Làm việc và quản lý các dữ liệu trong phần mềm ArcGIS Desktop 10.1

Một phần của tài liệu Biên tập và khai thác mô hình số địa hình trong quản lý đất đai (Trang 77 - 98)

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH SỐ ĐỊA HÌNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI XÃ SÔNG THAO, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

3.3 Thực nghiệm trên dữ liệu của Xã Sông Thao, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng

3.3.2 Làm việc và quản lý các dữ liệu trong phần mềm ArcGIS Desktop 10.1

*. Bước khi động ArcMap và ArcCatalog

Hình 3.8. Giao diện khởi đầu khi mở ArcMap và ArcCatalog Có thể sắp xếp giao diện tùy ý để tiện làm việc:

Hình 3.9. Giao diện làm việc bên ArcMap cùng các dữ liệu

*. Thiết lp h ta độ VN2000 cho Xã Sông Thao, Huyn Trng Bom, Tnh Đồng Nai

Sau khi thu thập dữ liệu gồm có bản đồ địa chính và các bản đồ sử dụng để tích hợp, việc đầu tiên là kiểm tra sự tổng thể về cơ sơ toán học của các loại bản đồ trên xem có đúng với quy phạm quy định hệ tọa độ của bản đồđịa chính và bản đồ tích hợp hay không.

Lấy cơ sở toán học của BDDC làm chuẩn để trong quá trình chuyển đổi cơ sở dữ liệu, chọn cơ sở toán học cho các dữ liệu chuyển đổi ở bản đồ tổng hợp cho trùng với cơ sở toán học của BĐĐC.

Vào My Templates, tiến hành Conect to Folder đến ổ D phần Demo và tạo một Folder mới là DL_thucnghiem, tiếp theo vào Properties Data Frame để tiến hành Add hệ tọa độ VN2000 DongNai.prj.

Hình 3.10. Chọn hệ tọa độ VN2000 cho file dữ liệu

*. Ghép DEM: Ly d liu t file gc

Nhập vào 4 mảnh DEM phủ trùm toàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong đó có xã Sông Thao. Dưới hình ảnh dưới đây Raster dataset với tên mở rộng có thể đặt tùy ý, nhưng ở phần nhập chọn số kênh “Number of Bands”=1. Click OK.

Trước đó ta phải cài phần DataInterop để lấy dữ liệu mở rộng File dạng .TAB tại phần mềm MapInfo.

Tìm công cụ ghép phần Search gõ Mosaic to new raster..., tiếp theo chọn 4 mảnh để ghép vào màn hình trên ArcMap.

Cắt ảnh ghép bằng cách chọn vào đường địa giới, dữ liệu ranh giới được lấy từ ArcCatalog từ Dcnen.dgn, được lưu dưới dạng .shp, chọn CP (Export data) để lưu dưới dạng vùng.

Cắt ảnh ghép Search gõ Clip Data Management - Input raster (Ảnh ghép)

- Ví dụ: HC_Xa

Hình 3.11. Cửa sổ ghép ảnh DEM chứa tỉnh Đồng Nai Kết quả sau khi ghép DEM:

Hình 3.12. Kết quả sau khi ghép DEM Tạo mô hình TIN

- Tạo đường đồng mức Create Contour Contour (Spatial Analyst...), dùng Input raster, dùng file ảnh để cắt, dùng lệnh Clip, trong đó ta có thểđặt đường đồng mức tùy ý theo địa hình.

