Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hương trạch hương khê hà tĩnh (Trang 28 - 34)

Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1.4. Những nguyên tắc trong xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1.4.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức.

Theo Hồ Chí Minh là người cách mạng lời nói phải đi đôi với làm, học tập phải thể hiện ra hành động, lý luận phải gắn với thực tiễn là đặc điểm nổi trội trong tư duy và phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ lời nói cũng phải đi đôi với việc làm; nói sao làm vậy; nói một, làm mười ("kế hoạch một phần, biện pháp phải mười phần"). Người phê phán những người nói một đàng, làm một nẻo, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, thậm chí nói suông mà không làm.

Với Người, nói đi đôi với làm là phẩm chất của người cán bộ, đảng viên. Nó thể hiện lòng trung thực, ngay thẳng, thật thà trong công vụ. Người cho rằng, một cán bộ, đảng viên tốt, khi được giao việc, nếu thấy quá sức mình thì phải báo cáo để cấp trên điều chỉnh cho người khác. Nhưng khi đã

nhận rồi, phải làm đến nơi đến chốn, tìm mọi cách để làm cho xong việc;

tuyệt đối không được bỏ dở, "đánh trống bỏ dùi".

Tư tưởng, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh về nói và làm; học và hành; lý luận và thực tiễn như bó đuốc soi đường cho cán bộ, đảng viên.

Thấm nhuần tư tưởng của Người, nhiều cán bộ, đảng viên đã chịu khó rèn luyện, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp cách mạng.

Trong cuốn “Đường Kách mệnh” - tài liệu đầu tiên để tuyên truyền, giáo dục đội ngũ cán bộ cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới

“nói đi đôi với làm...” như một phần tư cách của người cách mạng. Bản thân Người, trong suốt cuộc đời mình đã thực hiện tư cách đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Thậm chí Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người làm mà không nói...

Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác dụng đối với người khác.

Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hơn thế, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả xấu, phản tác dụng. Người bình thường còn phải thực hiện “nói đi đôi với làm...”, huống hồ là cán bộ, đảng viên. Nếu cán bộ, đảng viên, nói không đi đôi với làm hoặc nói nhiều làm ít thì hậu quả của sự phản tác dụng sẽ trầm trọng khôn lường. Bởi vậy cán bộ đảng viên lời nói phải đi đôi với việc làm, thực hành đạo đức và làm gương đạo đức của người cách mạng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đối với người Việt Nam,

“một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Tư tưởng đó vẫn giữ nguyên giá trị và càng trở nên cần thiết trong tình hình

hiện nay, khi toàn Đảng và toàn dân ta đang đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Xưa kia, Nho giáo coi tu thân và gương mẫu (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) là yêu cầu đạo đức hàng đầu đối với việc giáo dục con người và quản lý xã hội. Tuy nhiên, Nho giáo chỉ đặt trọng tâm nêu gương vào những người quản lý xã hội.

Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao. Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”. Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, lối sống ý thức kỷ luật, pháp luật của quần chúng. Người chỉ rõ, người Việt Nam cũng như các dân tộc phương Đông khác vốn rất “giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

1.4.2. Xây đi dôi với chống

Xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên cũng như mỗi người dân là việc làm lâu dài và khó khăn. Để làm được việc đó, bên cạnh việc xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp thì phải ra sức chống những biểu hiện trái với yêu cầu của đạo đức cách mạng. Chúng ta muốn xây dựng được những điều tốt đẹp mà không thực hiện chống những biểu hiện xấu thì việc xây đó không thể thành công, và ngược lại.

Để xây dựng đạo đức mới thì việc làm cần thiết đầu tiên đó là tiến hành giáo dụcnhững phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới một cách sâu rộng bằng cách tuyên truyền, thông qua giáo dục trong nhà trường.

