Thực trạng môi trường thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 23 - 28)

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN

1.1.3. Thực trạng môi trường thành phố Quy Nhơn

Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng lại chưa theo kịp mức độ phát triển đó. Việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng chưa mang tính chất lâu dài và đồng bộ… nên việc tạo ra chất thải gây ô nhiễm ngày càng nhiều là không tránh khỏi. Cụ thể là ở TP. Quy Nhơn và các thị trấn, thị tứ nhiều nguồn gây ô nhiễm chưa được xử lý. Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp các cơ sở TTCN chưa qua xử lý hoặc xử lý cục bộ chưa đạt tiêu chuẩn vẫn thải ra làm ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông tăng nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp và ngày càng xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, quy hoạch đô thị chưa gắn kết với BVMT. Tại TP Quy Nhơn việc dãn khu dân cư theo quy hoạch chưa được triệt để, tình trạng dân cư chen chúc trong các khu nhà rầm, ven biển,… còn diễn biến phức tạp, từ đó gây ô nhiễm môi trường. Các đầm, hồ, cảng (hồ Bàu Sen, hồ Đèo Son, cảng Quy Nhơn…) qua thời gian khoảng 5 năm mà ô nhiễm tăng rất nhiều lần.

Nếu năm 1994 dân số toàn tỉnh là 1triệu 407 nghìn, chỉ sau gần 4 năm (đến 4/1999) tăng lên 1 triệu 461 nghìn. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của tỉnh là 1,72%/năm.

1.1.3.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đường phố còn nhiều đường đất, làm gia tăng ô nhiễm bụi. Mật độ giao thông thấp, hệ thống chiếu sáng chưa hoàn thiện. Giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, còn cũ kỹ lạc hậu. Đường nội bộ, hệ thống cống thoát nước, sự chen chúc của hộ dân cư, gây rất nhiều khó khăn cho việc quy hoạch phát triển đô thị để làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp

Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố đã được cải thiện, đủ cung cấp theo tiêu chuẩn 6m3/người/tháng. Tuy vậy, một số nơi vẫn thiếu nước máy, phải dùng nước giếng với chất lượng chưa tốt

Toàn tỉnh có hơn 14.000 công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hàng ngày thải ra môi trường một lượng chất thải khá lớn nhưng đa số hệ thống xử lý chất thải của

các cơ sở này hầu như chưa hoàn chỉnh hoặc chưa có. Một số cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư nên không có mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, sự kiểm tra, kiểm soát của các cấp quản lý đối với các cơ sở chưa được tiến hành nghiêm túc. Một số cơ sở đã lập ĐTM nhưng đến giai đoạn xử lý chất thải thì thực hiện không triệt để dẫn đến việc vô hiệu hoá hệ thống xử lý. Điển hình như việc xử lý bụi do sản xuất gỗ, xi măng, đá xây dựng… Đối với khí thải các cơ sở sản xuất cũng chưa có biện pháp hữu hiệu, có chăng cũng chỉ sử dụng biện pháp khuyếch tán vào không gian là chủ yếu. Một số cơ sở có điều kiện xử lý nhưng cũng chỉ đạt hiệu quả từ 20-30%,đôi khi còn gây cản trở cho các hoạt động khác. Rác thải đô thị lâu nay chỉ dùng biện pháp cổ điển thu gom, chôn lấp tự nhiên ở bãi chứa, nên không làm sao tránh khỏi ô nhiễm cục bộ. Các chất thải đặc biệt như rác thải y tế, công nghiệp cũng chưa được xử lý đúng mức.

Nước thải từ sản xuất vẫn là điều nổi cộm hơn cả. Hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh để đạt TCVN- 1995. Đáng kể, là nước thải từ sản xuất chế biến thuỷ sản, thực phẩm xuất khẩu

…đã làm ô nhiễm tầng nước mặt thành phố

Qua kiểm tra 3 mô hình sản xuất đặc trưng (thực phẩm, gỗ, nghiền sàn đá) cho thấy:

+ Xí nghiệp Đông lạnh Quy Nhơn: Thành phần nước thải có: pH = 7; DO = 4,1mg/l; BOD5=1530mg/l; COD=4040mg/l; PO4=0,36mg/l, NH4-N=20,4mg/l;

SS=1272mg/l.

