Người kể chuyện cải trang và sự hoán vị điểm nhìn

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của jorge luis borges (Trang 57 - 64)

Chương 3: Chương 3: Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Jorge Luis Borges – Nhìn từ phương diện nghệ thuật

3.2. Người kể chuyện cải trang và sự hoán vị điểm nhìn

Người kể chuyện vốn là nhân vật đặc biệt do nhà văn sáng tạo ra để nắm giữ những đầu mối của câu chuyện và thuật lại nó, là trung tâm trong chiến lược trần thuật của nhà văn, đôi khi còn là đấng Thượng đế toàn năng trong thế giới tác phẩm.

Đây là nhân vật hư cấu nhằm giúp nhà văn dễ dàng liên kết, khơi gợi sự đồng cảm đối với người đọc. Nhưng ở truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh, người kể chuyện thường chỉ như một người tham dự, chính anh ta cũng không biết những biến cố sắp xảy đến. Anh ta không phải là người kể chuyện Thượng đế, anh ta không có khả năng lý giải nổi những chi tiết bất thường, mà truyện ngắn huyền ảo cũng không có tham vọng lý giải sự bất thường. Trong truyện ngắn Borges, người kể chuyện không những không có khả năng lí giải điều bí ẩn mà bản thân anh ta chính là điều bí ẩn, tạo nên sự huyền ảo của câu chuyện. Bởi vì anh ta luôn mang mặt nạ, luôn tự cải trang, hóa trang mình thành một người khác, khiến ý nghĩa tác phẩm trở nên mập mờ và người đọc thành ra kẻ bị anh ta dẫn dụ. Người kể chuyện là một dụng ý quan trọng để tạo nên sự nghi hoặc và lưỡng lự ở tác phẩm Borges.

Trước hết, người kể chuyện cải trang bằng cách ra vẻ như mình là người ghi chép văn bản, giới thiệu văn bản, khiến người đọc lầm tưởng về tính chân thực và khoa học của văn bản, trong khi thực ra đang bị anh ta dẫn dụ đến những điều bí ẩn, phi thực. Có nhiều câu chuyện mở đầu bằng xuất hiện một người kể chuyện xưng tôi đóng vai trò là người dẫn truyện. Anh ta tồn tại với tư cách một người nghe chuyện, dẫn dắt chuyện và thuật lại câu chuyện, chính anh ta cũng không nắm được đầu mối của điều bí ẩn. Hoặc, người dẫn chuyện kiểu này còn thể hiện mình chỉ là người trích dịch, kể lại, chép lại từ một câu chuyện đã có trước. Các truyện ngắn Hình thù của đao quắm, Đề tài về kẻ phản bội và người anh hùng, Người bất tử,

Nhà nhân chủng học, Pedro Salvadrores, Chuyện của Rosendo Juarez… là những câu chuyện được kể theo dạng như thế. Những truyện này thường có hai phần. Phần đầu thường được người dẫn chuyện viết lại xuất xứ chuyện hoặc nguyên nhân dẫn đến câu chuyện đó. Phần thứ hai là nội dung của câu chuyện, được nhân vật chính trong câu chuyện xưng tôi kể lại hoặc trích dẫn phần văn bản mà người kể chuyện đã giới thiệu. Như truyện ngắn Đề tài về kẻ phản bội và người anh hùng, trong đó phần đầu tác giả viết: “Dưới ảnh hưởng rõ nét của Chesterton (nhà tư tưởng và người làm đẹp cho những điều kì lạ và duyên dáng) và của lời khuyên xúc tích của Leibniz (người sáng tạo ra sự hài hòa được thiết lập từ trước) tôi nghĩ ra chủ đề này….hôm nay ngày 3 tháng Giêng năm 1924, tôi lờ mờ nhìn thấy câu chuyện như thế này”[ 11; trang 117]. Tù nhân cũng là những lời giới thiệu sơ lược để dẫn dắt đến câu chuyện. Trong truyện ngắn Người bất tử gồm có năm phần được đánh số La Mã. Trong đó, phần đầu được giới thiệu: “Tại Luân Đôn, vào đầu tháng sáu năm 1929, nhà nghiên cứu đồ cổ Josph Cartanrphilus, xứ Esmirna, đã dâng tặng công chúa xứ Lucinge sáu tập sách khổ giấy xấp bốn bộ Iliada của Pop….Bản dịch mà chúng tôi hiến dâng các bạn là trực dịch”[ 11; tr.161]. Truyện Công viên những lối đi rẽ hai ngã cũng sử dụng cách thức kể chuyện này. Truyện là bản tường trình của một điệp viên nhưng thiếu mất hai trang đầu. Truyện bắt đầu từ chỗ thiếu hụt đó

