4.2. Một số định hướng phát triển bền vững khai thác đá hoa vùng Tân
4.2.2.1. Những định hướng về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên
Tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên đá hoa tr ắng nói riêng cần được quản lý, bảo vệtốt nhằm phục vụcho chiếnlược phát triển bền vững của đất nước.
Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu trên địa bàn huyện Tân Kỳ, chúng tôi xin đề xuất nhữngđịnh hướng chủyếusau đây:
- Định hướng thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển khoáng sản các loại, trong đó có tài nguyên khoáng sản đá hoa trắng. Chiếnlược phát triển đá hoa trắng phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với chiến lược phát triển bền vững của đấtnước. Chiến lược phải tính toán đầy đủ đến mối quan hệgiữa khai thác khoáng sản,ảnh hưởng môi trường và phát triển. Chiến lược phải nhằm vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người đang sinh sống trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái duy trì cuộc sống đó.
Thực hiện tốt chiếnlược phát triển tài nguyên đá hoa trắng sẽgóp phần tạo ra nền kinh tếbền vững, do đó sẽ duy trì được nguồn tài nguyên khoáng sản các loại, trong đó có tài nguyên khoáng s ản đá hoa trắng.
-Địnhhướng thứhai: Trên cơsởchiếnlược phát triển khoáng sản, cần tiếp tục điều chỉnh, bổsung quy hoạch thăm dò, khai thác, ch ế biến và sửdụng khoáng sản đá hoa trắng nói chung, trên địa bàn huyện Tân Kỳnói riêng.
Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ởViệt Nam đến năm 2020 kèm theo Quy ết định số 152/2008/QĐ-TTg; ngày 17 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng BộCông Thương đã ban hànhQuy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá hoa, felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025 kèm theo Quy ết định số 47/2008/QĐ-BCT. Theo đó, hầu hết các khu vực có phân bố đá hoa trắng trên địa bàn huyện Tân Kỳ đều thuộc quy hoạch khai thác quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm2010, một sốkhu vực có phân bố đá hoa trắng ngoài quy hoạch thìỦy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã cấp giấy phép, do đó trong thời gian tới, phải rà soát các giấy phép này để thu hồi, bổ sung vào quy hoạch của cả nước để cấp lại giấy phép khai thác theo quy đ ịnh của Luật Khoáng sản.
- Định hướng thứ ba: Thực hiện phát triển bền vững trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sảnđá hoa trắng. Tài nguyên khoáng sản đá hoa trắng là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, cũng không phải là vô hạn, vì vậy cần được quản lý, bảo vệ đáp ứng đủ nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của các thếhệ mai sau. Đểthực hiệnđiều này, cần phải:
+ Xác định rõ một mức sản lượng hợp lý (sản lượng bền vững không được phép khai thác quá sản lượng này).
+ Quản lý tốt nguồn tài nguyên đá hoa, sử dụng những kĩ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, không khai thác bừa bãi; thay đổi công nghệ để giảm bớt việc sửdụng nguồn tài nguyên này.
+ Tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái, không được khai thác vượt giới hạn chịuđựng tối đa.
- Địnhhướng thứ tư:Xây dựngcơ chếphân công, phân cấp rõ ràng, hiệu quả, có tính khả thi đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên đá hoa.
Trên bình diện cả nước, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của các Bộ quản lý chuyên ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan của hệ thống chính trị trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên đá hoa trắng.
Mặt khác, cần phân công, phân cấp cho các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệtài nguyên khoáng sản nhằm phát huy trách nhiệmđầyđủcủađịa phương.
- Định hướng thứ năm: Nhà nước cần có chính sách bố trí nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước dành cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Trên thực tế, do ngân sách bị hạn chế nên một số địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Vì vậy, đây là một định hướng rất quan trọng mà tác giảrút ra trong quá trình khảo sát, nghiên cứu.
-Địnhhướng thứ sáu: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phải bao gồm: Tăng cường biên chế,đảm bảo phương tiện hoạt động, tăng kinh phí đối với công tác này.
Tóm lại, tác giả cho rằng, thực hiện tốt các định hướng nêu trên sẽ góp phần quản lý, bảo vệtài nguyên khoáng sản đá hoa vùng Tân Kỳmột cách hiệu quả, phục vụ đắc lực cho chiếnlược phát triển bền vững cho huyện cũng nhưcủađấtnước.