+ Cơ sở chế biến gỗ: Bụi gỗ tại khu vực chế biến có nồng độ trung bình C=3- 15mg/m3

+ Nghiền sàn đá mỏ: Bụi silic (đo cách miệng thải đá từ 2-5m) có nồng độ trung bình C=0,41-25mg/m3

Các chỉ số trên vượt xa rất nhiều lần so với TCVN-1995 1.1.3.3 Ô nhiễm không khí:

Từ các cơ sở sản xuất: nổi bật có các ngành chế biến hải sản, nông, lâm sản thực phẩm, chế biến gỗ, khoáng sản. Nhiều cơ sở nằm xen trong khu dân cư, nên mặc dù một số cơ sở có sử dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi như sử dụng

quạt hút, xyclon nhưng hiệu qủa xử lý của thiết bị đạt không cao. Một số cơ sở thải, khói đốt cũng chỉ đơn thuần dùng biện pháp nâng cao ống khói. Ở khu công nghiệp và vùng ngoại ô, các cơ sở sản xuất xử lý chất thải cục bộ, chưa có cơ sở nào hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải. Vấn đề xử lý chung cho khu công nghiệp cũng chưa đề cập cụ thể.

Từ trong giao thông: Ô nhiễm bụi trong thành phố Quy Nhơn có chiều hướng gia tăng. Lượng xe máy tăng, khí thải nhiều (10.419 chiếc xe máy, tiêu thụ trên 329.500m3 xăngdầu/năm, tính ra CO=95.895tấn; HydroCacbon=10.940tấn;

NO2=3.724tấn; SO2=296,6tấn; Andehyde=132tấn; Chì= 82tấn. Cộng vào đó là bụi đường cũng vượt tiêu chuẩn cho phép ở các đường phố chính- nhất là vào mùa khô.

Từ sinh hoạt: Các khu nhà rầm, ven biển, khu nhà ổ chuột trong hẻm sâu như ở phường Trần Phú, Hải Cảng, ven núi Bà Hoả … nhân dân tự do thải chất thải xuống đầm, hồ, ven biển, ven núi…Qua điều tra cho thấy, các khu vực này có 20- 40% hộ dân cư không có công trình vệ sinh. Công ty Môi trường đô thị đã xây dựng công trình vệ sinh công cộng cho một số khu dân cư ven biển nhưng hiệu quả không cao.

Tất cả các điểm lấy mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép so với TCVN - chỉ có một số điểm hàm lượng bụi tương đối thấp là các bãi tắm: Phương Mai, Ghềnh Ráng, Quy Hoà. Hàm lượng bụi trung bình là 0,29mg/m3. Hàm lượng trung bình của toàn TP Quy Nhơn là 0,72mg/m3. Cao nhất là khu vực cảng Thị Nại – 1,21mg/m3

Ô nhiễm SO2, NO2 tại một số điểm trong nội thành chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng NO2 trung bình trong thành phố là 0,038mg/m3

Tiếng ồn do động cơ xe máy, máy móc trong các cơ sở sản xuất phát ra tương đối cao. Độ ồn trung bình trong TP là 74dBA- xấp xỉ với mức cho phép. Các ô nhiễm khác như CO2, tổng các chất hữu cơ bay hơi (THC) và bụi chì (Pb) tại Quy Nhơn còn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng THC trung bình là 3,7mg/m3

1.1.3.4. Hiện trạng môi trường nước ở Quy Nhơn và vùng lân cận:

Xâm nhập mặn: Vào mùa khô lưu lượng thấp, toàn bộ các sông ở khu vực Quy Nhơn bị nhiễm mặn. Khu vực cầu Sông Ngang nồng độ Cl- tương ứng11,9mg/l và 89mg/l- trong 4 năm tăng gấp 8 lần, Cầu Đôi 2890mg/l và 9674mg/l, cầu Chữ Y là 11.030mg/l và 13,206mg/l. Ngoài ra, các chỉ tiêu về EC, SO4 cũng tăng. Khu vực ven biển đầm Thị Nại có đê bao ngăn mặn, hồ nuôi tôm làm ngăn cản việc thoát lũ vào mùa mưa, nhiễm mặn sâu vào mùa khô.

Ô nhiễm do sản xuất CN-TTCN và sinh hoạt: Sông hồ, ven biển, khu tập trung dân cư bị ô nhiễm chất hữu cơ, và vi trùng hơn các nơi khác. Cụ thể tại đầu ra cống thải eo sân bay chỉ tiêu BOD5 là 50mg/l; COD là 139mg/l, DO 4,6mg/l. Tại cống thải của khu vực phường Trần Phú BOD5 = 60mg/l, COD = 139mg/l, DO = 5,0mg/l. Hồ Đống Đa có pH =7,26, cặn lơ lửng =137mg/l; COD= 359,8mg/l;

BOD5 =94mg/l. Khu vực hồ Bàu Sen: pH=6,95; cặn lơ lửng= 114,3;

COD=297,5mg/l; BOD=44mg/l.

