Phân loại cấu trúc nền đất yếu đoạn đường dẫn lên cầu Cổ Chiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu đoạn đường dẫn lên cầu cổ chiên từ km7+240 đến km9+715 thiết kế giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ĐOẠN ĐƯỜNG DẪN LÊN CẦU CỔ CHIÊN

2.3 Phân loại cấu trúc nền đất yếu đoạn đường dẫn lên cầu Cổ Chiên

Nền đất sẽ được phân chia thành các kiểu, phụ kiểu khác nhau, phục vụ cho việc dự báo các vấn đề ĐCCT liên quan đến nền móng công trình đường giao thông. Trong đó:

 Kiểu cấu trúc nền được lựa chọn dựa vào sự phân bố có hay không của lớp đất yếu;

 Phụ kiểu cấu trúc nền được lựa chọn dựa vào chiều dày lớp đất yếu, sự phân bố lớp đất yếu ngay trên mặt hay nằm phân bố phía dưới các lớp đất tốt.

2.3.2 Phân loại các kiểu cấu trúc nền đất yếu và đánh giá

Trên cơ sở tài liệu phân chia lớp đất của 23 lỗ khoan dọc theo tuyến đường cho phép phân chia thành các kiểu cấu trúc nền.

Áp dụng nguyên tắc nêu trên, đoạn tuyến đường được phân chia làm 2 kiểu cấu trúc:

 Kiểu I: kiểu cấu trúc mà có mặt lớp đất yếu lộ ra ngay trên mặt đất.

 Kiểu II: kiểu cấu trúc mà lớp đất yếu nằm dưới lớp đất tốt.

Căn cứ vào chiều dày của lớp đất yếu mà kiểu cấu trúc I được chia thành hai phụ kiểu IA và IB. Trong đó:

Ph kiu cu trúc nn IA: nền đất gồm từ 3 đến 4 lớp bao gồm các lớp bùn sét, sét pha, sét trạng thái dẻo mềm đến chảy và có cấu tạo từ trên xuống dưới như sau:

Lớp đất đắp và đất trồng trọt: bề dày trung bình từ 0.4-1.2m.

Lớp bùn sét với thành phần là bùn sét, đôi chỗ là bùn sét pha, sét trạng thái chảy màu xám nâu, xám đen, xám xanh, lẫn hữu cơ (ab, am, mbQ2): bề dày lớp thay đổi từ 13.4-22.0m.

Lớp sét, màu xám nâu, xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo chảy (ab, mb, amQ2): bề dày lớp tại một số lỗ khoan nền đường vẫn chưa xác định cụ thể, chúng thay đổi từ 3.0m đến 15.0m.

Hình 2.1. Mặt cắt điển hình cấu trúc nền IA

Ph kiu cu trúc nn IB: nền đất gồm từ 3 đến 4 lớp bao gồm các lớp bùn sét, sét pha, sét trạng thái dẻo mềm đến chảy có chiều dày nhỏ hơn so với phụ kiểu IA và có xen kẹp giữa các lớp đất yếu này là lớp cát pha dẻo có chiều dày từ 2.0-4.6m và mặt lớp phân bố ở độ sâu từ 1.4 đến 13.4m, có cấu tạo từ trên xuống dưới như sau:

Lớp đất đắp và đất trồng trọt: bề dày trung bình từ 0.4-1.2m.

Lớp bùn sét với thành phần là bùn sét, đôi chỗ là bùn sét pha, sét trạng thái chảy màu xám nâu, xám đen, xám xanh, lẫn hữu cơ (ab, am, mbQ2): bề dày lớp thay đổi từ 1.4-7.4m.

Lớp sét pha, màu xám nâu, xám đen, xám xanh trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy(ab, am, mbQ2): bề dày lớp thay đổi từ 7.1-19.0m.

Lớp cát pha, màu xám nâu, xám đen, xám vàng, xám xanh, trạng thái dẻo (aQ2): bề dày lớp ở một số lỗ khoan nền đường vẫn chưa xác định cụ thể, chúng thay đổi từ 2.0m đến 15.9m.

Lớp sét, màu xám nâu, xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo chảy (ab, mb, amQ2): bề dày lớp tại một số lỗ khoan nền đường vẫn chưa xác định cụ thể, chúng thay đổi từ >3.0m đến 26.2m.

Hình 2.2. Mặt cắt điển hình cấu trúc nền IB

Cấu trúc kiểu II : là kiểu mà có lớp đất yếu không xuất hiện ngay trên mặt hoặc nếu có thì với chiều dày rất nhỏ chỉ từ ~1.0-2.0m. Đất yếu phân bố phía dưới lớp đất tốt ở độ sâu từ 15-16m trở xuống (xem phụ lục số 5).

Với kết quả phân chia cấu trúc nền như trên sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu, đặc biệt là với 2 kiểu cấu trúc nền như trên được đặc trưng bởi sự khác nhau với sự xuất hiện hoặc không xuất hiện của lớp đất yếu trên mặt và cùng với việc nghiên cứu chiều cao đắp thiết kế sẽ quyết định chiều sâu xử lý cho từng phạm vi với

từng cấu trúc nền khác nhau.

Hình 2.3. Mặt cắt điển hình cấu trúc nền II Bảng 2-13. Bảng tổng hợp phân chia cấu trúc nền

TT Phạm vi Khoảng

cách (m)

Kiểu cấu trúc nền

Phụ kiểu cấu trúc nền Từ Km Đến Km

1 KM7+240.0 KM7+390.0 150.0 I IA 2 KM7+390.0 KM7+650.0 260.0 I IB 3 KM7+650.0 KM7+870.0 220.0 I IA 4 KM7+870.0 KM8+460.0 590.0 I IB 5 KM8+460.0 KM8+620.0 160.0 I IB 6 KM8+620.0 KM9+000.0 380.0 I IA 7 KM9+000.0 KM9+500.0 500.0 II

8 KM9+500.0 KM9+715.4 215.4 I IB

Tổng cộng 2475.4

Chi tiết về phân chia các kiểu và phụ kiểm được thể hiện trong phụ lục 5

“mặt cắt phân chia cấu trúc nền”

Tỷ lệ phân bố các kiểu cấu trúc trong phạm vi tuyến nghiên cứu như sau:

Bảng 2-14. Bảng tổng hợp tỷ lệ cấu trúc nền

TT Khoảng cách (m) Kiểu cấu trúc nền Tỷ lệ %

1 1975.4 I 79.8

2 500.0 II 20.2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nền đất yếu đoạn đường dẫn lên cầu cổ chiên từ km7+240 đến km9+715 thiết kế giải pháp xử lý nền đất yếu phù hợp (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)