ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ,VĂN HÓA XÃ HỘI KHU VỰC QUY NHƠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 34)

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ,VĂN HÓA XÃ HỘI KHU VỰC QUY NHƠN

1.2.1.1. Thực trạng phát triển đô thị

Quy Nhơn là thành phố biển của Bình Định vừa được nâng cấp lên đô thị

loại I trực thuộc tỉnh năm 2010. Song chính sự quy hoạch và phát triển quá “nóng”

trong những năm qua của thành phố đã và đang bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, gây nên những hậu quả nhiều mặt cho đời sống kinh tế - xã hội mà sự khắc phục không thể trong một sớm một chiều.

Khu kinh tế Nhơn Hội nằm trên bán đảo Phương Mai được khởi dựng từ năm 2008 thuộc thành phố Quy Nhơn, được tỉnh Bình Định coi đó là một trong những “biểu tượng” của sự nghiệp công nghiệp hóa ở địa phương với diện tích 12.000 ha. Với mục tiêu đến năm 2015, Khu kinh tế sẽ thu hút được tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng (lớn gấp 13 lần tổng thu ngân sách tại chỗ năm 2010 của tỉnh), tạo việc làm mới cho khoảng 10.000 lao động. Trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho kinh tế - xã hội và có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành du lịch, như tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội... Đặc biệt, tỉnh đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị thành phố Quy Nhơn nhằm khai thác tối đa lợi thế về du lịch biển. Thành phố trở nên sạch đẹp và hấp dẫn du khách hơn. Một loạt các khu du lịch, khách sạn cao cấp đã được đưa vào khai thác như: Resort Hoàng Anh - Quy Nhơn, khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn, Hải Âu, Hoàng Yến… đã đem lại bộ mặt và tầm vóc mới cho du lịch tỉnh nhà.

Trong kế hoạch phát triển từ nay đến năm 2020, tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng đã tập trung triển khai quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch lớn như: Festival Tây Sơn - Bình Định, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền… nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc trưng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách.

1.2.1.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Về cơ bản ổn định các khu dân cư nông thôn hiện có, một số khu vực đặc biệt do cần phải thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, sẽ phải giải

tỏa di dời dân cư đến các khu ở mới, các khu tái định cư kết hợp với việc xây dựng các trung tâm xã hoặc trung tâm cụm xã. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 trung tâm cụm xã đã và đang được đầu tư xây dựng, định hướng đến năm 2020 mỗi trung tâm xã và trung tâm cụm xã phát triển đạt tiêu chuẩn thị tứ. Tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn, ưu tiên các chương trình phát triển những khu dân cư tập trung: Xây dựng khu dân cư theo mô hình vùng chuyên canh, khu vực khai khoáng và chế biến, v.v...; phát triển các trung tâm xã và cụm xã theo hướng trung tâm dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp chế biến. Thành phố đã xây dựng, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chương trình đề án phát triển làng nghề, đề án phát triển cây trồng hàng hoá, đề án củng cố, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển khu dân cư nông thôn.

1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 1.2.2.1. Giao thông

Thành phố Quy Nhơn hội tụ cả 4 loại hình giao thông đó là giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không phân bố khá hợp lý nên đã tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ. Tổng diện tích đất giao thông trên địa bàn thành phố là 512,42 ha. Trong đó bao gồm:

Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy qua Quy Nhơn theo hướng Bắc Nam có chiều dài 25 km; quốc lộ 1D chạy qua Quy Nhơn có chiều dài 22 km, quốc lộ 19 chạy qua Quy Nhơn có chiều dài 13km. Đường đô thị có tổng chiều dài khoảng 301,6 km (trong đó đã bê tong hóa được khoảng 249,6km). Đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan dài 107km, là con đường du lịch và dịch vụ. Đường hẻm trong đô thị có tổng chiều dài khoảng 112km (trong đó đã bê tong hóa được khoảng 82km).

Đường biển: Hiện tại Quy Nhơn có hai cảng chính là cảng Quy nhơn với công suất đạt khoảng 5 triệu tấn/ năm và cảng Thị Lại công suất đạt khaongr 1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Quy Nhơn còn có các cảng khác đang được đầu tư xây dựng như: cảng Nhơn Hội, Tân Cảng Quy Nhơn.v.v…

Đường săt: Ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa đến ga Diêu Trì, mỗi ngày có một chuyến đến Ga

Sài Gòn và ngược lại. Ga Diêu Trì cách trung tâm than phố Quy Nhơn 11km là một trong những ga lớn của hệ thống đường sắt Việt Nam.

Đường Hàng Không: Sân bay Phù Cát cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 35km. Hiện nay, Việt Nam Ailine và MeKoongAiline đã mở các đường bay Quy Nhơn – Thành phố Hồ Chí Minh 17 chuyến/tuần và Quy Nhơn – Hà Nội 4 chuyến/tuần.

