CHƯƠNG 3. KHAI THÁC ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH SỐ ĐỊA HÌNH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI XÃ SÔNG THAO, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
3.2 Giới thiệu về khu vực thực nghiệm
3.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã là 4.564,07 triệu đồng, trong đó trồng trọt là 3.761,54 triệu đồng chiếm 82,42%, chăn nuôi là 802,53 triệu đồng chiếm l7,58% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, sản xuất cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi cũng là một hướng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đặc điểm địa hình có nhiều đồi núi nên thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc có sừng như bò, dê. Tuy nhiên trong các năm gần đây tình hình dịch bệnh liên tục xảy ra, vì vậy người dân cũng không đầu tư phát triển mạnh. Qua bảng phụ lục chăn nuôi ta thấy trong 2 năm 2009, 2010 đàn gia súc đã phát triển rất mạnh đạt mức gần 600 con, nhưng năm 2001 thì lạigiảm mạnh.
Lâm nghiệp: Năm 2008, diện tích rừng của xã là 978,79 ha trong đó rừng sản xuất là 198,25 ha rừng phòng hộ là 780,54 ha. Đây là điều kiện
thuận lợi để xã phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có thể trồng rừng là khoảng 500 ha.
b. Dân số
- Tính đến đầu năm 2012, toàn xã có 1.032 khẩu trên 250 hộ trong đó có 20 hộ dân tộc Raklay với 97 khẩu. Quy mô hộ trung bình toàn xã là 4,12/khẩu 1 hộ, tỷ lệ phát triển dân số của xã là 1,7%. Diện tích đất ở trung bình của một hộ là 350m2. Dân cư trong xã sống chủ yếu dọc theo tỉnh lộ 2 và huyện lộ 62, được chia làm 3 thôn là thôn Đông, thôn Tây và thôn Nam. Tình hình biến động dân số của xã trong các năm qua được thể hiện qua bảng 2.
- Năm 2012, toàn xã có 629 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,95% tổng dân số của xã. Do Sông Thao là xã thuần nông nên hầu hết lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại600 người chiếm khoảng 95,39 % tổng số lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, TTCN. Trong kỳ quy hoạch trên địa bàn xã sẽ xuất hiện khu công nghiệp do huyện đầu tư với diện tích là 50 ha, do đó sẽ có sự chuyêndịch mạnh về cơ cấu lao động của xã.
- Toàn xã hiện có 12 hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Đồng Nai (360.000/1người/1tháng). Trong đó có 5 hộ người dân tộc Raklay ở thôn Nam và 7 hộ người kinh. Hộ khá của xã là 50 hộ, chiếm 20,35% tổng số hộ trong cả xã. Số hộ trung bình là 178 hộ chiếm 74,17% số hộ trong toàn xã. Bình quân thu nhập một hộ gia đình là 6,2 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực là 25kg thóc/người/năm (Niên giám thống kê huyện Khánh Vĩnh năm 2011).
c Kinh tế
Trong các năm qua tình hình kinh tế của xã liên tục phát triển với tốc độ khá. Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2011 là 4.564,07 triệu đồng, so với năm 2008 đạt 126,82%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm từ 2008 - 2011 là 8,24%. Có được thành tích trên là do các năm qua xã đã đầu tư và phát triển những thế mạnh sẵn có trong trồng trọt như đẩy mạnh sản xuất cây lương
thực, cây thực phẩm, các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây mía.. Tuy nhiên trong năm 2011, kinh tế của xã có dấu hiệu sụt giảm, bằng chứng là giá trị sản xuất của năm 2011 chỉ bằng 97,94% giá trị sán xuất năm 2010. Nguyên nhân là do dịch bệnh và thời tiết khô hạn làm chết một diện tích khá lớn cây công nghiệp hàng năm. Do vậy trong các năm tới cần chủ động khả năng tưới tiêu và phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm.
d. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng
* các công trình giao thông - Hệ thống giao thông gồm:
+ Đường TL 2: đoạn chạy qua địa bàn xã dài 3,50km, rộng 10 - 13 m, mặt rải nhựa rộng 5 - 7 m; đi lạidễ dàng.
+ Đường HL 62 : đoạn chạy qua địa bàn xã đài 3,10 m, đường rộng 10 - 12 m, mặt rải nhựa rộng 3,5 - 5 m; đi lạithuận lợi.
- Khu trung tâm xã bao gồm các tuyến số 1, 2, 4, 6, 7, 11, 15, trong đó chỉ có tuyến 6,15 và một phần tuyến 4 đã được láng bê tông nên đi lại thuận lợi, còn các tuyến khác vẫn là đường đất đi lại khó khăn vào mùa mưa (chi tiết xem phụ biểu quy hoạch giao thông).