*. To ranh gii xã để lp mô hình TIN

Hình 3.13. Lọc dữ diệu ranh giới xã Sông Thao

Hình 3.14. Dùng lớp ranh giới xã để cắt DEM

*. To TIN

Vào cửa sổ Search chọn Create TIN hoặc có thể tìm công cụ này trong ArcToolbox

Hình 3.15. Nhập các thông tin và các lớp để TIN cho xã Sông Thao

Hình 3.16. Đặt tên và lưu file cho TIN

Hình 3.17. Chọn hệ tọa độ cho TIN raster

Hình 3.18. Tạo TIN bằng đường đồng mức

*. Kết qu to TIN

Hình 3.19. Bề mặt TIN khi thao tác với đường đồng mức

Hình 3.20. Bề mặt TIN khi Zoom lên

*. To bn đồ độ dc b mt (Surface Slope)

Hình 3.21. Cửa sổ giao diện công cụ Surface Slope

Hình 3.22. Nhập vào bề mặt TIN Raster

Kết quả được xem với bảng dữ liệu thuộc tính phi không gian:

Hình 3.23. Bảng dữ liệu thuộc tính

Người sử dụng hoàn toàn có thể thay đổi các khoảng giá trị độ dốc này theo những quy định về độ dốc ví dụ của FAO:

Lưu ý: chọn dạng file .txt của notepad để quy định các giá trịđộ dốc.

Giá trị SlopeCode

1 0.00 – 0.57 (độ)

2 0.57 – 1.43 (độ)

3 1.43 – 2.66 (độ)

4 2.66 – 5.71 (độ)

5 5.17 – 12.13 (độ)

6 12.13 – 24.89 (độ)

7 24.89 – 45.00 (độ)

8 45.00 – 84.29 (độ)

9 > 84.29 (độ)

Right-Click vào Layer Properties Symbology Category sau đó quy định lại các giá trị độ dốc cần phân chia:

Hình 3.24. Bảng giá trị hiển thị độ dốc

Thành quả tiến hành xây dựng bản đồ độ dốc cho mô hình TIN sử dụng chức năng 3D Analyst tool / TIN Surface/ TIN slope trong Arc toolbox

Hình 3.25. Kết quả mô hình bản đồ độ dốc

Bật lớp Diachinhnen ta thấy rõ được bề mặt TIN của xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Các khoảng độ dốc được mã hóa dưới các slopecode, để dễ dàng thuận lợi trong quá trình sử dụng, chọn các khu vực có cùng độ dốc ví dụ với

“Slopecode=3”

Hình 3.26. Kết quả lựa chọn cho slopecode =3

Tiếp theo xét ở vấn đề khai thác trong việc chọn những khu vực có độ dốc nào trùng với thửa đất gì để lựa chọn và kết hợp các yếu tố để lựa chọn cây trồng cho phù hợp.

Hình 3.27. Truy vấn cho giá trị slopecode =4

Hình 3.28. Kết quả cho giá trị slopecode =4

Sau đó tiền hành chồng xếp để chọn các vùng có độ dốc rơi vào những thửa đất địa chính. Đối tượng nhập vào là file Diachinhnen và file tinSlope_thuc_nghiem.

Dùng lệnh Intersect để giao giữa file Diachinhnen và file tinSlope_thuc_nghiem (với các Slopecode = 1, 2, 3...)

Hình 3.29. Tiến hành chồng xếp hai lớp Diachinhnen va tin_Slopethucnghiem

Kết quảđược hiển thị trên ArcMap sau khi hoàn thành các thao tác: Kí hiệu màu đỏ là các kết quả chồng xếp giữa các ranh giới thửa trên nền có độ dốc =3

Hình 3.30.Các vùng có cùng độ dốc = 3 trùng với các thửa trên xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Từ bảng thuộc tính của bản đồ chồng xếp, người sử dụng dễ dàng thấy được những thửa địa chính nào, của ai, đang sử dụng mục đích đất đó trồng gì, có code độ dốc là 1 và diện tích là bao nhiêu:

Hình 3.31. Hiển thị bảng dữ liệu thuộc tính của kết quả chồng xếp

Từ kết quả , có thể tính toán tổng diện tích của các thửa có độ dốc là slopecode = 3 khi xuất bảng thông tin thuộc tính sang excel, từ bảng thuộc tính Table Export Data Vị trí lưu diện tích có đuôi (.dbf) ta chọn đuôi khác

Hình 3.32. Kết quả tổng diện tích của vùng đất có slopecode = 3

Hình 3.33. Thuộc tính bảng của các thửa có độ dốc là slopecode = 5

Hình 3.34. Tổng diện tích của các thửa có độ dốc là slopecode = 5 Tương tự cho các vùng có độ dốc còn lại slopecode 1,2,4,6,7 .

