Trong khai thác, chế biến khoáng sản đặc biệt là đối với khai thác đá, ảnh hưởng lớn nhất là môi trường nước, nhiều nơi bịô nhiễm nặng:
Hầu hết các cơ sở khai thác đá hoa đã làm báo cáo đánh giá tác đ ộng môi trường, một số cơ sở đã thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường. Tuy nhiên hầu hết các cơ sở chưa thực hiện nghiêm các giải pháp xử lý môi trường một cách đầy đủ như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Xuất hiện nhiều chủ cơsở chưa có đủthủtục Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng đãtựý khai thác, hoặc các giấy phép khai thác không có quy hoạch dẫn đến phá vỡcảnh quan môi trường, tàn phá hệsinh thái rừng.
Nhận xét chung và những tồn tại -Đối với công tác quản lý
Nhìn chung năng lực quản lý nhà nước của cán bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã còn thiếu, còn yếuvà chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Lực lượng kỹ sư địa chất và kỹ sưkhai thác mỏ không nhiều, đặc biệt từtuyến huyệnđến xã vẫn còn trống.
Cá biệt vẫn có biểu hiện tình trạng sách nhiễu, thiếu trách nhiệm của một số cán bộquản lý;
Chưa có sự phối hợp và thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong các khâu của quy trình hoạt động khoáng sản như: Công tác quy hoạch, công tác thăm dò, công tác lập hồ sơ xin khaithác mỏ(thẩm định báo cáo nghiên cứu khảthi, thiết kế mỏ), đến công tác quản lý sau giấy phép, quản lý việc thực hiện đảm bảo môi trường, môi sinh, ...
Từ thực trạng trên, có thể khẳng định công tác quản lý hoạt động khoáng sản còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, để xảy ra nhiều sai sót cần phải nhanh chóng kiện toàn và chấn chỉnh.
-Đối với hoạt động của các doanh nghiệp
Nhìn chung đối với một số doanh nghiệp đầu tư vốn lớn, tuân thủ tương đối đầy đủ các quy trình, quy phạm trong khai thác mỏ. Các đơn vị này đã có những đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh nhà, tích cực phát huy năng lực chuyên môn, áp dụng khoa học công nghệ mới trong khai thác và chếbiến, góp phần không nhỏtrong nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn đầu tư nhỏ (chủ yếu về đá xây dựng) thường vi phạm các quy trình, quy phạm trong khai thác mỏ, khai thác không theo thiết kế dẫn đến gây mất an toàn lao động, khả năng tận thu khoáng sản kém, môi trường môi sinh bị ảnhhưởng, hiệu quảthấp.
Tình trạng khai thác trái phép xảy ra hầu hết trên các địa bàn có khoáng sản, tập trung vào những loại khoáng sản có giá trịtrên thị trường như: Vàng,
thiếc, đá hoatrắng,đáxây dựng, cát sỏi....(đặc biệt tại địa bàn huyện Tân Kỳ). Diễn biến khai thác trái phép khoáng sản ngày càng tinh vi, gây mất an ninh trật tự, an toàn lao động tại các vùng mỏ, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản; môi trường, môi sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng; Suy thoái đất nông nghiệp, vừa làm phá vỡ cảnh quan và các hệsinh thái kểcảtrên cạn vàdướinước;
Các cơsở khai thác và chếbiến khoáng sản trênđịa bàn toàn tỉnh không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc những giải pháp và cam kếtnhư đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; Nhiều đơnvị chưathực hiện nghiêm túc việc ký quỹ phục hồi môi trường, không thực hiện chế độ tự quan trắc giám sát môi trường gâyảnhhưởng lớn đến việc phục hồimôi trường khu vực đã khai thác
Hình 4.1.Ảnh mỏ đá hoa đã hoàn thành xây dựng cơ bản - Nguyên nhân tồn tại
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản rõ ràng còn nhiều yếu kém, hời hợt, thiếu trách nhiệm,chưa ngang tầm với đòi hỏi thực tế; chưa đánh giá đượcnănglực tài chính của doanh nghiệp, thẩmđịnh hồ sơcấp phép còn lỏng lẻo;
Việc cấp giấy phép khai thác mỏ chủ yếu là đá xây dựng, thời gian cấp phép quá ngắn (từ 3 năm đến 5 năm do các đơn vị tránh việc thăm dò khoáng sản) nên không đủthời gian cho doanh nghiệp tiến hành xây dựng,đầu tưmỏ.
Công tác thanh tra, kiểm tra: Chưa kiên quyết và chưa có biện pháp xử lý kịp thời các sai phạm; Không chú trọng đến công tác quản lý, thanh kiểm tra sau khi cấp phép; Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với Công an tỉnh trong việc bài trừnạn khai thác khoáng sản trái phép.
Cán bộ UBND các huyện, xã chưa thực sự chưa nắm vững Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật khác liên quan; chưa chú tr ọng công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tạiđịa phương mình, thậm chí có địa phương còn có sự tiếp tay của cán bộ lãnh đạo trong hoạt động khoáng sản trái phép (như huyện Đô Lương, UBND xã còn ký hợpđồng cho cá nhân khai thácđá xây dựng trái phép); Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường nhiều địa phương còn buông
lỏng, chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình; Công tác kiểm tra, kiểm soát sau đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, xử lý các cơsởsản xuất gây ô nhiễm môi trường chưa nghiêm.
Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản chưa nhiều, chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó, nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường còn yếu.
Ngân sách đầu tư cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An hàng năm quá ít, trong khi đó hoạt động về quản lý môi trường trên địa bàn rộng, thiếu phương tiện hoạt động nhất là phục vụ cho công tác kiểm tra sau đánh giá tác động môi trường.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phần lớn quy mô nhỏ, thiết bịvà công nghệ lạc hậu, thiếu vốn; Nhiều cán bộ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của đơnvị; Doanh nghiệp thiếu cán bộchuyên môn trầm trọng,đặc biệt là kỹ sưkhai thác mỏ, công nhân kỹthuật chuyên ngành.