có giá thành cao nhưng là một phần mềm ứng dụng tốt và hiệu quả cho xây dựng, quản lý và phân tích dữ liệu địa chính tuy nhiên ở cấp huyện có thể kết hợp với các phần mềm Cadas của Việt Nam và chỉ cần một phiên bản có bản quyền là đủ để giải quyết công tác quản lý các dữ liệu địa chính ở cấp huyện .

4. Theo tác giả: Áp dụng một số nội dung của chuẩn dữ liệu địa chính, tiến hành thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của xã Vĩnh Thanh–

huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai bằng phần mềm AcrGIS. Qua thực nghiệm cho thấy, còn khá nhiều bất cập trong lưu trữ các dữ liệu thuộc tính của các phần mềm Cadas của Việt Nam đang hiện hành.

II. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, công tác quản lý tài nguyên đất đai còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, hệ thống hồ sơ địa chính ở nhiều địa phương vẫn cón chắp vá, thiếu đồng bộ. Để hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai, đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong công tác quản lý đất đai của nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm chỉ đạo hoàn thiện quy trình công nghệ và định mức thành lập CSDL đất đai Việt Nam.

2. Hầu hết các cán bộ địa chính ở cấp huyện, xã còn kiêm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ nên việc đầu tư thời gian cho chuyên môn gặp nhiều hạn chế. Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động sử dụng đất còn chưa kịp thời, thậm chí ở nhiều địa phương còn không có đủ bộ hồ sơ địa chính theo quy định. Chính vì thế, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của các cấp quản lý ở từng địa phương và sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý đất đai.

3. Cần có kế hoạch đầu tư, đào tạo các cán bộ quản lý có kiến thức vững về chuyên môn, có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh, như vậy thì mới có thể đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai trên cả nước.

4. Cần có nghiên cứu cơ bản và sâu hơn về nội dung và phương thức lưu trữ các dữ liệu thuộc tính trong CSDL đia chính.

5. Cần có nghiên cứu khai thác cấu trúc Cadastral Fabric (kết cấu địa chính) là một mô hình để quản lý cơ sở dữ liệu địa chính, đặc biệt là trong cập nhật thông tin địa chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm arcgis trong công tác xây dựng và quản lý dữ liệu địa chính khu vực tỉnh đồng nai (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)