“…và ta treo ống nói. Ngay sau đó lập tức ta nhận ra cái giọng nói đã trả lời bằng tiếng Đức…” [11; tr.212]. Motip này cũng được tác giả sử dụng trong nhiều truyện ngắn khác như: Chuyện hai kẻ nằm mộng, Tìm hiểu về Almotasim, Bản thông báo của Brodie, Chiếc gương mực…Những truyện này được dịch trung thành từ bản chép tay của Lane trong cuốn sách của tập thứ nhất Nghìn lẻ một đêm, hoặc từ bản ghi chép của nhà nghiên cứu đồ cổ Josph Cartarphilus, xứ Esmirna. Có những chuyện được chép lại từ một nhà sử học Ả Rập El Ixaqui… Tất cả những chi tiết cụ thể rõ ràng rành mạch ấy tạo cho người đọc cảm giác tin tưởng rằng, những điều người dẫn chuyện sắp kể ra ở đây là có thật, trong khi thực ra anh ta đã biến hóa và lồng ghép các yếu tố phi thực bên trong câu chuyện. Đây là một trong những thủ

mắt của độc giả buộc họ phải lần theo những dấu vết để tìm ra mạch logic của tác phẩm.

Bên cạnh đó, truyện ngắn Borges còn xuất hiện kiểu người kể chuyện không đáng tin cậy cải trang bằng cách ra vẻ đáng tin cậy. Người kể chuyện trong lúc kể không phải lúc nào cũng kể sự thật về chính bản thân mình, hay nói cách khác anh ta có thể nói dối, giấu kín sự việc để tạo ra những điều bí ẩn khuất lấp bên trong câu chuyện. Đó là trường hợp của một số người kể chuyện bậc 2 trong các truyện ngắn vừa nêu ở trên, hoặc trong các truyện ngắn như Văn tự của Thượng đế, Ngôi nhà của Asterion, Người đàn ông góc phố hồng

Ở truyện ngắn Công viên những lối đi rẽ hai ngã, sau lời dẫn, nhà văn trao lại quyền kể chuyện chính cho nhân vật Vũ Tuấn. Thông qua hình thức ghi chép, nhà văn để anh ta kể lại toàn bộ câu chuyện của mình. Đó là việc anh ta chạy trốn sự truy đuổi của đại úy Richard Madden khi công việc gián điệp của mình bị lộ.

Xuyên suốt câu chuyện, anh ta luôn luôn chủ ý chỉ kể một phần sự thật, còn như ý định của anh ta, giết chết một người xa lạ để chuyển thông tin tình báo, chưa bao giờ anh ta hé lộ với người đọc. Người đọc bị dẫn đi loanh quanh trong cái mê cung bí ẩn của tâm hồn anh ta, mà chưa khi nào chạm đến được cái góc khuất sâu kín đó.

Để đến cuối cùng, hành động anh ta cẩn trọng nâng súng bắn chết nhà bác học Albert gây ra cho chúng ta một chấn động bất ngờ.

Hay trong một số truyện ngắn khác, người kể chuyện có sự chuyển hóa giữa hai thái cực đối lập: từ người anh hùng bị bán đứng trở thành kẻ phản bội chỉ điểm (Hình thù của đao quắm), từ nhân chứng điềm tĩnh trở thành kẻ giết người lạnh lùng (Người đàn ông góc phố hồng), từ bản thể trở thành bản sao song sinh (Borges và tôi)... Với kiểu chuyển hóa này, lúc đầu tưởng chừng người kể chuyện như đang kể về một câu chuyện của ai đó, nhưng thật sự đến cuối câu chuyện người đọc mới ngỡ ra đó chính là câu chuyện của anh ta.

