1.3. Jorge Luis Borges trong dòng chảy văn học huyền ảo Mỹ Latinh và thế giới
2.1.1. Cảm hứng từ những thế giới khác
Hơn ai hết, Borges luôn tin vào cảm hứng. “Dĩ nhiên là niềm cảm hứng ấy có thể bộc lộ ra những hình thức khác nhau [10. tr.13]. Cảm hứng của Borges luôn luôn đứng ở hai thái cực thực và ảo. Đứng từ thế giới ảo để nói đến thế giới thực và ngược lại thế giới thực được phản chiếu qua một thế giới ảo. Tưởng chừng hai thế giới ấy luôn tồn tại những thế đối nghịch nhau nhưng lại rất thống nhất.
Truyện ngắn của Borges trước hết dựa trên nguồn cảm hứng khởi nguyên từ những thế giới không có có thực. Truyện ngắn Tlon, Uqbar, Orbis Tertius là một hành tinh kì diệu do Borges sáng tạo ra, một niềm mơ ước của riêng Borges muốn đào thoát ra khỏi thế giới thực vốn được xây dựng trên nền móng vững chắc của triết học duy vật, mọi thứ đều dựa trên lí trí và óc phán xét. Hành tinh ấy chưa có một tên gọi cụ thể và một vị trí địa lí xác định: “Tại các trang cuối của tập 46 chúng tôi thấy có một bài nói về Upsala; tại các trang đầu tập 47 chúng tôi thấy một bài nói về Ural – Altaic Languages (các ngôn ngữ Uran – Antai) nhưng không hề có một từ nào nói về Uqbar (…) những chỉ dẫn tỉ mỉ có tính bản đồ trong bộ sách Erdkunde của Ritter lại hoàn toàn không biết đến cái tên Uqbar” [11; tr.183]. Ở đấy bàng bạc hơi thở huyền thoại, cũng có hoàng đế, biển, khoáng sản, những loài chim và loài cá và các dân tộc thuộc hành tinh này duy tâm một cách bẩm sinh: “ngôn ngữ của họ và những dị biệt của ngôn ngữ ấy – tôn giáo, văn chương, triết học – đều tin cậy chủ nghĩa duy tâm. Đối với họ thế giới không phải là một tập hợp các đồ vật trong không gian mà chỉ là một chuỗi khác biệt của những hành động độc lập” [11;
tr.190]. Sự kì dị của hành tinh này còn nằm ở chỗ nó không phải được tạo ra bởi các nhà duy tâm, từ sự ngạc nhiên thảng thốt của con người mà đó là một thế giới hỗn mang đơn thuần, một đặc quyền của loài người. Tlon là một thế giới và các quy luật mật thiết chỉ huy nó đã được định ra ngay cả trong hình thức được tiên đoán. Việc các nhà nghiên cứu mãi kiếm tìm những vết tích còn đọng lại qua lời kể của Bioy và từ bộ từ điển bách khoa, những tuyển tập, bản tóm tắt, bản dịch phỏng, bản đồ…sẽ là một việc hoàn toàn vô ích. Họ mãi không tìm thấy nó. Bởi thực chất những gì diễn ra ở hành tinh ấy là không tồn tại, trong lịch sử chưa hề diễn ra và nó là một thế giới xa lạ với thực tại.
Borges không những sáng chế ra hành tinh Tlon, Uqbar mà còn tưởng tượng ra một thế giới không tồn tại của những người bất tử. Truyện ngắn Người bất tử là một cuộc hành trình tìm kiếm một vùng đất mà nơi đó con người có thể bất tử. Thành phố có trước cả sự xuất hiện của con người với cái vẻ cổ kính rất đáng sợ: “Một tòa
vòm, những chiếc cột khác nhau đều thuộc vào tòa nhà ấy (…). Ta cảm thấy rằng nó có trước cả con người, trước cả trái đất” [11. tr.169]. Sự huyền bí của thành phố còn nằm ở chỗ nó dường như vượt ra khỏi sự trôi chảy của thời gian tuyến tính (quá khứ - hiện tại – tương lai) mà nó nằm mập mờ đâu đó giữa vòng luân chuyển tuần hoàn bất tận không đầu không cuối của vũ trụ, nơi mà tương lai cũng là một dạng đồng hiện trở lại của quá khứ, bởi nó vừa cổ xưa hơn sự tồn tại của loài người, vừa là tương lai của loài người “thành phố này (ta nghĩ) là rất đáng sợ hơn là sự tồn tại và trường tồn của nó, dù rằng ở ngay trung tâm một hoang mạc bí mật, nó lây nhiễm quá khứ và tương lai và bằng một hình thức nào đó nó hứa hẹn với các vì tinh tú. Trong lúc nó tồn tại thì trên thế gian này không một ai sẽ có thể là người sáng giá hay hạnh phúc” [11; tr.170]. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, Borges đã xây dựng nên những vùng đất huyền bí, xa lạ, khác thường.
