Trung với nước, hiếu với dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hương trạch hương khê hà tĩnh (Trang 20 - 23)

Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1.3. Những chuẩn mực về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí

1.3.1. Trung với nước, hiếu với dân

Nắm vững quy luật, đánh giá đúng vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Từ nội dung và ý nghĩa của vấn đề đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất, đó chính là tiêu chuẩn số một của người cách mạng, là tiêu chí để phân biệt những kẻ cơ hội, những kẻ giả danh cách mạng chỉ tìm mọi cách thu vén lợi ích cá nhân, “trung với nước, hiếu với dân” thể hiện phẩm chất đạo đức hàng đầu của người cách mạng, là giá trị văn hóa cao đẹp nhất, điển hình của người cán bộ, đảng viên và còn là mối quan hệ rộng lớn của mỗi con người với Tổ quốc, với dân tộc, với toàn thể nhân dân. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này quyết định đến giải quyết các mối quan hệ khác và phẩm chất đạo đức khác.

Trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, trung và hiếu là những khái niệm quen thuộc, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cá nhân. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Người đưa vào những nội dung mới.

Theo quan niệm truyền thống, trung là trung quân, là trung thành với vua mà trung thành với vua là trung thành với nước. Ở đây, vua với nước là một.

Hiếu có nghĩa con, cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, chữ hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình. Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân ” của Hồ Chí Minh không chỉ đã kế thừa được những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua được hạn chế của truyền thống đó. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là nước của nhân dân, nhân dân là người chủ của đất nước. Hồ Chí Minh luôn xác định ''bao nhiêu quyền hạn đều của dân'', ''bao nhiêu lợi ích đều vì dân''.

Đảng và Chính phủ là '' đầy tớ của nhân dân'', chứ không phải là ''quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân''. Như vậy, quan niệm về nước và dân trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hoàn toàn khác so với trước. Điều này đã làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước.

Hiếu với dân trong xã hội phong kiến chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, phạm vi gia đình, cụ thể là đối với cha mẹ “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Hồ Chí Minh đã khắc phục những hạn chế đó, Người đưa vào đạo

“hiếu” một nội dung mới, rộng lớn hơn. Đó là hiếu với nhân dân lao động, là chủ nhân của đất nước, không phải là thần dân, con dân của vua như đạo đức phong kiến. Hiếu với dân theo Hồ Chí Minh là biết dựa vào dân, tin ở dân, lấy dân làm gốc, tôn trọng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực và lợi ích thuộc về nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân, luôn gần dân, học hỏi nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, đã là người cán bộ cách mạng thì dù ở cương vị nào cũng phải là người đày tớ trung thành của nhân dân, tuy nhiên người cũng nhấn mạnh: Điều đó không có nghĩa tự cho mình là “cứu tinh của nhân dân”.

Hồ Chí Minh mong muốn mỗi người Việt Nam phải “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đây là một lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi con người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ trước đến nay, mà còn lâu dài về sau.

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng ''điều chủ chốt nhất'' của đạo đức cách mạng là ''tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân'', là ''trung với nước, hiếu với dân'', hơn nữa phải là ''tận trung, tận hiếu'' thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân mà còn phải phục vụ hết lòng vì dân. Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và

học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo, phải nắm vững dân tình. Hiểu rõ dân tâm, phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủđất nước. Có như vậy người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng.

Có “trung với nước, hiếu với dân” thì người cách mạng mới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh khẳng định “Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”, Người còn chỉ rõ, đạo đức cách mạng là, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng đó là điều chủ chốt nhất, đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng với dân. Đây chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của chúng ta. Từ “trung”, “hiếu” của đạo đức truyền thống đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới, đưa vào nội dung mới, phản ánh đạo đức cách mạng cao hơn, rộng hơn..Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Người đã dạy, đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Như vậy, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân là yêu cầu hàng đầu trong phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, là biểu hiện cao nhất thể hiện sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với lợi ích của nhân dân, là biểu hiện chuẩn mực đạo đức của người cách mạng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hương trạch hương khê hà tĩnh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)