Truyện ngắn Hình thù của đao quắm là một câu chuyện hết sức bí ẩn về kẻ chỉ điểm (kẻ tố giác, kẻ bán đứng). Người kể chuyện là một người đàn ông người Anh ở Coloroda, “một vết sẹo oan nghiệt vắt ngang gương mặt ông; một cầu vòng

xám màu tro và gần như hoàn hảo bắc từ mé bên này gò má trái sang má bên kia gò má phải bôi xấu gương mặt ông ta” [11; tr.153]. Trong dịp tình cờ gặp Borges, ông ta say sưa kể về chuyện mình lúc trẻ, trong cuộc chiến tranh, đã bị bán đứng bởi chính người đồng đội của mình – một gã John Vincent Moon nào đó. “Cậu ra mới hai mươi tuổi là cùng. Cậu ta đã gầy gò lại èo uột, cho ta cảm giác khó chịu về một động vật không xương sống” [11, tr.155]. Chuyên rao giảng giáo điều nhưng chết nhát khi đối mặt với thực tế khốc liệt của cuộc chiến, đến khi quân địch chiếm thành phố, Moon đã điện thoại tố giác người kể chuyện, cũng là người anh, người đồng chí dũng cảm đã hết lòng che chở, chăm sóc cậu ta. Người kể chuyện đã đuổi theo tên tố giác trên các hành lang tối om và trong các cầu thang dốc đến chóng mặt.

Cuối cùng: “Tôi tóm được cậu ta trước khi bọn lính chặn tôi lại; từ một trong những giá để vũ khí của tướng quân tôi vớ lấy một con dao quắm; với thứ vũ khí có lưỡi thép uốn vòng một nửa vầng trăng tôi đã mãi mãi đóng lên mặt y con dấu đỏ máu hình nửa vầng trăng” [11; tr.159]. Đến đây, người kể chuyện hóa thành nhân vật Moon – với vết sẹo khủng khiếp còn in dấu nguyên trên mặt, và tự thú tội lỗi của mình: chính tôi là kẻ chỉ điểm, kẻ “tố giác người đã che chở mình” và “bây giờ xin anh hãy cứ việc phỉ nhổ vào mặt tôi”[11; tr.160]. Truyện ngắn hoàn toàn là một câu chuyện bình thường, chi tiết huyền ảo duy nhất chính là sự chuyển hóa bất ngờ của người kể chuyện.

Trong một số ít truyện ngắn sử dụng ngôi kể thứ ba, người kể chuyện của Borges cũng không còn là một đấng thượng đế biết tuốt, hoặc anh ta không biết gì về câu chuyện hoặc cũng thông đồng vào việc giữ kín điều bí ẩn để dẫn dụ người đọc. Đây là một kiểu nữa của người kể chuyện không đáng tin cậy cải trang thành đáng tin cậy. Truyện Phương Nam cũng xuất hiện motip nhân vật chuyển hóa giữa hai cực đối lập, nhân vật Dahlmann từ một người người đàn ông mạnh mẽ, tự do, dũng cảm đối mặt với cái chết, khao khát hướng về phía bầu trời tự do, trở về quê hương của chính mình trở thành một bệnh nhân đang đau đớn nằm trên giường bệnh. Nhân vật phù thủy trong truyện Phế tích vòng tròn thoạt đầu được mô tả là

đó sáng tạo ra. Nhân vật Kilpatrich cũng đồng thời mang hai bộ mặt - kẻ phản bội và người anh hùng. Người kể chuyện giấu mặt dường như không biết đến những bí ẩn này, hoặc đồng lõa cố tình che giấu đi những sự thật hiển nhiên đó. Câu chuyện từ đó trở nên bí ẩn, thực – hư lẫn lộn tạo điều kiện cho chất huyền ảo len vào tác phẩm.

Cũng như các nhà viết truyện ngắn huyền ảo khác, Borges thường sử dụng điểm nhìn bên trong, để có thể khai thác độ sâu tâm lí con người, khám phá thế giới bên trong đầy bí mật mà ông luôn yêu thích. Dù sử dụng ngôi kể nào, người kể chuyện của Borges cũng vẫn thường xuyên rời khỏi vị trí, nhường quyền cho nhân vật và thậm chí là độc giả, tạo nên sự hoán vị điểm nhìn trong truyện ngắn.