J.L.Borges rất yêu mến truyện cổ phương Đông hay truyện thần thoại Hi Lạp cổ đại. Đó chính là nguồn cảm hứng để ông xây dựng nên trong tác phẩm những thế giới cổ đại với những con người chưa từng biết đến văn minh. Bản thông báo của Brodie là một câu chuyện kể về cuộc sống man mọi của bộ tộc Yahoo. Họ sống an lạc dưới sự trị vì của một ông vua tàn tật. Ngôn ngữ rắc rối của họ không có câu, từ ngữ bị thiếu hụt các chữ cái với chu kì thời gian tuần hoàn và vô tận. Những người Yahoo sống theo bầy đàn và lăn lộn trong bùn để gọi nhau. Khi ăn họ thường ẩn mình đi hay nhắm mắt lại còn những việc khác họ trơ trẽn làm trước mặt người khác. Họ ăn sống nuốt tươi xác chết của các thầy pháp và các đức vua để làm tăng phẩm hạnh của mình. Truyện ngắn của Borges cũng đầy rẫy vùng đất kì lạ của những con người – vượn, tạo nên một không khí đậm đặc chất huyền ảo; hay thế giới của những chủng tộc sống bên bờ Vịnh Ả-rập và các hang động ở Etiope, đất nước của những người Troglodita ăn lông ở lỗ, vốn ăn sống nuốt tươi các loài rắn rết và không có sự trao đổi ngôn từ. Đất nước những người Gamanta vốn sống cộng đồng và nuôi sư tử. Đất nước những người Augila vốn chỉ thần phục bọn rợ Tacta…Hình ảnh thế giới của các bộ lạc cổ đại lần lượt được hiện lên thấm đầy chất huyền ảo trong mỗi tác phẩm của Borges.
Cảm hứng huyền ảo của J.L.Borges đi từ một thế giới không tồn tại, băng qua những vùng đất xa lạ của của quá khứ, và thường xuyên tạm dừng chân trong thế giới của những giấc mơ. Nhiều truyện ngắn của Borges là những câu chuyện được kể lại từ một giấc mơ nào đó. Nghĩa là, thế giới ở trong những câu chuyện ấy, là những thế giới trong giấc mơ. Đó có thể là một thế giới đầy cát mịt mờ trong Văn tự của Thượng đế, “một thế giới cát nhiều vô kể” khiến nhân vật bị vùi trong đó.
Hay một thế giới tạo nên từ chất liệu là những giấc mơ, tầng tầng những giấc mơ, giấc mơ trong giấc mơ trong Chuyện hai kẻ nằm mộng, thế giới khủng khiếp của kẻ thù và sự báo thù trong Chuyện về kẻ thù, thế giới ngược lại của thế giới thực trong Phương Nam. Borges quan niệm rằng “Thế giới là hình ảnh giấc mơ của chính nó”
(The world was its dream), nên suy rộng ra, có khả năng tất cả mọi thế giới trong truyện Borges - dù thực hay ảo - đều nằm ở trong giấc mơ. Phương Nam là một minh chứng rõ nhất. Trong truyện, nhân vật chính, Juan Dahlmann, sau một vụ tai nạn nghiêm trọng do bất cẩn, được đưa đến một viện điều dưỡng. Trong những giây phút đau đớn giữa sống và chết ở đấy, anh ta đã tự tạo ra một kịch bản của tiềm thức, rằng mình đã chết một cái chết vinh quang trong một cuộc đấu dao dưới bầu trời phía Nam rộng mở, trong khi anh, trên thực tế đã chết một cái chết buồn tẻ trong một viện điều dưỡng phía Bắc lạnh lẽo. Truyện ngắn là sự đối lập giữa hai thế giới “phương Nam” và “phương Bắc”. Phương Bắc – thế giới thực - được mô tả, thông qua cái viện điều dưỡng như “địa ngục”, một nơi tàn nhẫn và thô lỗ. Ở phía bên kia, phương Nam – thế giới trong mơ - là một nơi mà anh mong muốn trở về, nơi có trang trại của gia đình chờ đợi anh, một nơi tuyệt vời với bầu trời bao la rộng mở.
Đối lập với những thế giới không tồn tại là thế giới của hiện thực, thế giới mà nơi đó có những con người sống cuộc sống bình thường và những thành phố, địa danh quen thuộc của các nước thuộc châu Mỹ Latinh. Truyện ngắn của Borges rất thường xuất hiện một vài cảnh sống của con người, một bức tranh đa chiều sống động về thành phố Buenos Aires mà ông luôn yêu mến hay đất nước Argentina nơi
thành phố Buenos Aires (một thành phố lớn nhất của Argentina). “Một thành phố vẫn chưa mất đi cái hơi thở của ngôi nhà xưa cũ (…) những đương phố cứ như những phòng đợi dài dặc, những quảng trường cứ như những sân nhà”[11; tr.89].