Và để xây dựng thành công, không để cái xấu lấn át, phá hoại thì mỗi chúng ta phải biết chống lại những cái xấu, đánhbại cái xấu trong xã hội và trong bản thân mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra hàng loạt những thói hư tật xấu mà chúng ta cần phải chống, đặc biệt là suy thoái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng đảng. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, bản lĩnh cầm quyền của Đảng. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra các căn bệnh nguy hiểm trong cán bộ, đảng viên như: kiêu ngạo, hống hách, hẹp hòi, tham nhũng… Người kêu gọi mọi cán bộ, đảng viên phải hành động quyết liệt để chống lại những căn bệnh đó để nhân dân tin Đảng và Đảng phải vững mạnh để phục vụ nhân dân. Thực tiễn những năm qua, công tác xây dựng đảng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được nâng lên. Đa số cán bộ, đảng viên đều kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Song, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kèn cựa địa vị, bè phái, chạy chức chạy quyền, độc đoán, vi phạm kỷ luật,…

diễn ra ngày một nghiêm trọng. Vì vậy,đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên phải bắt đầu từ cơ sở, trước hết phải nâng cao sức chiến đấu của mỗi ngườicách mạng ,chi bộ, đảng bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người, đặc biệt cán bộ đảng viên cần phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và giải quyết hợp tình, hợp lý đối với người mắc bệnh hủ hóa, suy thoái đạo đức. Người cho rằng: “Tệ nhất là trong hàng ngũ cán bộ là có một số ít đã tham ô, hủ hóa… Cán bộ nào mà tham ô, hủ hóa là có tội to với Đảng và Chính phủ, có tội to với nhân dân và có tội to cả với anh chị em cán bộ khác”. Họ làm hại danh dự của Đảng, của Chính phủ, của tất cả các cán bộ. Vì vậy, Đảng phải có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí mắc bệnh hủ hóa, phải “luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài”(11). Theo Người, ai đã mắc bệnh hủ hóa thì phải hết sức kiên quyết sửa chữa, nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung. Người cho rằng: “Trong mỗi giai đoạn, cần phải luôn luôn cắt nhắc những người hăng hái trong giai đoạn đó, để thay thế cho những người cũ bị đào thải hoặc vì tài không xứng chức, hoặc hủ hóa”.Trong khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất mới thì phải chống lại nhũng hiện tượng phi đạo đức như:

- Chống lại chủ nghĩa Tư bản và chủ nghĩa đế quốc, là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân ta.

- Chống lại những thói quen tập tục lạc hậu, là kẻ thù ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ.

- Chống chủ nghĩa cá nhân mà theo Người đó là “ mẹ đẻ ra tất cả nhũng thói hư tật xấu”.

Như vậy, nguyên tắc xây đi đôi với chống trong xây dựng đạo đức mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Trong thời đại ngày nay, khi mà những biểu hiện suy thoái về đạo đức ngày càng nhiều và phức tạp thì nguyên tắc đó càng trở nên ý nghĩa.

1.4.3. Tu dưỡng đạo đức bền bỉ

Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: “đạo đức cách mạng không phải trên trời

sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Theo Hồ Chí Minh tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.

Sinh thời Bác Hồ dạy: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển, củng cố, cũng như

“ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Điều Bác dạychỉ rõ hai điểm gốc rễ, đó là: đạo đức là cái gốc của người cách mạng; và cái gốc để có đạo đức cách mạng chính là do tự tu dưỡng, tự rèn luyện mà có. Có nghĩa rằng, đạo đức cách mạng của mỗi người không phải tự nhiên mà có, cũng không tồn tại vĩnh viễn. Nếu không được tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ, thường xuyên, đạo đức ấycó thể suy thoái đi. Trên thực tế, mọi sự thoái hóa trong đạo đức đều bắt nguồn từ việc thiếu rèn luyện, không nghiêm khắc với bản thân, nhất là trong điều kiện khó khăn hoặc ở những môi trường dễ nảy sinh tiêu cực (có chức, có quyền, có địa vị, nắm trong tay nguồn tiền bạc hoặc sinh mệnh chính trị của những người khác,...). Cho nên, để giữ gìn được đạo đức cách mạng, cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện. Đó là sự tu dưỡng, rèn

luyện bền bỉ suốt đời; phải được ý thức và chăm lo như “cơm ăn, nước uống hằng ngày”

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên xã hương trạch hương khê hà tĩnh (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)