Tổng quan các công trình ứng dụng GIS nghiên cứu biến động sử dụng đất

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis trong nghiên cứu biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý đất đai huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4 Tổng quan các công trình ứng dụng GIS nghiên cứu biến động sử dụng đất

- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng;

- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;

- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bổ đất đai trong vùng;

- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý sử dụng đất đai trong vùng;

- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.

e. Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế – xã hội. Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.

1.4 Tổng quan các công trình ứng dụng GIS nghiên cứu biến động sử dụng đất

1.4.1 Những nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu biến động sử dụng đất là một trong những lĩnh vực quan trọng và khó khăn trong điều tra, giám sát môi trường, trong đó ảnh vệ tinh đã

được sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, giáo dục ở nước ta đã quan tâm đến ứng dụng công nghệ viễn thám để thực hiện nhiệm vụ này như: Viện Địa lý, Địa chất, Vật lý, Nghiên cứu biển thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Viễn thám, Liên đoàn Bản đồ Địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viên Điều tra Quy hoạch Rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…, đã tiến hành nhiều thử nghiệm dưới dạng các đề tài nghiên cứu, các dự án và đã thu được những kết quả ban đầu quan trọng.

Trong chương trình của Tổng Cục Môi trường, Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan khác đã sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian để khảo sát biến động của bờ biển, lòng sông, biến động rừng ngập mặn, diễn biến rừng, biến động lớp phủ mặt đất và sử dụng đất (ở một số vùng), thành lập các bản đồ rừng ngập mặn tỉ lệ 1: 100 000 phủ trùm toàn dải ven biển và tỉ lệ lớn hơn cho từng vùng, bản đồ đất ngập nước toàn quốc tỉ lệ 1: 250 000. Tuy mới là bước đầu, nhưng cũng đã có một số công trình sử dụng tư liệu viễn thám vào nghiên cứu biến động lớp phủ, sử dụng đất.

Nhóm nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã

“Ứng dụng tư liệu Viễn thám và Hệ thông tin địa lý trong đánh giá biến động lớp phủ và sử dụng đất ở lưu vực Srêpôk, Tây Nguyên, Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy chặt phá rừng để mở rộng đất canh tác nông nghiệp là xu hướng chính trong biến động sử dụng đất ở khu vực này.

Trong “Áp dụng Viễn thám và GIS để nghiên cứu hiện trạng và biến động môi trường tỉnh Ninh Thuận” (TS. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk, Hà Nội - 1999). Ảnh vệ tinh đa thời gian là nguồn tư liệu để phân tích sự thay đổi về vị trí và diện tích các đơn vị môi trường, sự biến đổi thảm thực vật, biến đổi hình thức sử dụng đất, biến đổi về diện tích và vị trí các loại tai biến.

Đồng thời, với mục đích mở rộng ứng dụng công nghệ viễn thám, Viện Địa lý và Cục Bảo vệ Môi trường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng tư liệu viễn thám độ phân giải trung bình phục vụ giám sát, quản lý môi trường và tài nguyên” (Hà Nội 2002). Trong đó các tác giả đã thử nghiệm sử dụng ảnh MODIS để thành lập bản đồ lớp phủ bề mặt và sử dụng đất, bản đồ phân bố rừng và thảm thực vật tỉ lệ 1: 500 000 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và một số bản đồ khác.

Bản đồ sử dụng đất và biến động sử dụng đất do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thành lập từ xử lý và phân loại tự động dữ liệu ảnh vệ tinh (SPOT 3, 4, 5 và Landsat ETM) phục vụ nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá ở các thành phố cấp 2: Hải Dương và Vĩnh Yên tới sự thay đổi về sử dụng đất vùng ven đô theo thời gian (1988-2003).

Trần Trọng Đức (Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu biến động rừng ngập mặn theo thời gian bằng cách sử dụng phương pháp phân tích biến động sau phân loại cho khu vực huyện Cần Giờ với độ chính xác xấp xỉ gần 80%. So sánh bản đồ rừng ngập mặn ở 2 thời điểm cho thấy có sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn từ khoảng 39.000 ha năm 1993 xuống còn dưới 36.000 ha năm 2003.

Như vậy, trong những năm qua nhiều cơ quan của nước ta đã tiếp cận với công nghệ kết hợp Viễn thám và GIS trong lĩnh vực điều tra, giám sát môi trường nói chung, nghiên cứu biến động lớp phủ, sử dụng đất nói riêng. Tuy nhiên, những kết quả thu được còn mang tính đơn lẻ, tản mạn và được thực hiện trong khuôn khổ của các đề tài, các dự án với các mục tiêu khác nhau, rất khó áp dụng trên diện rộng. Các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ khai thác thế mạnh của viễn thám và GIS trong lập bản đồ.

1.4.2 Những nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các đề tài nghiên cứu về biến động loại hình sử dụng đất nhằm phân tích, đánh giá, dự báo sự phát triển đã được ứng dụng khá rộng rãi.

Trong đề tài “Viễn thám – dựa trên định lượng đất – lớp phủ và đất – sử dụng thay đổi quy hoạch” (Bjorn Prenzel, 2003), tác giả đã đưa ra những cơ sở khoa học về lựa chọn phương pháp được sử dụng để đưa ra các kết quả mang tính định lượng trong việc nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật và sử dụng đất dựa vào cơ sở viễn thám. Một điểm đáng chú ý mà tác giả đề cập đến là yêu cầu về dữ liệu khi đánh giá biến động: dữ liệu phải có cùng đặc điểm (về không gian, độ phân giải phổ,..), dữ liệu thu thập phải cùng khu vực nghiên cứu.

Trong nghiên cứu “Sử dụng đất/ Thay đổi lớp phủ mặt đất và phân tích biến động sử dụng đất đô thị” (M. Harika, et al., 2012) đã đánh giá sự biến động loại hình sử dụng đất, bề mặt đất tại các thành phố Vijayawada, Hyderabad và Visakhapatnam ở vùng Đông Nam Ấn Độ.

Nhìn chung, các đề tài về ứng dụng GIS đánh giá biến động lớp phủ mặt đất hoặc sử dụng đất đã được sử dụng phổ biến trên thế giới và đã đạt được những kết quả nhất định ở Việt Nam.

1.4.3 Những nghiên cứu trên địa bàn huyện

Trong khu vực huyện, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đất đai: ứng dụng GIS trên Web quản lý đất nông nghiệp - Lê Hoàng Sơn/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (2009), nghiên cứu biến đổi sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến rác thải nông thôn huyện Duy Tiên, Hà Nam trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS – PGS.TS.

Phạm Văn Cự, ĐHKHTN…

Tuy nhiên, chưa có công trình nào ứng dụng GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất tại khu vực huyện từ trước đến nay. Hướng nghiên cứu này

còn khá mới mẻ và đây chỉ là những nghiên cứu bước đầu cho việc ứng dụng của công nghệ GIS trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis trong nghiên cứu biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý đất đai huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)