Hình 1.6. Ô nhiễm môi trường nước tại Quy Nhơn

Qua các số liệu quan trắc trên cho thấy, nồng độ ô nhiễm vượt quá giá trị quy định của nguồn nước mặt loại B theo TCVN. Các cơ sở chế biến thuỷ hải sản, thực phẩm, bia, chế biến mì màu, bến cảng, kho xăng dầu, khách sạn nhà hàng… cũng góp phần đáng kể vào ô nhiễm nước bề mặt ở TP Quy Nhơn

Từ các nguồn của sông Hà Thanh, sông Kôn đổ về trong mùa mưa lũ, mang theo nước có chứa nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh thì lượng hoá chất sử dụng trong nông nghiệp hàng năm là 331,9 tấn, (trong đó thuốc trừ sâu là 182 tấn, thuốc diệt cỏ là 90 tấn, thuốc trừ bệnh là 59 tấn…) là nhân tố làm ô nhiễm nguồn nước.

Hình 1.7 Cá chết hàng loạt ở hồ phú hòa thuộc hai phường Nhơn Phú, Quang Trung, thành phố Quy Nhơn

Ngoài ra, còn bị ô nhiễm do chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, vi trùng. Đáng kể có các khu vực: cầu Đôi, đầm Đống Đa, hồ Đèo Son, dọc sông Hà Thanh…

1.1.3.5. Đánh giá chất lượng nước ngầm:

Nhiễm mặn: một số giếng ở bán đảo Phương Mai có độ dẫn từ 1100-1490S/cm, thể hiện ô nhiễm mặn nhẹ. Một số giếng ở phường Hải Cảng, khu vực Đống Đa, Bạch Đằng cũng bị nhiễm mặn tương đối cao. Các khu vực còn lại chưa thấy nhiễm mặn. Các chỉ tiêu về nhiễm phèn, kim loại nặng, chất hữu cơ, giếng ở khu vực TP Quy Nhơn đa số đạt tiêu chuẩn nước uống. Một số giếng đóng phường Hải Cảng bị nhiễm E.Coli và có dấu hiệu nhiễm dầu nhẹ

1.1.3.6. Hiện trạng về chất thải rắn:

- Chất thải rắn sinh hoạt: 22 vạn dân nội thành Quy Nhơn, thả ra khoảng 200m3 rác/ngày. Phần lớn thu gom được, còn lại dân đổ ra đầm, hồ, biển làm ô nhiễm môi trường nước. Rác thu gom được chôn lấp, để phân huỷ tự nhiên gây ô nhiễm trong khu vực bãi tập kết rác. Các cơ sở giết mổ chưa theo quy hoạch, giết mổ tự do trong khu dân cư thải chất thải gây ô nhiễm môi trường

- Chất thải rắn bệnh viện: Chất thải rắn từ 7 bệnh viện, các trung tâm y tế, trạm xá thải ra khoảng 3 tấn/ngày, trong đó có thu gom xử lý là 76%, không kiểm soát được là 24%. Chất thải chưa được phân loại xử lý một cách hợp lý - nhất là chất thải độc hại: bông băng, bệnh phẩm, phế thải từ phẫu thuật

1.1.3.7. Hiện trạng về môi trường của khu công nghiệp Phú Tài:

Khu công nghiệp Phú Tài có 20 xí nghiệp đang hoạt động, có 34 dự án đang tiến hành triển khai. Hàng ngày, lượng chất thải, thải ra nhiều, nhưng hầu hết các cơ sở chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh được hệ thống xử lý chất thải, do đó làm ô nhiễm môi trường khu vực. Một số giếng gần khu vực sản xuất bia, đá xây dựng bị ô nhiễm. Công nhân tại KCN Phú Tài phải làm việc trong môi trường bụi đá, bụi gỗ, tiếng ồn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

1.1.3.8. Ô nhiễm phóng xạ:

Kết quả quan trắc ở một số vùng trong TP Quy Nhơn cho thấy suất liều hấp thụ ở nhiều chỗ đã vượt quá suất liều tối đa cho phép quy định tại TCVN 4397-87.

Đặc biệt là khu vực thải quặng Titan phía đầm Thị Nại, suất liều hấp thụ đo được 8.10SV/h; hàm lượng Radi đo được trong nước thải của xưởng tuyển khoáng ở mức 0,77-1.50Bq/lít. Đây cũng là hồi chuông báo động cho việc khai thác chế biến sa khoáng Titan tại Bình Định. Đòi hỏi các nhà quản lý phải có biện pháp giảm suất liều hấp thụ tại khu vực, bảo vệ người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)