Thiết kế, biên tập và trình bày bản đồ

Một phần của tài liệu Biên tập và khai thác mô hình số địa hình trong quản lý đất đai (Trang 51 - 63)

CHƯƠNG 2. HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ PHẦN MỀM ARCGIS

2.2. Tổng quan về phần mềm ArcGIS

2.2.5. Thiết kế, biên tập và trình bày bản đồ

ArcMap có 2 chế độ hiển thị dữ liệu: Data View và Layout View. Chế độ Data View phù hợp với việc biên tập và chỉnh sửa dữ liệu, chế độ Layout View thì phù hợp với việc thiết kế, biên tập và trình bày trang in để thành sản phẩm bản đồ.

Để chuyển sang chế độ Layout View vào View \ Layout View. Trong chế độ này, trên màn hình ngoài thanh công cụ Tools sẽ hiển thị thêm 1 thanh công cụ Layout.

Thanh công cụ Layout cũng có các công cụ phóng to, thu nhỏ (Zoom), nó khác với các công cụ cùng tên trên thanh công cụ Tools vẫn thường dùng:

• Các thanh công cụ trên thanh Layout: Thay đổi tỷ lệ trang giấy nhưng không thay đổi tỷ lệ của bản đồ ( tỷ lệ bản đồ là tỷ lệ hiển thị của các dữ liệu bên trong).

• Các công cụ trên thanh Tools: Thay đổi tỷ lệ bản đồ nhưng không thay đổi tỷ lệ trang giấy.

2.2.5.1. Đặt trang in

Trên Menu File chọn Page and print Setup… Hộp thoại Page and Print Setup hiện ra. Trong đó:

Printer Setup: Cho phép chọn máy in Paper: Chọn kiểu giấy in

Page: Chọn khổ và kiểu trang in

Hình 2.11. Đặt trang in

2.2.5.2. Đặt tỷ lệ cho bản đồ

Trong ArcMap có hai công cụ Tools và Layout làm cho người ta hay sử dụng nhầm các công cụ. Việc sử dụng nhầm các công cụ đặc biệt là các công cụ Zoom sẽ làm dữ liệu trang hiển thị bị sai lệch. Để khắc phục điều đó cần đặt tỉ lệ cho bản đồ.

Trên thanh công cụ Menu chọn View \ Data Frame Properties… Cửa sổ Data Frame Properties hiện ra, nhấp chọn thẻ Data Frame.

Tại đây chọn vào Fixed Scale, chọn tỷ lệ bản đồ phù hợp rồi chọn OK.

Khi đó các công cụ Zoom trong thanh công cụ Tools bịẩn đi.

Hình 2.12. Đặt tỷ lệ bản đồ 2.2.5.3. Tạo lưới chiếu bản đồ

Trên thanh công cụ Menu chọn View \ Data Frame Properties… Cửa sổ Data Frame Properties hiện ra, nhấp chọn thẻ Grids.

Nhấp vào New Grids để tạo mới lưới chiếu cho bản đồ.

Hình 2.13. Tạo lưới chiếu bản đồ

Hộp thoại Grids and Graticules Wizard: Cho phép chọn các kiểu lưới chiếu. Nhấp chọn Measured Grid: divides map by meridians and parallels.

Hình 2.14. Chọn kiểu lưới chiếu

Nhấp Next. Hộp thoại Create a measured grid hiện ra. Nhập các thông số như hình dưới:

Hình 2.15. Nhập khoảng cách mắt lưới Nhấp Next. Hộp thoại Axes and Labels hiện ra:

Hình 2.16. Chọn kiểu dòng kẻ của lưới

Trong đó:

• Axes:

- Tích Major division tick và Minor division tick - Number of tick per major division: Chọn giá trị là 0

• Labeling: Nhấp đúp vào AaBbCc cạnh Text style, chọn font: Times New Roman, cỡ chữ là 6.

Hình 2.17. Chọn font, cỡ chữ

Nhấp Next. Xuất hiện hộp thoại Create a measured grid. Tích chọn như hình dưới:

Nhấp Finish. Nhấp OK để đóng hộp thoại Data Frame Properties.

2.2.5.4. Tạo khung bản đồ

Trên thanh công cụ Menu nhấp chọn Insert \ Neatline. Hộp thoại Neatline hiện ra chọn các thông số phù hợp.

Nhấp OK .

2.2.5.5. Tạo thước tỷ lệ và tỷ lệ bản đồ

• Tạo thước tỷ lệ

Trên Menu vào thực đơn Insert\Scale Bar. Hộp thoại Scale Bar Selector xuất hiện. Chọn thước tỷ lệ có sẵn.

Nhấp nút properties: Xuất hiện hộp thoại Scale Bar. Chọn thẻ Scale and Units. Chọn Number of Dvision và Number of SubDivision(các khoảng cách chia) bằng 5, Division Units ( đơn vị đo) là “Meters”, Label (nhãn) là

“Meters”, Symbol là Times New Roman với Size là 6.

Tiếp theo hộp thoại Scale Bar chọn thẻ Format: Chọn các thông số như hình dưới:

Nhấp OK đểđóng hộp thoại.

• Tỷ lệ bản đồ

Trên Menu vào thực đơn Insert \ Scale Text. Hộp thoại Scale Text Selector hiện ra, nhấp chọn kiểu thể hiện tỷ lệ có sẵn. Nhấp OK. Tỷ lệ bản đồ sẽ hiển thị trên bản đồ. Di chuyển nó đến vị trí thích hợp.