Hình 3.35. Bảng dữ liệu thuộc tính các thửa có độ dốc là slopecode = 1

Hình 3.36. Tổng diện tích của các thửa có độ dốc là slopecode = 1 Khu vực Sông Thao chủ yếu là đồng bằng nên các giá trị slopecode từ 6, 7 không có. Các thông tin có thể tìm hiểu trong bảng các giá trị thuộc tính của tinSlope_thucnghiem.

Biểu đồ tổng hợp được diện tích cây trồng tương ứng độ dốc

Hình 3.37. Biểu đồ thể hiện diện tích các loại đất ứng độ dốc để lựa chọn cây trồng phù với quy hoạch của chủ sử dụng đất

Từ kết quả này, có thể tính toán diện tích các thửa có độ dốc Slopecode 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 là bao nhiêu để tính toán quy hoạch giống cây trồng Nông -Lâm nghiệp cụ thể tại địa phận xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

3.4. Công tác Biên tập ra mô hình số độ cao DEM – TIN

Trình tự công tác thao chỉnh sửa làm việc và xem dữ liệu thường được làm ở của sổ Data View ở góc trái màn hình làm việc của ArcMap:

Khi chuyển sang cửa sổ trang in Layout View Chọn Insert / Text…

Hình 3.38. Thêm tiêu đề cho bản đồ DEM-TIN

Hình 3.39. Chèn chú giải theo mục đích của tiêu đề

Hình 3.40. Thay đổi tên cho chú thích ở mục “Legend”

Hình. 3.41. Chọn các kiểu khung viền và nền màu của bản đồ

Hình 3.42.Chọn gam màu để thể hiện các đối tượng chú thích

Hình 3.43.Cửa sổ chọn thước tỷ lệ và la bàn cho bản đồ

Sau khi tạo các yếu tố cần thiết cho một bản, cần xuất ra dạng .jpg để tránh sự cho dãn và thay đổi kích thước trong quá trình thao tác với bản đồ. Mặt khác, có thể in trực tiếp bằng máy in qua phần mềm “dopdf-7”.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau quá trình nghiên cứu và làm việc nghiêm túc với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Trần Thùy Dương, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn của mình. Kết quả là tôi đã biên tập được mô hình sốđịa hình, khai thác ứng dụng mô hình số địa hình trong quản lý đất đai bằng bài toán cụ thể giải bài toán như: Quy hoạch đất Nông – Lâm nghiệp, lựa chọn giống cây trồng phù hợp với chủ sử dụng.

Từ những kết quảđã đạt được tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Phần mềm ArcGIS là phần mềm quản lý thông tin, cũng như biên tập, xử lý thông tin hiệu quả, sử dụng đơn giản, cho phép người sử dụng dễ dàng xuất các định dạng file khác nhau nhanh chóng và thao tác các bước chồng xếp, kết nối, chiết xuất thông tin đơn giản.

- Phần mềm ArcGIS có ưu điểm là:

+ Tổng hợp, lưu trữ thông tin đất đai, thông tin kinh tế - xã hội đa dạng hơn bản đồđịa chính thông thường.

+ Dễ dàng thao tác các phép chồng xếp bản đồ (hợp, giao, phủ…) + Dễ dàng tìm kiếm, truy vấn thông tin…

- Ứng dụng của mô hình sốđịa hình trong thực tế rất nhiều lĩnh vực.

- Ứng dụng mô hình số địa hình trong quy hoạch đất Nông – Lâm nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng dễ dàng cho người sử dụng trong việc thống kê, quy hoạch chọn giống cây trồng, phương pháp thu hoạch hay thống kê các thửa đất bịảnh hưởng bởi quy hoạch…

Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn về lình vực công nghệ thông tin cũng như kiến thức quản lý thông tin đất đai còn nhiều hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Biên tập và khai thác mô hình số địa hình trong quản lý đất đai (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)