Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis trong nghiên cứu biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý đất đai huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Duy Tiên

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU ngày 2-5-2003 của Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 15/NQ-HU ngày 5- 6-2003 của Huyện uỷ về đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiêp trên địa bàn. Trong những năm qua, Duy Tiên đã tập trung phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh đầu tư và trở

thành huyện đi đầu trong xây dựng các khu công nghiệp, cụm CN – TTCN quan trọng.

Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thống với nhiều nghề thủ công đã có từ lâu đời như: ươm tơ, dệt lụa, mây giang đan, thêu ren, bưng trống…Duy Tiên có 6 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề truyền thống là: làng nghề trống Đọi Tam, thêu ren Vũ Xá (Yên Bắc), dệt lụa Nha Xá (Mộc Nam), mây giang đan Ngọc Động (Hoàng Đông) và 2 làng nghề mới là: làng nghề ươm tơ kéo kén Từ Đài (Chuyên Ngoại) và Mây giang đan Hoà Trung (Tiên Nội). Để khuyến khích khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Quỹ Khuyến công, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ đó, các nghề truyền thống của huyện đã có bước phát triển vững chắc đạt giá trị sản xuất lớn. Tiêu biểu là nghề mây giang đan ngày càng được nhân rộng tới từng thôn, xóm. Nhiều mặt hàng đã chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế, trở thành những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của huyện như : lụa, bát đĩa mây, thêu ren, long nhãn, hạt sen… Số lượng các doanh nghiệp sản xuất CN – TTCN tăng nhanh. Năm 2005 có 54 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất CN – TTCN, đến năm 2013 tăng lên 181 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ với đa dạng ngành nghề hoạt động mạnh mẽ trên địa bàn huyện.

2.1.2.2 Nông nghiệp

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 57,33% trong tổng diện tích đất tự nhiên, Duy Tiên có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặt khác, Duy Tiên được tỉnh xác định là huyện trọng điểm về phát triển CN – TTCN, trong những năm tới Duy Tiên phấn đấu hàng năm tăng 3,5% – 4% giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng giảm cơ cấu ngành từ

38,6% (năm 2005) xuống còn 29% (năm 2013). Để thực hiện mục tiêu đó, UBND huyện đã tích cực thực hiện Đề án 245/ĐA-UB (ngày 25-6-2001) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn và thu được kết quả rất khả quan. Nhiều vùng đầm, vùng đất trũng đã được quy hoạch thành vùng sản xuất đa canh đạt giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất trên 1ha canh tác bình quân tăng từ 30,5 triệu đồng (năm 2010) lên 52,59 triệu đồng (năm 2013). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng phát triển con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô vừa và lớn.

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của Duy Tiên luôn ổn định ở mức bình quân 80 nghìn tấn/năm, năng suất lúa đạt trên 118 tạ/ha.

Duy Tiên có phong trào trồng cây vụ đông mạnh, nhất là mô hình đậu tương trên đất 2 lúa đã trở thành phổ biến ở các xã, thị trấn. Trong chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của huyện phát triển tương đối ổn định. 6 tháng đầu năm 2013, cả huyện có 37 nghìn con lợn, 6.217 con bò và 868 nghìn con gia cầm. Nhiều mô hình nuôi thuỷ đặc sản như tôm càng xanh, rắn, kỳ đà, ba ba…được áp dụng có hiệu quả. Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.763 tấn.

2.1.2.3 Thương mại – dịch vụ

Các cụm thương mại – dịch vụ ở thị trấn từng bước được hình thành.

Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, hàng hoá phong phú, giá cả không có biến động lớn, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng từ 345 tỷ (năm 2005) lên 758 tỷ (năm 2007) và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 760 tỷ.

Nhằm phát huy những thành tích đạt được trong những năm qua, huyện Duy Tiên đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2014: Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tập trung phát triển CN – TTCN trên cơ sở phát triển vững chắc nông nghiệp, nâng cao chất lượng các dịch vụ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trong những năm tới, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 13,5%, đảm bảo an ninh lương thực. Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 11 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ, phấn đấu đến năm 2014 huyện Duy Tiên trở thành huyện trọng điểm phát triển CN-TTCN của tỉnh Hà Nam.

2.1.2.4 Giáo dục

Trên địa bàn toàn tỉnh có 22 trường mầm non, 49 trường giáo dục phổ thông. Trong đó: 31 trường đạt chuẩn quốc gia (7 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 4 trường THCS và trường THPT A Duy Tiên là đơn vị đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện Duy Tiên).

2.1.2.5 Cơ sở y tế, bệnh viện

Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế huyện, Phòng khám đa khoa khu vực Đồng Văn, 21 trạm y tế cơ sở và có 3 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân:

phòng khám Thống Nhất, phòng khám Hoa Hồng và Phòng khám chuyên khoa Bảo An. Công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã được UBND huyện Duy Tiên quan tâm. Đến nay, Duy Tiên có 14/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

2.1.2.6 Thư viện, Nhà văn hoá

Trên địa bàn có tổng số 49 thư viện; 129 nhà văn hoá thôn, xóm, phố.

2.1.2.7 Hệ thống giao thông

Huyện Duy Tiên có hệ thống giao thông thuận lợi: 12,5 km đường quốc lộ 1A chạy qua ; 15km đường Quốc lộ 38; 12,5 tuyến đường sắt Bắc – Nam

chạy qua địa bàn. Tuyến đường huyện gồm 12 tuyến từ ĐH 01 đến ĐH 12 với tổng chiều dài là 56,5km. Đến năm 2010, hoàn thành tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với chiều dài 15km.

2.2 Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Duy Tiên Từ năm 1975 đến nay Công tác quản lý và sử dụng đất trên phạm vi địa bàn huyện dần được quan tâm, đổi mới, củng cố và có quy mô hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis trong nghiên cứu biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý đất đai huyện duy tiên tỉnh hà nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)