Sự hoán vị điểm nhìn trong truyện ngắn Borges có các dạng như sau: điểm nhìn bên ngoài (người kể chuyện ngôi thứ 3) chuyển thành điểm nhìn bên trong (điểm nhìn nhân vật), hoán chuyển giữa các điểm nhìn bên trong (của người kể chuyện ngôi thứ nhất và của các nhân vật), nghịch chuyển tiêu điểm (gây ra do sự chuyển hóa của nhân vật giữa hai thái cực đối lập) và điểm nhìn bên trong (tâm lí) chuyển vào bên trong nữa (tiềm thức, vô thức). Cứ thế khiến cho người đọc rơi vào sự lưỡng lự, kinh hãi; và đây là điều kiện để cái bí ẩn len vào câu chuyện tạo nên tính chất huyền ảo cho tác phẩm.

Trước hết, về trường hợp điểm nhìn bên ngoài chuyển vào điểm nhìn bên trong, truyện ngắn Phương Nam lúc đầu được kể từ ngôi thứ ba và điểm nhìn khách quan của người kể chuyện, nhưng đến đoạn nhân vật Dahlmann bị tai nạn và được đưa vào viện điều dưỡng, điểm nhìn đã bị hoán đổi mà người đọc không hề hay biết. Câu chuyện tiếp tục với việc Dahlmann xuất viện, lên tàu trở về điền trang ở phương Nam. Trên đường anh nhìn ngắm cảnh vật tươi đẹp bên đường, uống cà phê, nghỉ ăn tối và rơi vào một cuộc thách đấu dao... Qua một vài chi tiết kì lạ, chẳng hạn như con mèo huyền bí trong quán cà phê, nhân viên quán ăn trông giống người ở viện điều dưỡng, anh ta gọi thẳng tên Dahlmann – người khách lạ vừa vào quán mình...thì người đọc mới lờ mờ nhận ra toàn bộ câu chuyện đi về phương Nam là giấc mơ của người bệnh đang nằm trong viện điều dưỡng kia. Nghĩa là điểm nhìn

đã được hoán vị, từ điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện giấu mặt trở thành điểm nhìn bên trong của nhân vật Dalmann. Cái nhìn về thế giới cũng bị lật ngược, thế giới tưởng là thực giờ trở thành thế giới trong giấc mơ của một người. Việc hoán vị điểm nhìn tương tự cũng thể hiện khá rõ trong truyện ngắn Phế tích vòng tròn. Việc hoán đổi điểm nhìn khiến cho tác phẩm của Borges rời đi bờ thực tại để đến bến huyền ảo. Cái ảo dường như bao phủ lên cái thực bởi hiện thực không được nhìn nhận ở thực tế mà nhìn ở suy nghĩ, tình cảm, nội tâm của con người.

Funes, người có trí nhớ siêu việt lại là trường hợp hoán chuyển giữa các điểm nhìn bên trong, từ điểm nhìn của người kể chuyện xưng tôi đến điểm nhìn của các nhân vật khác về Funes, và đặc biệt là điểm nhìn bên trong của chính Funes, thông qua việc Funes kể lại cho nhân vật tôi những suy tưởng của mình trong lúc nằm im lìm bất động trên giường. Chiều sâu tâm lí của Người có trí nhớ siêu việt được khai mở từ nhiều khía cạnh, tạo ra chân dung đa dạng về con người bí ẩn phải mang gánh nặng khủng khiếp của bộ nhớ vô hạn trên mình.

Hay nói về sự nghịch chuyển tiêu điểm. Truyện ngắn của Borges thường xuất hiện sự chuyển hóa giữa hai cực đối lập của người kể chuyện và nhân vật. Đó là nguyên do tất yếu dẫn đến sự nghịch chuyển tiêu điểm. Bởi một khi tính chất của người kể chuyện thay đổi thì bản chất điểm nhìn của người đó thay đổi. Ban đầu Borges nhiệt tình dẫn dụ ta tin theo hướng này, rồi đột nhiên, vén màn bí mật, để câu chuyện đổi sang hướng khác, khiến người đọc chưng hửng, hoang mang, kinh sợ, giật mình... Hình thù của đao quắm lúc đầu là câu chuyện của người anh hùng kể về việc mình bị phản bội, thể hiện điểm nhìn khinh ghét, coi thường về tên hèn nhát yếu ớt kia. Nhưng cuối truyện, hóa ra bản thân anh ta chính là kẻ hèn nhát được nhắc đến trong câu chuyện. Câu chuyện nghịch chuyển hướng nhìn, thành cái nhìn tự vấn của tên phản bội đớn hèn. Hay truyện Người đàn ông ở góc phố hồng, tưởng đâu là câu chuyện về vụ giết người được kể từ điểm nhìn của một nhân chứng điềm tĩnh và lặng lẽ, hóa ra người đọc lại đang được nghe bản tường thuật chiến công của kẻ sát nhân. Còn trong Borges và tôi là hiện tượng điểm nhìn luôn luôn