- Đường trục sản xuất gồm các tuyến 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27,28, trong đó các tuyến đường sản xuất liên xã, có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa là tuyến 19, 20, 21. Các tuyến này hiện nay mặt đường hẹp, chất lượng trung bình, đi lại khó khăn vào mùa mưa, trong giai đoạn quy hoạch sẽ tiến hành mở rộng và làm mới các tuyến quan trọng (chi tiết xem phụ biểu số8).
Hiện nay ngoài đường TL 2, HL 62, tuyến 6, một phần tuyến 4 có chất lượng tốt, các tuyến, đoạn còn lại đều là đường đất, chất lượng xấu, đường hẹp nên mùa mưa đi lại khó khăn. Sông Thao là một trong những xã trồng nhiều mía của huyệnTrảng Bom. Vì vậy cần được ưu tiên vốn đầu tư từ
chương trình mía đường của tỉnh Đồng Nai để xây dựng các tuyến đường trục sản xuất để phục vụ sản xuất và vận chuyển mía được thuận lợi.
* Các công trình thuỷ lợi
Đập dâng Yang Mương được đầu tư xây dựng năm 2001, diện tích tưới thiết kế 10 ha lúa 2 vụ. Đồng ruộng đã được san ủi nhưng lượng nước tưới mùa khô chưa đáp ứng đủ do lưu vực hẹp và rừng đầu nguồn còn ít. Trong những năm tới cần bảo vệ diện tích rừng đầu nguồn hiện có và đẩy mạnh trồng rừng để tăng độ che phủ và trữ nước cho công trình trong mùa khô.
- Xã hiện có một trạm cấp nước sinh hoạt nằm trên trục đường huyện lộ 62. Trạm có diện tích 0,03 ha. Hiện nay trạm cấp nước sạch cho khoảng 155 hộ/250 hộ của toàn xã.
* Công trình - trụ sở
Khu hành chính xã đặt tại trục đường huyện lộ 62, cơ sở vật chất được xây sửa lại từ năm 2001, chất lượng vẫn được đảm bảo. Trạm kiểm lâm nằm ở ngã ba huyện lộ 62 và tỉnh lộ 2, công trình được xây dựng nhà hai tầng.
Trong năm qua xã đã tiến hành xây dựng và sửa chữa lại khu sân và hàng rào trước UBND xã Sông Thao.
* Giáo dục - đào tạo
- Trình độ học vấn của xã Sông Thao còn khá thấp, toàn xã không có người đạt trình độ Đại học, cao đẳng. Trên địa bàn xã không có trường phổ thông trung học,có 2 cơ sở mẫu giáo, 1 trường cấp Tiểu học.
+ Trường tiểu học Sông Thao nằm trên trục đường Tỉnh lộ 2, diện tích 3,4 ha, trường bao gồm 6 phòng học, 2 phòng giám hiệu, 1 nhà ăn tập thể, 1 phòng bảo vệ. Trong giai đoạn quy hoạch sẽ tiến hành xây dựng trường Trung học cơ sở trên diện tích hiện trạng, không cần bố trí thêm khu đất mới.
+ Trường mẫu giáo Vành Khuyên diện tích 0,2 ha gồm 6 phòng học, 1 phòng giám hiệu, 1phòng ăn và bếp cho các cháu. Trong giai đoạn quy hoạch sẽ giữ nguyên diện tích không bố trí thêm.
* Y tế
- Trạm y tế của xã rộng 0,05 ha bao gồm 6 phòng: phòng làm việc, phòng khám, phòng diều trị, phòng hộ sản, phòng trực và phòng ăn. Diện tích đất y tế trong giai đoạn quy hoạch được giữ nguyên, không bố trí thêm.
* Thể dục – thể thao, cơ sở văn hóa
Xã hiện có 2 sân thể thao tại thôn Đông. Sân vận động trung tâm xã nằm gần trục đường tỉnh lộ 2, rộng 1,12 ha. Sân nằm trên vùng đất bằng phẳng tuy nhiên để sử dụng tốt hơn cần được san lấp và trồng cỏ hoàn thiện mặt sân. Sân bóng chuyền nằm gần trung tâm hành chính của xã, có địa hình bằng phẳng và rộng rãi. Tổng diện tích 2 sân là 2,22 ha đã đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của toàn xã. Trên địa bàn 3 thôn Đông, Tây, Nam của xã đều đã có nhà cộng đồng (văn hóa), phục vụ cho mục đích sinh hoạt tập thể hay tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ của từng thôn.
* Hệ thống điện
Hiện nay toàn xã đều được sử dụng điện lưới ổn định, nhờ đó bà con có thể sinh hoạt thuận tiện và xem ti vi để nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được hiệu quả nhất.