Thành phố Buenos Aires là nơi diễn ra biết bao nhiêu biến cố trong cuộc đời của các nhân vật, là nơi sinh ra mà mong ước trở về của Dahlmann, nơi ngã xuống của ông ngoại Dahlmann (Phương Nam), là nơi xuất hiện những kí ức về bức thư nói đến cái chết của Damian (Cái chết khác), là điền trang rộng lớn và hoang dã nuôi dưỡng tài năng Baltasar Espinosa (Sách phúc âm theo Marcos), nơi sinh ra và lớn lên, khởi đầu và kết thúc của các nhân vật… Ngoài ra còn có sự xuất hiện bóng dáng của làng Maldonado “một thung lũng sâu nhiều người chết chốc oan uổng”
hay thành phố Montevideo, Concepcion thuộc vùng Paraguay rộng lớn…
Tất cả những địa danh đó tưởng chừng như là những hình ảnh phản chiếu cuộc sống thực của người dân Argentina nói riêng và người dân châu Mỹ Latinh nói chung. Nhưng thực chất đó là những giả định để che đậy cái phi thực. Cái thành phố Buenos Aires tưởng – là – thực trong truyện ngắn Borges hóa ra cũng chỉ là những hình ảnh nằm trong giấc mơ của Borges hay giấc mơ của ai đó. Bởi Borges là bậc thầy trong việc dẫn dụ và đánh lừa người đọc. Đôi khi giữa những chi tiết mô tả cụ thể và chân xác như những tên đường, những góc ngã tư, những địa danh hoàn toàn có thực, những nhân vật lịch sử…; nhà văn bỗng thản nhiên thả vào đấy một chi tiết huyền ảo, một biểu tượng huyền thoại. Và thế là tất cả thế giới thực ấy tan đi, trở thành giấc mơ hay ảo ảnh. Đọc Phương Nam, ban đầu người ta cứ tưởng nhân vật đang đi về phía Nam thành phố Buenos Aires thật, cho đến khi anh ta bước vào một quán cà phê và đối thoại bằng tâm linh với một con mèo to lớn (mèo là biểu tượng mang tính huyền thoại trong những nền văn hóa cổ xưa). Hay trong Bà lớn, Hình thù của đao quắm thì là sự xuất hiện của những tòa nhà – mê cung… bàn về kiểu thế giới thực không - hiện - tồn này.
Có thể nói, yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Borges hiện lên trước hết ở chỗ, Borges không chủ định phản ánh cuộc sống đời thường của con người như tình yêu, gia đình, đạo đức hay những vấn đề chính trị xã hội, luôn hướng con mắt sáng tác
của mình đến một thế giới xa rời thực tại, một “bờ khác của thực tại” nơi chỉ có trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng của ông. Một thế giới mà chúng ta không thể nhìn thấy được, không sờ chạm và không nắm bắt được. Chính ở nơi ấy, cái huyền ảo kiểu Borges bắt đầu hiển hiện. Ông thường xuyên canh tác một loại văn học ma quái, luôn bị cám dỗ bởi những gì ma quái, huyền ảo, bởi những mơ mộng siêu hình và những trò chơi tư tưởng chen lẫn giữa thực và ảo. Borges đã xây dựng một thực tại siêu hình gắn trong chiều sâu của sự tồn tại và nhân tính.
2.1.2. Cảm hứng từ trong huyền thoại
Học tập Kafka - một bậc thầy của huyền thoại kinh điển, huyền thoại tự phát, huyền thoại đời thường, Borges cũng lồng vào tác phẩm của mình những câu chuyện huyền thoại xưa. Nhưng huyền thoại của Borges đầy tính siêu hình và triết lí, tìm kiếm những huyền thoại phổ quát của nhân loại thể hiện qua giấc mơ và mê lộ…“Thiết nghĩ rằng huyền thoại không kém phần thực so với điều chúng ta nhìn thấy trong thực tại. Huyền thoại là một ngụ ngôn mà chúng ta đọc bằng một hình thức cụ thể với sự sung kính rõ ràng, huyền thoại là cần thiết, vì chúng ta có thể ghĩ mà không cần huyền thoại, hoặc mơ mộng mà không cần huyền thoại. Huyền thoại là một hình thức quan trọng nhất. Cuộc sống kì bí biết bao đến độ tất cả đều có thể, ngay đến cả một sự lí giải nhỏ nhất cũng là cái mà con người đã tìm kiếm trong tôn giáo, trong triết học và cả trong logic”[10. tr.14].
