8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất khu vực mỏ Lèn Bút 2
Tham gia vào cấu trúc khu mỏLèn Bút 2 có mặt các đá hoa của hệtầng Bắc Sơn. Chúng chiếm phần lớn diện lộ trên mặt của khu thăm dò. Dưới sâu, một phần bị xuyên cắt bởi các đá granitoit khối Phú Loi.
Mặt cắt địa tầng chung cho toàn khu mỏLèn Bút 2 bao gồm các hệlớp đá hoa màu trắng có xen các lớp và thấu kính đá hoa màu xám và s ọc dải. Sau đây là các đặc điểm chính của đá hoa.
Đặc điểm thạch học và khoáng vật học
Đặc điểm cấu tạo phân lớp. Đá hoa của khu mỏLèn Bút 2 có cấu tạo phân lớp trung bình đến phân lớp dày, đường phương tây bắc - đông nam, các lớp cắm về phía nam với góc dốc trung bình 250. Các kết quả khảo sát cho thấy, phần trên của mặt cắt, đá hoa phân lớp mỏng hơn so với phần dưới. Trên bề mặt địa hình, phần phía bắc của khối đá hoa Lèn KẻBút 2 có các lớp đá hoa phân lớp dày và dạng khối.
Phần phía nam, chủ yếu gồm các lớp và hệ lớp đá hoa phân lớp trung bình đến khá mỏng.
Màu sắc. Đá hoa có màu sắc khá đa dạng. Có thể phân biệt một số màu sắc chính: Đá hoa màu trắng, đá hoa màu trắng có xâm tán thưa khoáng v ật graphit, đá hoa màu trắng sọc dải, đá hoa màu đen, các loại đá biến chất trao đổi màu sắc loang lổhoặc màu đen.
Dưới tác động của khối magma xâm nhập, các loại đá hoa kể trên bị skarnơ hoá, graphit hoá, sulphur hoá dọc theo các đới khe nứt và dập vỡ. Trong các lỗ khoan, các lớp đá tremolit đơn khoáng là k ết quảcủa hoạt động skarnơ hoá.
Dưới tác động của quá trình phong hoá, các bề mặt nứt vỡ của đá hoa bị limonit hoá, tạo nên một lớp mỏng màu vàng đến màu nâu. Càng xuống sâu, quá trình limonit hoá càng giảm mạnh và hoàn toàn biến mấtở độsâu 70-80m trởxuống.
Kích thước hạt. Rất không đồng đều và biến động không có quy luật. Có thể ghi nhận các loại đá hoa hạt lớn kích thước hạt (độhạt 3 - 5 mm), hạt vừa (độ hạt 1- 3 mm) và hạt nhỏ (độhạt <1mm).
Thành phần tổhợp cộng sinh khoáng vật
Đối với các loại đá hoa không chịu tác động của quá trình biến chất trao đổi skarnơ hoá, thành phần khoáng vật chủyếu là calcit và các khoáng vật alumosilicat đi kèm. Hàm lượng calcit biến đổi từ 90 đến 100% tuỳ thuộc vào màu sắc của đá;
các khoáng vật đi kèm gồm tremolit, phlogophit, ít graphit. Tổ hợp cộng sinh
khoáng vật tiêu biểu cho đá hoa màu trắng và đá hoa màu xám phân d ải là: Calcit Phlogophit Tremolit Graphit.
Đối với các đá biến chất trao đổi và skarnơ hoá, ngoài calcit có thêm m ột số lượng rất đáng kểdiopcit, tremolit và các khoáng vật alumosilicat calci khác. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật tiêu biểu cho đá biến chất trao đổi là: Calcit + Phlogophit + Tremolit + Diopcit Olivin. Bằng mắt thường, đá có màu sắc rất đa dạng, từmàu trắng đến màu xám đen, cấu tạo dạng kim que hoặc loang lổ.
Mối quan hệgiữa thành phần hoá học và màu sắc của các loại đá hoa
Nhận thấy có một mối liên quan chặt chẽgiữa màu sắc, thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của các loại đá hoa màu trắng và đá hoa phân dải màu xám loang lổ. Có thểphân biệt các loại đá hoa như sau.
+ Đá hoa màu trắng. Thành phần khoáng vật clacit chiếm 99,9 đến 100%. Đi cùng calcit có rất ít khoáng vật phlogophit hoặc tremolit, hàm lượng dưới 0,1-0,5%.
