Eakar nằm về phía Đông tỉnh Đắc Lắc cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52km theo Quốc lộ 26 đi Khánh Hòa.
Vị trí giáp giới:
Phía Đông giáp huyện M’Đrắk;
Phía Tây giáp huyện Krông Pắk;
Phía Nam giáp huyện Krông Bông;
Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh GiaLai.
(H×nh 2.1)
21 2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
1. Địa hình
Huyện Ea kar có diện tích tự nhiên là 101892 ha với khoảng 29.402 hộ dân.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 1.037,47 km2, có 14 xã, 02 thị trấn với tổng số dân trên 152.000 người, gồm 21 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Địa hình của huyện nhìn chung mang đặc điểm của địa hình của vùng cao nguyên bao gồm chủ yếu là các dãy đồi núi có đỉnh bằng, mức độ chia cắt nhỏ, hướng dốc chính từ phía Bắc và phía Nam về quốc lộ 26.
Căn cứ vào cao độ phổ biến có thể chia địa hình làm 3 khu vực địa hình như sau:
- Khu vực có địa hình phổ biến từ 700 – 800m với diện tích khoảng 15.000 ha phần nhiều tập trung ở xã Easô
- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 600 – 700m với diện tích khoảng 12.000 ha phân bố tập trung ở phía Đông Nam(gồm các xã CưYang, Cư
Bông, Eapal và Ea ô)
- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 400 – 500m với diện tích khoảng 74.000 ha phân bố hai bên quốc lộ 26.
Địa hình khu vực nghiờn cứu tương đối bằng phẳng, tại vị trí thượng nguồn núi cao từ trên +500m đến +850m, vùng lòng hồ từ cao độ +520m xuống cao độ +490m, khu vực đầu khu tưới có cao độ từ + 471 dốc dần xuống cuối khu tưới có cao độ +445.
Địa hình khu vực có thể phân thành 2 dạng chính:
- Dạng địa hình bóc mòn xâm thực: Đó là địa hình núi thấp phân bố bao xung quanh hồ chứa và khu vực khu tưới, địa hình bị phân cắt do các hệ thống suối toả tia trong khu vực, mức độ phân cắt tương đối lớn tạo điều kiện cho quá trình bóc mòn x©m thùc xÈy ra.
- Địa hình tích tụ: Đó là các thành tạo Đệ tứ có nguồn gốc sông và sông lũ phân bố dọc theo suối.
22
Khu vực đo vẽ tuyến kênh có địa hình tương đối bằng phẳng, có đường, điện, xen lẫn ít ruộng, ao, nhà dân. Thực phủ rậm gồm cây dầu, cà phê, điều, mía, đậu, cây ăn quả. Giao thông là các đường đất, đường mòn, đường cấp phối đi thuận tiện.
2. Thổ nhưỡng
Nhóm đất đỏ vàng: Tổng diện tích 39.754 ha chiếm 39,01% tổng diện tích của
huyện, đây là loại đất quí của Việt Nam, có mặt hầu hết ở các xã trong huyện.
Nhóm đất phù sa: Diện tích 9513.8 ha, chiếm 9,3% diện tích nhóm đất phù sa, có độ dốc từ 0-30, độ dày tầng đa số lớn hơn 70cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.
Nhóm đất đen: Diện tích 7411ha, chiếm 7,2% DTTN, trong đó có 1891 ha
có độ dày tầng đất lớn hơn 100cm, độ dốc 0-80. Đất có độ phì nhiêu cao rất thích hợp cho các loại cây đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn.
Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 2912ha chiếm 2,8% DTTN, thành phần
cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.
Nhóm đất lầy và than bùn: Diện tích 181ha, phân bố tại xã Ea Kmut.
Nhóm đất dốc tụ thung lũng: Diện tích 1546ha, chiếm 1,5% DTTN. Đất này có tầng thịt dày, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nặng, độ phì từ khá đến tốt, nhưng chua. Địa hình thấp trũng khó thoát nước nên chỉ có khả năng trồng các loại cây hằng năm như lúa, hoa màu, lương thực.
Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 18ha.
2.1.3. Khí hậu – Thủy văn
1. Khí hậu
Tỉnh ẹắc Lắc nói chung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang hình thái cao nguyên, chịu ảnh hưởng mạnh nhất và chủ yếu là khí hậu Tây Trường Sơn với đặc điểm: nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều, ít nóng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa Tây Nam; Mùa đông mưa ít. Nhìn chung thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời kỳ này gió Tây
23
Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8, tháng 9;
lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời kỳ này gió Đông bắc thổi mạnh, độ ẩm giảm
độ bốc hơi lớn, thường xảy ra khô hạn nghiêm trọng.
Đối với khu vực nghiờn cứu, do nằm ở ranh giới giữa địa hình Tây và Đông Trường sơn nên điều kiện thời tiết và khí hậu có những đặc điểm riêng, chịu ảnh hưởng của khí hậu khu vực sườn Đông Trường Sơn (Nha Trang – Khánh Hoà). Diễn biến của điều kiện khí tượng thuỷ văn ở đây có sự khác biệt so với khu vực Buôn Mê Thuột. Đặc điểm nổi bật là mưa lớn hơn Buôn Mê Thuột; thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở khu hưởng lợi tương đối tương đồng với khu vực huyện lỵ Eakar và TP Buôn Mê Thuột nhưng trên phạm vi lưu vực mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn (thường bắt đầu vào tháng 7, 8 và kết thúc vào tháng 12) với mùa mưa ngắn hơn, mưa nhiều tập chung vào các tháng nửa cuối mùa mưa (tháng 10, 11); lượng bốc hơi cao nhất trong mùa khô xuất hiện cũng muộn hơn khu vực TP Buôn Mê Thuột.
2. Thuûy vaên a). Hệ thống nước mặt
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Eakar khá phong phú được cung cấp bởi các sông suối chính sau:
Ea Krông H’năng có tổng chiều dài 129 km, diện tích lưu vực 1.790 km2 trong đó có đoạn chảy qua huyện dài 77km và diện tích lưu vực 1.069 km2 (chiếm gần 60% tổng lưu vực), hướng dòng chảy chính từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam độ dốc lòng sông 7,45%, tổng lưu lượng dòng chảy 0.58 tỷ m3/năm lưu lượng bình quân (Q75%) = 20 m3/s. Ngoài ra còn một số các con suối phân bố đều trên địa bàn.
Nhìn chung hệ thống sông suối trên địa bàn huyện phân bố khá đều, tuy nhiên độ dốc lớn và chiều dài không cao nên lượng nước khi mưa tập chung về nhanh, đặc biệt là những ngày mưa lớn tình trạng ngập úng cục bộ đã xẩy ra ở một số khu vực thấp trũng ven sông, nhưng về mùa khô nhiều sông suối thường cạn kiệt.
b). Hệ thống nước ngầm
Theo tài liệu địa chất thuỷ văn của Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền trung, nước ngầm trên địa bàn chủ yếu vận động tàng trữ trong các thành tạo phun trào
24
basalt, độ sâu phân bố từ 15 -120m, trữ lượng ở phía Bắc, phong phú hơn ở phía Nam, chất lượng nước khá tốt, hiện đang được nhân dân khai thác phục vụ sinh hoạt và một phần phục vụ tưới tiêu.
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn có nhiều mỏ khoáng sản như đá, sét, được đánh giá là có trữ lượng khỏ đa dạng được cỏc đơn vị khai thỏc phucù vụ sản suất nụng nghiệp và xây dựng.