Thế giới văn chương huyền ảo của Borges bị ám ảnh bởi các yếu tố huyền thoại, truyền thuyết dân gian và những cổ mẫu Kinh Thánh đã được bản địa hóa.
Nhân vật Baltasar Espinosa trong truyện Sách phúc âm theo Marcos gần giống như thánh Marco trong huyền thoại về chúa Jesus. Ngài là một trong bốn vị thánh sử ghi chép Phúc âm. Biết được lòng dân ao ước được một bản chép đầy đủ về cuộc đời Chúa cứu thế nên thánh Marco đã dịch và ghi chép mạch lạc thành những chương mục cuộc sống của Chúa Jesus. Với cuốn sách này ngài đã đưa được nhiều người trở về với chúa. Thế nhưng bóng tối không bao giờ thích ánh sáng, những lương dân đã tìm cách ám hại ngài. Họ đã bắt ngài điệu qua các con phố với mục đích bêu xấu
hứng từ huyền thoại về thánh Marco và chúa Jesus, tương tự, nhân vật Espinosa cũng tìm được một cuốn Kinh thánh và dịch đúng vào chỗ bắt đầu Phúc âm theo Thánh Marcos. Từ đây, Espinosa được người dân tôn thờ như một vị thánh và hằng ngày cậu đọc cho họ nghe những lời dạy của Chúa. Việc họ đưa một cô gái còn trinh tiết đến ngủ với anh ta đó như là một sự trả ơn và thể hiện lòng hiếu kính. Thế nhưng khi Trận Đại Hồng thủy xuất hiện nhấn chìm hết tất cả mọi thứ thì anh ta, cũng như Chúa Jesus, mặc cho người ta giết mình để bằng cái chết cứu sống mọi người. Câu chuyện gợi nhớ huyền thoại Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập tự để cứu độ chúng sinh.
Borges sử dụng đa dạng các huyền thoại: từ huyền thoại kinh điển đến huyền thoại địa phương. Trong tác phẩm của ông xuất hiện những hình ảnh của vua Minos và mê lộ, Persee và tấm gương, thần lửa, giấc mơ, hoàng đế phương Đông, hoàng đế phương Tây kẻ tử tù… Borges tái tạo lại cảm thức và sự suy tư về bản thể con người. Borges thường hướng đến huyền thoại vùng ngoại ô thủ đô Buenos Aires, huyền thoại về những con người phiêu bạt (Người đàn ông góc phố hồng, Chuyện của Rosendo Juárez). Ông ngưỡng mộ sự dũng cảm của những con người không tên tuổi. Tìm hiểu huyền thoại về những người anh hùng, những kẻ giang hồ cũng là một cách tìm hiểu bản ngã ở mỗi loại người mà Borges luôn quan tâm (Đề tài về kẻ phản bội và người anh hùng, Hình thù của đao quắm). Dẫu không mang màu sắc chính trị trực tiếp tác phẩm của ông vẫn mang những bản sắc, phảng phất không khí của đất nước Mỹ Latinh.
Nếu các nhà văn thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo luôn muốn độc giả tin vào những điều viết thì Borges lại muốn nhấn mạnh sự hư cấu, cái huyền ảo. Bởi bản thân huyền thoại là những câu chuyện không có thật, mang tính siêu nhiên, không có mốc lịch sử cụ thể. Người đọc tác phẩm của ông thoạt nhiên nghĩ rằng đây là những câu chuyện hoang đường không có thật trong lịch sử nhưng lại hoài nghi, phân vân về cái không có thật đó. Điều này làm cho tác phẩm của Borges ẩn chứa nhiều điều kì lạ, là chất xúc tác tạo nên cái bí ẩn.
Borges là người đối địch với văn học cam kết, không lấy làm thú vị với văn chương đạo đức, văn chương chính trị “Tôi là người đối địch với văn học cam kết, tôi không muốn những quan điểm của mình lẫn vào trong nó. Hơn nữa tất thảy bạn đọc của tôi đều biết rõ rằng tôi là người chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản. Tôi muốn là người có lương tri với chính giấc mơ của mình chứ không muốn là người có lương tri với một thực tại thay đổi”[10. tr.15].Chính vì thế tác phẩm Borges rất ít màu sắc chính trị. Ông không muốn thỏa hiệp quan niệm của ông với bất cứ thông điệp, ý tưởng nào. Borges chỉ hứng thú với các huyền thoại, với sự kì bí của vũ trụ, những cuộc suy tư và đối thoại tư tưởng. Thế giới huyền ảo của ông trao đổi thường xuyên với triết học Berkeley, Hume, Bergson, Schopenhauer và Nietzche... Từ đó những vấn đề sinh tồn của cuộc sống thường nhật được lồng trong ảo giác mông lung, phát lộ nên câu hỏi về bản thể tồn tại của cá nhân trong vũ trụ.