2.2.5.6. Tạo mũi tên chỉ phương bắc, tạo tiêu đề

• Tạo mũi tên chỉ phương bắc

Vào Menu Insert \ North Arrow trên màn hình sẽ xuất hiện ra hộp thoại North Arrow Selector:

Chọn kiểu mũi tên có sẵn rồi nhấp OK. Trên bản đồ xuất hiện mũi tên chỉ phương bắc. Di chuyển mũi tên đến vị trí thích hợp.

• Tạo tiêu đề

Vào Insert \ Title trên bản đồ hiện ra một tiêu đề. Nhấp đúp vào nó hoặc nhấp phải chuột chọn Properties để nhập tên bản đồ. Vào Change symbol chọn font. Nhấp OK.

2.2.5.7. Thiết lập bảng chú giải

Vào Insert \ Legend. Hộp thoại Legend Wizard xuất hiện:

Trong đó:

Map Layers: Các lớp dữ liệu trong bản đồ

Legend Items: Thể hiện các lớp cần chú giải

Set the number of columns in your legend: Tạo số cột trong bảng chú giải.

Nhấp Next.

Trong đó:

Legend Title: Nhập tên là Chú giải

Legend Title font properties: Chọn màu, kích thước, phông chữ cho phù hợp.

Nhấp Next… Tạo kiểu khung chú giải, thay đổi kích thước bảng chú giải… Nhấp Finish đề kết thúc.

2.5.5.8. Phần mềm MapInfo

MapInfo: là một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với người sử dụng.

Ngay từđầu hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả với các chức năng phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh,

quản lý nhưng cồng kềnh và phức tạp hóa bởi những chức năng không cần thiết, giao diện đơn giản và dễ hiểu, đồng thời giá cả phải phù hợp với đại đa số người sử dụng. Phiên bản gần đây là MapInfo 11 cũng vẫn duy trì truyền thống này – có thể chạy trên các hệ điều hành thông thường như Windows XP, Windows 2000, Windows NT + SP6, Windows 98 SE, Windows 2003 Server với Terminal Seervices và Citrix.

Các chức năng chính của MapInfo:

- Nhập dữ liệu: MapInfo cho phép nhập dữ liệu thuộc các khuôn dạng khác nhau nhưu Autocad DWG/DXF 2004, Microstation DGN v8, Open ESRI Grid data, Open CSV, Open Shape files...,

- Hỗ trợ liên kết với CSDL: Oracle 10G & 9iR2, MS SQL, Server 2000, MS Access, IBM Informix 9.4

- Hỗ trợ CSDL không gian: Oracle 10G Spatial & Locator, MS SQL Server and Informix thông qua SpatialWare

- Xuất dữ liệu sang các khuôn dạng khác: Cho phép xuất dữ liệu sang các khuôn dạng GIF, LZW TIFF và TIFF CCTT Group4

- Biên tập bản đồ/ chỉnh sửa dữ liệu: Tạo lập các đối tượng đồ họa, hiển thị chúng theo các ký hiệu có trong thư viện ký hiệu mặc định hoặc trong thưu viện tự tạo, hiển thị các đối tượng theo lớp Layer Control... Tạo bảng chú giải, cho phép hiển thị dữ liệu theo hai biểu số khác nhau trong cùng một thời điểm, tạo các vùng đệm bằng công cụ buffer...,

- Xác định cơ sở toán học cho bộ dữ liệu: số lượng lưới chiếu bản đồ có mặc định trong MapInfo rất phong phú, đủ để đáp ứng cho việc xác định cơ sở toán học cho các bộ dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau. Các lưới chiếu theo các thông số riêng biệt cho từng vùng cũng có thể được tạo mới bằng cách biên tập tệp tin MAPINFOW.PRJ của phần mềm.

- Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu bằng công cụ Universal Translator: cho phép chuyển đổi dữ liệu từ khuôn dạng của MapInfo*.TAB sang các khuoonn dạng *.shp của ArcView, DGN của Microstation, DXF và DWG của AutoCAD và ngược lại. Trong quá trình chuyển đổi, công cụ này còn cho phép xác định và chuyển đổi cơ sở toán học của dữ liệu

- Phân tích không gian:

+ Cung cấp các công cụ mạnh và logic đáp ứng việc thực hiện những bài toán phân tích không gian phức tạp

+ Thể hiện những đặc điểm và xu hướng của các đối tượng địa lý được lưu trong CSDL, từđó thể hiện những ảnh hưởng qua lại giữa các hiện tượng, đối tượng trong không gian

+ Cho phép thành lập bản đồ có mức độ chi tiết cao nhằm phục vụ cho mục đích hiển thị dữ liệu không gian và hỗ trợ hoạch định chính sách

+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp giải các bài toán về tìm hiểu khách hàng và thị trường.

MapInfo có rất nhiều ưu điểm với khả năng hiển thị và lập bản đồ tốt và có những chức năng GIS cơ bản và được nhiều người sử dụng ưa chuộng trong các dự án GIS quy mô nhỏ, CSDL cỡ nhỏ. Tuy nhiên, do nhược điểm là quản lý Topology không được chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu không đầy đủ nên khả năng phân tích cũng hạn chế - MapInfo thường không được sử dụng để xây dựng các CSDL lớn. Hơn nữa, MapInfo cũng còn hạn chế khi cần đưa ra một giải pháp mạng chuyên nghiệp và kết nối trao đổi số liệu với các hệ thống GIS khác.

2.5.5.9. Phần mềm MicroStation

MicroStation: Là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi hãng Bentley Systems. MicroStation có môi trường đồ họa rất

mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.

MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp các giải pháp xử lý bản đồđịa hình, địa chính của công ty [eK]) chạy trên đó.

Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.

MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg).

Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng parten và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, AdobeFreehand...) lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation.

Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.

Một phần của tài liệu Biên tập và khai thác mô hình số địa hình trong quản lý đất đai (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)