như đâu là tiêu điểm để anh ta dựa vào mà kể. Có lẽ ám ảnh về biểu tượng chiếc gương soi ra những mặt đồng dạng và đối lập, cùng niềm say mê với sự nghịch chuyển đến vô cùng, Borges thích lật ngược mọi thứ trong tác phẩm: tạo ra những bản sao cho nhân vật, lật ngược tính chất nhân vật, lật ngược không gian thời gian, cuối cùng, lật ngược cả thế giới thực tại trở thành ảo ảnh của chính nó.

Sự hoán vị điểm nhìn ở truyện ngắn Borges còn huyền ảo hơn ở chỗ, từ xuất phát là bên trong nội tâm tâm lí, nó lại tiếp tục hướng vào sâu hơn nữa bên trong, đó là thế giới vô thức, tiềm thức của nhân vật. Từ trong giấc mơ, nhân vật kể lại chính mình nhưng những giấc mơ lại nối tiếp những giấc mơ. Trong truyện ngắn Văn tự của thượng đế, nhân vật Tzitacan (người kể chuyện với điểm nhìn bên trong) tái hiện lại đời sống nội tâm của mình, một tâm trạng cô đơn khi phải ngồi trong một nhà tù heo hút, ông ta luôn bị thôi thúc bởi việc phải khai ra kho báu. Những ngày tháng buồn chán trong nhà tù chật chội đã đưa đẩy ông ta đi sâu vào giấc mơ. Ở trong giấc mơ điểm nhìn không còn là Tzitacan nhìn về cuộc đời, về sự cô đơn của mình nữa mà điểm nhìn này đã chuyển tiếp cho một nhân vật Tzitacan khác, một Tzitacan trong giấc mơ của Tzitacan. Trong cõi vô thức này ông ta có một cuộc sống khác, ông vươn mình ra với vũ trụ bao la nơi có những kí ức của biển, du khách, núi dần dần hiện về trong ông. Trong cõi vô thức ông nhìn thấy mình đang ngủ rồi lại mơ rồi thức dậy và lại ngủ tiếp đi và mơ những giấc mơ tiếp. Cứ như vậy ông ta hiểu rằng mình đang mơ và “ta cố vùng vẫy hết sức để tỉnh dậy (...). Có ai đó bảo ta rằng: Mi chớ đánh thức sự tỉnh táo mà chỉ nên đánh thức một giấc mơ trước đấy”. Như vậy điểm nhìn của người kể chuyện sẽ cứ hoán đổi cho đến vô tận “cái giấc mơ ấy nằm trong một giấc mơ khác và cứ như vậy cho đến vô tận”[11; tr. 85]. Sự di chuyển điểm nhìn từ bên trong nội tâm suy nghĩ của nhân vật đến điểm nhìn bên trong của cõi vô thức, tiềm thức sẽ là điều kiện mở ra nhiều cánh cửa để người đọc khám phá nhân vật từ nhiều góc độ, đào sâu vào cả tầng vô thức của nhân vật một cách sinh động.

Như vậy, việc sử dụng người kể chuyện cải trang và sự hoán vị điểm nhìn trong truyện ngắn của J.L.Borges đã góp phần cấy tạo nên nhiều chất liệu huyền ảo trong tác phẩm của ông. Người kể chuyện giấu mặt, hoặc đóng vai trò dẫn truyện, hoặc là nhân vật trong truyện luôn cố tình che đậy sự thật khiến cho người đọc rơi vào thế phân vân, lưỡng lự trước câu chuyện. Cùng với sự hoán vị liên tục của điểm nhìn từ thực đến ảo tạo nên

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của jorge luis borges (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)