Loại đá hoa này có hàm lư ợng CaO rất cao, tổng hàm lượng MgO, SiO2, Al2O3, TFe rất thấp, dưới 0,5%, độ trắng trên 90%. Loại đá hoa này đáp ứng yêu cầu sản xuất bột carbonat calci.
+ Đá hoa sọc dải màu xám. Thành phần khoáng vật ngoài calcit có thêm phlogophit và tremolit với hàm lượng đáng kể, trên 5%. Loại đá hoa này, hàm lượng CaO dưới 53,5%; tổng hàm lượng MgO, SiO2, Al2O3, TFe tăng cao, đến trên 2,5%, độ trắng trung bình 70%. Loại đá hoa này không đá ứng yêu cầu sản xuất bột carboant calci.
+ Đá skarnơ. Hàm lượng MgO tăng cao đến 7-8%, độtrắng trung bình < 70%.
Các đá skarnơ hoá chủyếu nằm ven rìa khối xâm nhập granitoit và hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu sản xuất bột carbonat calci.
Đặc điểm magma xâm nhập
Các đá magma xâm nhập phức hệ Bản Chiềng có mặt trong khu mỏ Lèn Bút 2 với khối lượng nhỏ. Thành phần thạch học bao gồm các đá granit biotit và granosienit màu trắng xám. Đá cấu tạo khối, kiến trúc hạt nửa tựhình.
Tại nơi tiếp xúc trực tiếp giữa granit và đá hoa tồn tại đới đá xám màu chiều dày 0,3-0,5m. Thành phần khoáng vật giầu tremolit, xuất hiện pyroxen loại diopcit và olivin, có thểgần gũi với đá skarnơ vôi.
Đặc điểm địa chất
Các đá xâm nhập granitoit được phát hiện qua các lỗkhoan LK2, LK11, LK13 và các lộ trình địa chất.
Lỗkhoan LK2, bắt gặp đới phong hoá mạnh trên nền khối granitoit. Lõi khoan gồm tập hợp các hạt vụn thạch anh ít felspat không gắn kết.
Lỗkhoan LK10 gặp đá granit ở độ sâu 93m. Đá granit cứng chắc xuyên cắt và gây biến chất trao đổi skarnơ hoá đá hoa vây quanh.
Tại lỗ khoan LK11, các đá granitoit bắt gặp ở độsâu 90 m. Tại ranh giới tiếp xúc, các đá hoa bịbiến chất trao đổi khá mạnh tạo đới tremolit hoá.
Lỗ khoan LK13, các đá granitoit gặpở độsâu 42 m. Tại nơi tiếp xúc, gặp hang hốc nhỏ, chiều dài 2m.
Thành phần thạch học bao gồm các đá granit biotit và granosienit biotit h ạt vừa đến hạt lớn.
Đặc điểm thạch học và khoáng vật học
- Granit biotit. Đá sáng màu, cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh 30 - 32%, plagioclas loại oligioclas 28 - 30%, felspat kali loại orthoclas 30 - 35%, biotit 2 - 3%. Vi kiến trúc granit.
- Granosienit. Tương tự granit về đặc điểm cấu tạo và kiến trúc. Hàm lượng khoáng vật felspat kali tăng cao đến 40 - 45%, hàm lượng thạch anh giảm đến dưới 20%.
-Các đá biến chất tiếp xúc trao đổi
Tại nơi tiếp xúc trực tiếp giữa granit và đá hoa tồn tại đới đá xám màu, giàu tremolit, xuất hiện pyroxen loại diopcit. Các đá đang mô t ảdễdàng phân biệt với đá hoa thông thường do sự tăng cao hàm lượng các khoáng vật alumosilicat, giảm hàm lượng calcit. Chúng có nhiều nét tương tự với các đá skarnơ vôi. Chi ều dày đới đá biến chất trao đổi 0,3 - 0,5m.
Cũng do tác động của khối granitoit, tại nơi tiếp xúc hoặc dọc theo các đới khe nứt lớn, bắt gặp các đới graphit hoá. Graphit tạo nên các dải mỏng lấp đầy khe nứt, chiều dày các dải graphit từ 0,5 đến 1 - 2cm.
Vịtrí tuổi và khoáng sản liên quan
Có thể suy đoán, thể granitoit đang mô tả là một bộ phận của khối Phu Loi nằm cách khu thăm dò vềphía tây bắc khoảng 4km.
