Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1.3. Những chuẩn mực về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí
1.3.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ đối với tự mình.
Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.
Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồ n sống, nguồ n hạnh phúc của mỗi chúng ta.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”.
Cần, kiệm là phẩm chất của người lao động trong đời sống, trong công tác.
Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”,
“không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”;
“không tham địa vị, không tham tiền tài…không tham tâng bốc mình…”.
Chính là ngay thẳng không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ trung thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Liêm chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành nhiệm vụ.
Chí công là hết mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”,không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau. Theo Bác: “Cần và kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”… Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được” .
“Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm mới có liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam”. “cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Như một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn”. Bác nhấn mạnh: Cần, kiệm, liêm, chính là vô cùng quan trọng và cần thiết; là nền tảng của đời sống mới; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; là thước đo văn minh tiến bộ của một dân tộc. Người khẳng định:
Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính “là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Cần, kiệm, liêm, chính là đạo đức của một xã hội hưng thịnh: Nếu không có những phẩm chất đó thì xã hội suy vong. Do đó, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư.
Ngược lại, chí công, vô tư, một lòng, một dạ vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ dễ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều đức tính tốt khác.
Kết quả: “Bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giàu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới ”
Để thực hiện tốt : Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng rèn luyện, mà phải rèn luyện lâu dài bền bỉ.
1.3.3. Yêu thương con người
Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí
con người chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong mối quan hệ với đạo đức.
Bởi vì Hồ Chí Minh quan niệm tư tưởng và đạo đức là một; suy nghĩ và hành động là thống nhất.
Tư tưởng yêu thương con người của Bác rất rộng lớn, chẳng những yêu thương nòi giống mà còn quan tâm đến giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, Bác nói "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em". Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải tất cả vì con người.
Chúng ta không có mục đích nào khác là chăm lo cho con người, giải phóng con người, nhằm tạo điều kiện phát triển toàn diện cá nhân (Đức + Trí + Thể + Mỹ), nghĩa là xây dựng con người mới XHCN. Hồ Chí Minh coi đây là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Do đó, Bác Hồ căn dặn: Phải luôn luôn làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, từ đó nhân rộng gương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt hơn, toàn diện hơn.
Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng chung chung. Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, những người bị đàn áp. Chống ai? Chống kẻ đàn áp người lao động, kẻ bóc lột người lao động, người độc ác, bọn xấu, kẻ sâu mọt dân, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Yêu thương con người của Bác rất đúng mực, thể hiện rõ quan điểm yêu và chống, nhằm vun đắp bồi bổ cho tình yêu thương con người. Điều này, được Bác Hồ kết luận: "Chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi, đó là tình hữu ái vô sản", tình yêu con người cao đẹp đó được thể hiện rõ trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".