1.2.2.2. Hệ thống cấp nước

Nguồn nước chủ yếu khai thác từ các nguồn nước ngầm của các sông Hà Thanh và sông Kôn. Nhà máy nước có công suất thiết kế đạt 53.500 m3/ ngày đêm, đảm bảo cấp nước cho dân cư khu vực thành phố Quy Nhơn và các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân nội thị đạt trên 82%, tiêu chuẩn trên 120 lít/người/ ngày đêm.

1.2.2.3. Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước hiện có của thành phố Quy Nhơn là hệ thống cống chung thoát nước mưa và nước thải, mà thực chất là hệ thống tiêu thoát tự chảy của nước mưa có tiếp nhận các loại nước thải từ các nguồn phát sinh trong Thành phố. Hệ thống thoát nước của thành phố có tổng chiều dài khoảng 174 km; toàn thành phố có khoảng 3760 hố ga (trong đó khoảng 200 hố ga ngăn mùi). Khu vực trung tâm thành phố áp dụng mô hình thoát nước chung, nước thải và nước mưa được thu gom bằng hệ thống cống cấp 3, cấp 2 dẫn về tuyến cống cấp 1 rồi xả thẳng vào các hồ điều hòa hoặc nguồn tiếp nhận. Các nguồn tiếp nhận chính: Sông Hà Thanh; Đầm Thị Nại; Hồ Đống Đa; Hồ Phú Hoà; Vịnh Quy Nhơn Trong thành phố hiện có các hồ tự nhiên: Bàu Sen, Đống Đa, Bàu Lác, Phú Hòa đang làm nhiệm tụ tiếp nhận và điều hoà nước mưa và nước thải. Hồ Bông Hồng (dự kiến sẽ được quy hoạch tại vùng trũng dưới chân núi Vũng Chua) cũng có vai trò điều tiết nước mưa, tạo cảnh quan cho đô thị. Tại Quy Nhơn, mô hình được áp dụng phổ biến của người dân là cho nước thải thấm vào đất thay vì đấu nối với hệ thống thoát nước do khu vực này có kết cấu nền đất xốp, pha cát có độ thấm lớn. Đối với đô thị có mật độ xây dựng, mật độ dân cư cao, lượng nước thải sinh ra lớn, giả pháp thấm gây ra nguy cơ lớn về

sự ô nhiễm môi trường, trực tiếp là nguồn nước ngầm và môi trường đất. Phần nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình có đấu nối với hệ thống thoát nước của thành phố cũng không được phân tách, thu gom và xử lý mà được xả trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận. Nước thải cùng với nước mưa được xả trực tiếp vào môi trường tự nhiên (biển, sông, ao hồ).

1.2.2.4. Quản lý chất thải rắn

Hiện tại, việc thu gom chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn được tiến hành tại 16/20 phường xã với tỷ lệ thu gom đạt 95%. Còn lại 4 đảo và bán đảo, công tác thu gom mới đạt 60%. Tính chung cho toàn thành phố, tỷ lệ thu gom đạt 85%. Hiện nay, thành phố Quy Nhơn có khoảng 64 điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sau khi được thu gom, tập kết tại các điểm trung chuyển tạm thời sẽ được xe ô tô của Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển đưa về bãi xử lý chất thải rắn Long Mỹ nằm cách trung tâm thành phố 20Km về phía Tây Nam. Từ năm 2011 đến năm 2014, Dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn đang triển khai thực hiện cải tạo nâng cấp bãi rác Long Mỹ với công suất xử lý chất thải rắn là 2.731.698 m3, công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước rỉ rác là 200m3/ngày.đêm và công suất lò đốt rác y tế 200 kg/h. Ngoài ra, Dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn còn đầu tư mô hình hóa phân loại rác tại nguồn và mô hình hợp tác công tư (hợp đồng với các thành phần kinh doanh tư nhân để thực hiện các dịch vụ thu gom chất thải rắn và hút bùn bể phốt) áp dụng thí điểm tại một số phường xã.

1.2.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế 1.2.3.1 Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát:

Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Định trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả

nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

1.2.3.2 Phương hướng phát triển kinh tế

Để đạt được mục tiêu trên đây, một chương trình phát triển kinh tế đã được hoạch định, bao gồm:

1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 2. Nông, lâm nghiệp,

3. Thuỷ sản,

4. Hoạt động xuất khẩu, du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị, 5. Phát triển kết cấu hạ tầng,

6. Phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội.

Với chương trình phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội trong những năm tới nêu trên đây, hàng loạt các quy hoạch thành phần sẽ được lần lượt triển khai và ra đời.

Quá trình triển khai xây dựng và khai thác các dự án quy hoạch kinh tế-xã hội chắc chắn sẽ có những tác động lớn đến các thành phần tài nguyên và môi trường của thành phố Quy Nhơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ quản lý tài nguyên môi trường thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)