Các kết quả khoan thăm dò và lộ trình trên mặt chưa phát hiện các biểu hiện khoáng sản nhiệt dịch liên quan với granitoit.
Có thể, các điểm quặng và điểm khoáng hoá thiếc đã được đăng ký trên bảnđồ địa chất 1:200 000 xung quanh khu vực Lèn KẻBút có nguồn gốc liên quan với thể granitoit đang xem xét.
Sự hình thành khối đá hoa trong khu vực Lèn KẻBút 2 nói riêng và Tân Kỳ, Quỳ Hợp nói chung có nguồn gốc liên quan với các khối granitoit kiểu Phu Loi.
Các đá hoa vùng Tân K ỳvà QuỳHợp có nguồn gốc biến chất tiếp xúc nhiệt.
Đặc điểm kiến tạo
Đá hoa cấu tạo phân lớp, thế nằm nghiêng, góc dốc 20 đến 300. Các đứt gẫy kiến tạo quy mô nhỏ và các hệ thống khe nứt theo phương á kinh tuy ến, tây bắc - đông nam và đông - bắc tây nam. Các khe nứt thường ngắn, độ mở dưới 1mm, mật độ khoảng cách giữa các khe nứt trung bình 1,5 đến 2m. Trong một sốvịtrí cục bộ, mật độ khoảng cách giữa các khe nứt giảm đến dưới 1m và tạo nên các đới dập vỡ quy mô nhỏ.
Đặc điểmđịa mạo
Toàn khu thăm dò có dạng địa hình karst phân cắt mạnh mẽ, sườn dốc, dốc đứng, nhiều nơi tạo thành vách dựng đứng, phát triển nhiều hang hốc karst, đường đỉnh nhấp nhô dạng chỏm nhỏhoặc răng cưa, đường phân thuỷquanh co phức tạp, thảm thực vật chủyếu là cây dây leo và thảo mộc.
Trong diện tích mỏ Lèn Bút 2, qua các kết quảkhảo sát chưa gặp các hang hốc lớn.
Các hang hốc karst quy mô nhỏ, có xu hướng bám theo các đới khe nứt tăng cao. Trong một vài hốkhoan, bắt gặp các đoạn hang rỗng có chiều cao 1 - 2m.
Đặc điểm địa chất thân khoáng đá hoa
Về mặt tổng thể, toàn bộ khu mỏ Lèn Bút 2 là một thân khoáng gồm các lớp đá hoa màu sắc khác nhau. Khối đá hoa bị khối xâm nhập granitoit khối Phu Loi xuyên cắt, gây biến chất tiếp xúc nhiệt và biến chất trao đổi. Do hoạt động địa chất ngoại sinh, trong khối đá hoa có các hang động karst ẩn quy mô nhỏ, mật độ thưa, chiều cao của hang khoảng 2 đến 3m.
Bềmặt địa hình khối đá hoa phân cắt thành các bậc với sựxuất hiện các đường gờdốc đến dốc đứng. Một phần trên mặt địa hình của khối núi bị phủ bởi lớp tàn tích và đới tảng lăn deluvi, phần còn lại đá hoa lộtrực tiếp trên bềmặt địa hình hiện đại.
Trong phạm vi khu thăm dò, khối núi kéo dài theo hướng đông bắc tây nam đến á kinh tuyến. Kích thước chiều dài 600 - 660m, chiều rộng 450 - 460m, chiều cao tựnhiên tính từmặt bằng cơ sởkhoảng 100 - 150m.
Thân đáhoa gồm các lớp đá hoa xếp lớp nằm nghiêng. Thếnằm chung 180 -190 20- 300. Các lớp đá hoa có chiều dày từ15 -20 cm đến 2 -3m. Đá bịnứt nẻkhông đều.
Bềmặt các khe nứt bịphủbởi lớp mỏng ôxit sắt màu vàng. Phần dưới sâu, gần các đứt gẫy, đá hoa bị graphit hoá không đồng đều với sựxuất hiện các vi mạch graphitẩn tinh hoặc dạng vẩy, dày 1 - 2cm.
Hình 1.3. Mặt cắt tuyến 1, mỏ đá hoa Lèn Bút 2.
Hình 1.4. Mặt cắt tuyến 4, mỏ đá hoa Lèn Bút 2.
Hình 1.5. Mặt cắt tuyến 5, mỏ đá hoa Lèn Bút 2.
Hình 1.6. Bảnđồ địa chất vùng Tân Kỳ, NghệAn
Chương 2